Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Soạn mới Giáo án KHTN 6 Chân trời Sáng tạo bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 10: KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nêu được thành phán của không khí.
  • Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích
  • của Oxygen trang không khí.
  • Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
  • Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ở nhiễm.
  • Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần và vai trò của không khí trong tự nhiên, ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí
  • Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ bài học.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được thành phần của không khí; Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên; Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm
  • Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Áp dụng được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khi.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
  • Cần thận, khách quan và trung thực trong thực hành
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: tranh ảnh trình chiếu, slide trình chiếu, nước màu, ống thủy tinh và chậu thủy tinh có gắn cây nến,....

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú, thu hút học sinh quan tâm tới bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu hình ảnh và đặt vấn đề theo gợi ý SGK: Không khí ở xung quanh chúng ta, em có biết không khí chứa chất gì không? Không khí cũng rất dễ bị ô nhiễm do tác động của thiên nhiên và con người. Bức ảnh bên đã phản ánh con người xả khí thải chưa qua xử lí thẳng ra môi trường gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường. Vậy tính chất và sự ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống? Biện pháp nào để bảo vệ môi trường không khí? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về không khí và những biện pháp bảo vệ môi trường không khí này.

 
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. THÀNH PHẦN KHÔNG KHÍ

Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần của không khí

  1. Mục tiêu: HS thảo luận tìm hiểu thành phần của không khí và xác định được không khí là hỗn hợp gồm oxygen, nitrogen, carbon dioxide, argon, hơi nước và một số chất khí khác.
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn cho HS phân tích các hình 10.1 và 10.2 trong SGK, gợi ý cho HS thảo luận các câu hởi trong SGK.

1. Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?

2. Quan sát biểu đồ hình 10.2, em hãy cho biết không khí là một chất hay hỗn hợp nhiều chất.

GV yêu cầu HS tìm hiểu mục chú ý trong SGK để phân biệt sự khác nhau giữa % độ ẩm và % thể tích hơi nước trong không khí qua việc.

3. Không khí có duy trì sự cháy và sự sống không? Vì sao?

4. Tỉ lệ thể tích khí oxygen và nitrogen trong không khí là bao nhiêu?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS Hoạt động cá nhân, quan sát hình ảnh

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS: Lắng nghe, ghi chú, phát biểu lại

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung

1. Thành phần không khí

a. Tìm hiểu thành phần không khí

Thành phần của không khí bao gồm là nitrogen (78%), oxygen (21%), carbon dioxide, argon, hơi nước và một số chất khí khác (1%)

? 1: Không khí có chứa hơi nước do nước bay hơi từ các ao, hổ, sông, suối, biển.

? 2: Không khí là hỗn hợp nhiều chất.

? 3: Không khí chứa oxygen nên duy trì sự cháy và sự sống.

? 4: Tỉ lệ thể tích oxygen: nitrogen trong không khí khoảng 1 : 4.

Hoạt động 2: Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

  1. a) Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm xác định thành phần phần trăm về thể tích khí oxygen trong không khí
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV trực tiếp làm hoặc hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo hình 10.3 và gợi ý HS thảo luận các nội dung trong SGK

5. Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thủy tinh vào ngon nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.

6. Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích

7. Từ kết quả thí nghiệm, xác định phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.

- GV có thể hướng dẫn HS tỉnh toán phần trăm thể tích bằng cách đánh dấu mực nước dâng, sau đó dùng thước đo chiếu dài ống và chiếu dài mực nước dâng. Tỉ lệ giữa chiếu dài mực nước và chiều dài ống thể hiện phần trăm thể tích oxygen trong không khí

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + GV gọi HS trả lời câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

* Thí nghiệm: Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

? 5: Sau khi úp ống thuỷ tinh vào, ngọn nến tiếp tục cháy, sau đó ngọn nến tắt do Oxygen trong ống thuỷ tỉnh đã bị đốt cháy hết.

? 6: Mực nước trong ống dâng lên. Ngọn nến cháy tiêu thụ hết oxygen trong ống làm áp suất trong ống giảm so với bên ngoài, nước dâng lên để cân bãng áp suất.

? 7: Oxygen chiếm khoảng 1/5 thể tích ống thuỷ tỉnh (thể tích không khi). Kết quả này gần đúng với kết quả trong biểu đồ 10.2.

  1. VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN

Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của không khí trong tự nhiên

  1. Mục tiêu: HS trình bày được vai trò của không khí trong tự nhiên.
  2. Nội dung: HS đọc, quan sát tranh và hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ GV được giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án KHTN 6 mới CTST bài Không khí và bảo vệ môi trường không khí, giáo án soạn mới KHTN 6 chân trời

Soạn mới giáo án KHTN 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay