Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 40: Lực ma sát

Soạn mới Giáo án KHTN 6 Chân trời Sáng tạo bài 40: Lực ma sát. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 40: LỰC MA SÁT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Nêu được khái niệm về lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
  • Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.
  • Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đấy chuyến động của lực ma sát.
  • Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí).
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về lực ma sát;
  • Giao tiếp và hợp tác: Tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; Báo cáo trình bày kết quả thảo luận rõ ràng
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm đề hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ; Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát; Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí);
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
  1. Phẩm chất
  • Khách quan, trung thực trong quan sát, thu thập thông tin;
  • Chăm chỉ trong học tập
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: trảnh minh họa, slide, máy chiếu, SGV,...

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Để di chuyển tủ gốc trên sàn, bạn A đã đẩy tủ gốc về phía trước, Tuy nhiên, việc đẩy tủ chuyển động như thế rất khó? Tại sao lại vậy? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về lực ma sát để trả lời cho câu hỏi đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. KHÁI NIỆM LỰC MA SÁT

Hoạt động 1: Tìm hiểu lực ma sát

  1. Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: HS quan sát hình ảnh 40.1 trong SGK.

HS thảo luận nội dung 1, 2, 3 trong SGK theo nhóm để rút ra được khái niệm về lực ma sát và nguyên nhân gây ra lực ma sát giữa các vật.

1. Lực cản trở khi tủ gỗ chuyển động trên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

2. Khi kéo khối gỏ trượt đều trong hai trường hợp hình 40.1 và 40.2, tại sao giá trị đo được của lực kế lại khác nhau?

3. Dựa vào kết quả thí nghiệm và hình 40.1, 40.2, em hãy giải thích về nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát.

Sau đó GV đưa ra câu hỏi củng cố:

* Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.

1. Khái niệm lực ma sát

a. Tìm hiểu lực ma sát

? 1: Khi đẩy tủ gỗ chuyển động trên sàn, lực cản trở chuyển động của tủ gỗ là lực tiếp xúc.

? 2: Ta thấy, lực cản trở chuyến động của khối gỗ xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa khối gỗ và mặt bàn. Mà tính chất của bề mặt tiếp xúc trong hai trường hợp là khác nhau, ở hình 40.1, mặt tiếp xúc của bàn là gồ ghế; ở hình 40.2, mặt bàn là nhẫn nên lực cản trở chuyền động của khối gỗ là khác nhau.

? 3: Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát là do sự tương tác giữa bề mặt của hai vật.

* Câu hỏi củng cố:

+ Khi đi dép trên mặt sàn, mặt đường thì có lực ma sát giữa để dép với mặt sàn.

+ Ma sát giữa trục quạt bàn với ổ trục là lực ma sát trượt.

  1. LỰC MA SÁT TRƯỢT

Hoạt động 2: Tìm hiểu lực ma sát trượt

  1. a) Mục tiêu: HS thực hiện thí nghiệm 1 trong SGK theo nhóm, tahor luận nội dung 4 trong SGK và rút ra được khái niệm lực ma sát trượt
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 40: Lực ma sát

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án KHTN 6 mới CTST bài Lực ma sát, giáo án soạn mới KHTN 6 chân trời

Soạn mới giáo án KHTN 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay