Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Biết và thực hiện được các tư thế tay vai, tay ngực kết hợp kiễng gót và nhún gối.
- Tích cực, tự giác trong tập luyện.
- Năng lực chung: Tự giác, tích cực và năng động trong tập luyện, biết sửa sai giúp đỡ bạn trong tập luyện.
- Năng lực thể chất: Biết và thực hiện được các tư thế tay kết hợp chân kiễng gót và nhún gối. Biết kết hợp động tác với nhịp nhạc.
- Sân bãi sạch sẽ, không ẩm ướt hay trơn trượt
- Máy phát nhạc
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Giúp HS khởi động cơ thể, tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước giúp HS làm quen với bài học. Cách tiến hành: - Giáo viên cho học sinh xếp thành hàng ngang để thực hiện động tác xoay các khớp (xoay cổ, xoay khuỷu tay, xoay vai, xoay cánh tay, xoay hông, xoay gối, xoay cổ tay - cổ chân) theo nhịp đếm. - Giáo viên cho học sinh xếp thành các hàng ngang, thực hiện động tác: ép dẻo dọc, éo dẻo ngang, gập duỗi gối. GV cho HS khởi động với nhạc. - GV tổ chức trò chơi: "Trời mưa, trời mưa" + Chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, không trơn trượt. + Cách chơi: Giáo viên tập hợp học sinh thành các hàng ngang và đứng đối diện để hô các khẩu lệnh. · Khi giáo viên hô “ Trời mưa, trời mưa!'', cả lớp sê dùng hai tay vòng lên trên đầu đề làm ô. Khi giáo viên hô "Mưa nhỏ!", cả lớp cùng hô "Tí tách, tí tách!" và vỗ nhẹ hai tay vào nhau. · Khi giáo viên hô"Trời chuyển mưa rào!" cả lớp cùng hô "Lộp độp, lộp độp!" và vỗ tay to hơn. Khi giáo viên hô "Sâm nổ!", cả lớp hô "Đì đoàng, đì đoàng!" và nắm bàn tay phải, giơ lên cao hai lán. Học sinh nào thực hiện không đúng theo khẩu lệnh sẽ bị loại. - GV nhận xét hoạt động trò chơi và dẫn vào bài học mới. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1:Các tư thế tay kết hợp chân kiễng gót (2 lần x 8 nhịp) Mục tiêu: HS biết thực hiện các tư thế tay kết hợp chân kiễng gót. Cách tiến hành: - GV làm mẫu, GV mời 8 – 10 HS lên hỗ trợ thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. - GV yêu cầu HS: Đứng hai tay ép sát thân. - GV hướng dẫn HS: + Nhịp 1: Kiễng gót chân trái, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa. + Nhịp 2: Hạ gót chân trái, kiễng gót chân phải, hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau. + Nhịp 3: Về tư thế như nhịp 1. + NhỊp 4: Về TTCB. + Nhịp 5, 6,7,8 thực hiện giống nhịp 1,2, 3,4. - GV cho HS thực hiện 2 – 3 lần để HS nắm vững toàn bộ động tác. Hoạt động 2: Các tư thế tay ngực kết hợp nhún gối (2 lần x 8 nhịp) Mục tiêu: HS biết cách thực hiện các tư thế tay ngực kết hợp nhún gối. Cách tiến hành: - GV làm mẫu, GV mời 8 – 10 HS lên hỗ trợ thực hiện mẫu cho cả lớp quan sát. - GV yêu cầu HS: Đứng hai tay khoanh vuông góc trước ngực, bàn tay nắm. - GV hướng dẫn HS thực hiện động tác: + Nhịp 1: Nhún hai gối, mở hai khuỷu tay sang hai bên. + Nhịp 2: Đứng thẳng, duỗi hai tay thẳng ra trước, đặt chống lên nhau, tay phải trên tay trái. + Nhịp 3 đến nhịp 8 lần lượt lặp lại động tác giống nhịp 1,2. - GV cho HS thực hiện 2 – 3 lần để HS nắm vững toàn bộ động tác. - GV lưu ý điều chỉnh động tác, quan sát và sửa tư thế thân mình cho HS. + Các tư thế tay vai kết hợp chân kiễng gót: Khi thực hiện động tác, chú ý hai tay đưa dang ngang phải ngang bằng vai. + Các tư thế tay ngực kết hợp nhún gối: Khi thực hiện động tác, chú ý hai tay co ngang ngực, giữ khuỷu tay ngang vai. - GV quan sát HS thực hiện động tác LUYỆN TẬP Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được ôn luyện lại những động tác đã được học, nắm . Cách tiến hành: Hoạt động 1: Luyện tập * Luyện tập đồng loạt: - Giáo viên cho học sinh đứng thành nhiều hàng ngang cách một sải tay và xen kẽ. - Giáo viên đếm nhịp cho cả lớp cùng tập: Giáo viên đếm chậm từng cử động của động tác cho học sinh tập theo. - Khi học sinh đã thực hiện thuần thục theo nhịp chậm, giáo viên sẽ đếm nhịp nhanh hơn theo tốc độ của kĩ thuật động tác. - Giáo viên cho cả lớp cùng đếm để thuộc nhịp động tác, sau đó giáo viên có thể gọi một học sinh lên thực hiện cho cả lớp xem và nhận xét, sửa sai. * Luyện tập theo nhóm: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ6 - 8 học sinh). - Các nhóm đứng thành vòng tròn hoặc hàng ngang, cùng đếm và tập luyện, giáo viên quan sát và sửa sai. - Giáo viên cho các nhóm thi đua với nhau, một nhóm thực hiện, các nhóm còn lại quan sát và nhận xét. * Luyện tập cá nhân - cặp đôi - Giáo viên cho học sinh nhóm thành cặp đôi với nhau để cùng tập luyện. Hai học sinh cùng tập hoặc có thể một học sinh đếm cho bạn còn lại tập và quan sát giúp bạn sửa sai. -Giáo viên cho mỗi học sinh tự tập động tác, giáo viên quan sát sửa sai. - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Ngồi chuyền bóng - GV hướng dẫn HS chuẩn bị: Sân bãi sạch sẽ, bằng phẳng, không trơn trượt. - GV nêu cách chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm ba học sinh. Trong đó, hai học sinh sẽ đứng đối diện, cầm tay nhau tạo thành một chiếc "tổ chim", học sinh còn lại đứng giữa tổ đóng vai làm "chim". Các nhóm đứng thành một vòng tròn. Ngoài ra, sẽ có hai học sinh đóng vai “chim mói" đang đi tìm tổ đứng ở giữa vòng tròn. Trước khi bắt đầu trò chơi, tất cả các "tổ chim"sẽ khép lại (học sinh nám tay nhau nhưng hạ xuống). Khi nghe tiếng còi, các "tổ chim" sẽ đóng loạt mở ra (học sinh giơ tay cao lên) đề "chim" đi ra tìm tổ mới. Những học sinh đóng vai làm "chim mới" cũng phải thật nhanh "bay đi" tìm tổ với những học sinh khác. Cuối cùng, chú "chim" nào không tìm được tổ sẽ tiếp tục đứng ra giữa vòng tròn để làm "chim mới". - GV lưu ý: Mỗi tổ chỉ được chứa một chú "chim" tổ nào chứa hơn là phạm luật. Những chú "chim" vào sau sẽ phải đi tìm tổ khác. - GV tuyên bố đội thắng cuộc. - GV nhận xét và đánh giá trò chơi. VẬN DỤNG Mục tiêu: HS có thể vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi. Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK: 1. Hình nào thể hiện đúng động tác kiễng gót châ trái, đồng thời hai tay đưa dang ngang? Đáp án: Câu 1 – hình 2 | - HS xếp hàng, khởi động - HS vừa chạy vừa vỗ tay - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe luật chơi - HS tham gia trò chơi nhiệt tình - HS chú ý lắng nghe. - HS xem GV làm mẫu - HS thực hiện - HS quan sát GV làm mẫu - HS thực hiện động tác - Cả lớp thực hiện lại nội dung học - Cả lớp thực hiện lại nội dung học - Trong quá trình tập luyện, học sinh có thể quan sát và sửa sai cho bạn cùng tập, giúp phát triển năng lực giao tiếp và tập cho học sinh biết giúp đỡ nhau trong quá trình học. - HS chia nhóm ra tập theo nhóm - HS khắc phục lỗi sai - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe luật chơi - HS tổ chức chơi trò chơi - HS lắng nghe - HS trả lời câu hỏi |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác