Ngày soạn:.../..../.....
Ngày dạy: :.../..../.....
BÀI 28: NẤM
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
- Quan sát và vẽ được một số đại diện nấm.
- Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt được nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm đặc.
- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do năm.
- Giải thích được một số khâu trong kĩ thuật trắng nấm.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi
- tìm hiểu về đa dạng nấm và vai trò của nấm; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của nấm men, nấm mốc, nấm rơm; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Xác định được sự tồn tại của cơ thể nấm đơn bào và cơ thể nấm đa bào trong tự nhiên
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được trong tự nhiên.
- Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được một số đại diện nấm trong tự nhiên thông qua hình ảnh, mẫu vật (nấm đảm, nấm túi, ....)
- Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được nấm đơn bào, nấm đa bào; Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trồng nấm rơm
- Phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên: tranh ảnh của một số đại diện nấm, slide bài giảng, máy chiếu, SGV,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
- Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tổ chức thực hiện:
- Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Trong tự nhiên, có nhiều loại nấm ăn được có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng có nhiều loại nấm độc, gây bệnh, làm hỏng thực phẩm. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?
- GV trình chiếu hình ảnh về một số loài nấm, hỏi HS cách phân biệt nấm ăn được là nấm độc. HS sẽ cảm thấy bối rối vì rất khó xác định được 2 loại nấm trên. Từ đó, GV định hướng: khi đi tìm hiểu ngoài thiên nhiên nếu gập bất kì loại nấm nào cũng không được đua về chế biến nếu không rõ loại nấm đó ăn được hay không.
- GV đặt vấn đề: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm những đặc điểm đặc trưng để phân biệt các loại nấm, trong đó có nấm ăn được và nấm độc.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM
- Mục tiêu: Thực hành quan sát một số loại nấm
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn cho HS quan sát nấm bằng mắt thường và bảng kính lúp, nhận biết cây nấm và nhận dạng được một số đại diện nấm phổ biến trong đời sống. GV yêu cầu HS làm bộ sưu tập ảnh về nấm và thảo luận các câu hỏi trong SGK. 1. Gọi tên một số nấm thường gặp trong đời sống. 2. Vẽ sợi nấm mốc và một số loại nấm lớn mà em quan sát được. GV yêu cầu: vẽ mô phỏng được sợi nấm mốc và phác hoạ được nấm rơm, nấm hương. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm quan sát tranh ảnh trả lời câu hỏi và vẽ mô phỏng lại theo những gì em quan sát - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Gv đánh giá kết quả hoạt động của HS | 1. Đặc điểm của nấm Một số nấm thường gặp trong đời sống: Nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm mộc nhĩ, nấm linh chỉ, ... * Quan sát một số loại nấm ( nấm lớn, nấm mốc) - HS tự vẽ mô phỏng được sợi nấm mốc và phác hoạ được nấm rơm, nấm hương. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự đa dạng của nấm
- a) Mục tiêu: HS tìm hiểu các loại nấm trong tự nhiên để thấy được sự đa dạng của nấm, từ đó phân biệt nấm đảm và nấm túi, nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm ăn được và nấm độc
- Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
- Tổ chức thực hiện:
-----------Còn tiếp --------