Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên ( 1 tiết)

Soạn mới Giáo án KHTN 6 Chân trời Sáng tạo bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên ( 1 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 32: THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN ( 1 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Quan sát hoặc chụp ảnh được một số động vật ngoài thiên nhiên
  • Thực hành kể tên, phân loại được một số động vật và phân chia chúng vào các theo các tiêu chí phân loại
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân tìm hiểu các nhóm động vật xung quanh nơi em sống
  • Giao tiếp và hợp tác: Gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung về mô tả đặc điểm các nhóm động vật, vẽ sơ đồ các nhóm động vật
  • Đánh giá kết quả đạt được của nhóm để nhận thấy động vật đa dạng xung quanh ta
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận
  • dạng đặc điểm các đại diện động vật và xây dựng tiêu chí phân loại nhóm; Viết báo cáo, trình bày và thảo luận về sơ đồ đa dạng các nhóm động vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết được những nhóm động vật có thể có tại địa điểm nghiên cứu;
  • Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát hoặc chụp ảnh được các loài động vật ngoài thiên nhiên;
  1. Phẩm chất
  • Khách quan, trung thực, có trách nhiệm trong buổi thực hành;
  • Kiên trì, tỉ mi, cẩn thận trong quá trình quan sát, thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng;
  • Ham học hỏi, khám phá sự đa dạng trong thế giới thực vật;
  • Có ý thức sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật trong vườn trường và khu dân cư, đặc biệt các loài động vật
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Chuẩn bị trước địa điểm vườn trường, khu dân cư, ven đồi, ven núi, công viên.
  • Chuẩn bị dụng cụ: máy ảnh
  • Tài liệu nhận dạng nhanh các loài động vật

2 . Đối với học sinh :giấy bút, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tìm hiểu về bài học
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:

Ở bài học trước chúng ta đã đi tìm hiểu về sự đa dạng của các loài động vật, tác hại của động vật trong đời sống. Nhưng trên hết tất cả những kiến thức của các em học đều qua tranh ảnh và sách vở. Tiết học ngày hôm nay được thầy cô sắp xếp ngoài trời nhằm mục đích để các em quan sát, ghi chép nghiên cứu thực tế về các loài sinh vật ngoài thiên nhiên

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Quan sát, chụp ảnh một số sinh vật ngoài thiên nhiên

  1. Mục tiêu: HS quan sát, ghi chép thông tin để nghiên cứu các sinh vật ngoài thiên nhiên
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV lựa chọn địa điểm thuận lợi, an toàn, phù hợp với điều kiện địa phương. GV tổ chức cho HS tham quan quan sát, nhận biết một số đại diện thuộc các nhóm động vật đã học. GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

Có thể giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm làm bộ sưu tập ảnh của một nhóm động vật khác nhau hoặc cùng một nhiệm vụ cho các nhóm thi đua với nhau về số lượng và chất lượng của bộ sưu tập. Sau đó, GV gợi ý và định hướng cho HS các nội dung dưới đây.

1. Lập bảng báo cáo kết quả thực hành phân loại hình ảnh về động vật đã quan sát và chụp lai.(PHT1)

2. Dựa vào đặc điểm các loài động vật trong bộ ảnh, xây dựng khó lương phân cho các nhóm động vật có xương sống

1a: Hô hấp bằng mang……….. Nhóm cá

1b. Không hô hấp bằng mang………..2

2a: Hô hấp bằng phổi, da……Nhóm lưỡng cư

2b: Chỉ hô hấp bằng phổi………………….3

3a: Có cánh…………………………..Nhóm chim

 3b: Không có cánh………………4

4a: Da khô, phủ vảy……………….Nhóm bò sát

4b: Da phủ lông mao……….Nhóm thú

Xây dựng sơ đồ khóa lưỡng phân theo gợi ý sau, thêm chú thích về đặc điểm cho mỗi nhóm ( có thể dán bộ sưu tập ảnh theo từng nhóm phân loại)

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm, quan sát. So sánh kết quả quan sát được với các hình ảnh trong sách hoặc tranh, ảnh GV đã cung cấp từ bài học trước

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định:

Đánh giá kĩ năng, thái độ của mỗi HS hoặc từng nhóm HS sau khi kết thúc bài thực hành.

2. Cách tiến hành

Bước 1: Quan sát hoặc chụp ảnh động vật tại địa điểm nghiên cứu.

Bước 2: Nhận dạng nhanh một số đại diện quen thuộc.

Bước 3: Xác định môi trường sống của động vật: trên cạn, đưới nước, nơi ẩm ướt, trên cây, ....

Bước 4: Mô tả đặc điểm đặc trưng của các loài động vật quan sát được.

Bước 5: Xây dựng khoá lưỡng phân để nhận điện chúng.

Phiếu học tập 1:

Nhóm động vật

Đặc điểm

Môi trường sống

Ruột khoang

Cơ thể đối xứng tỏa tròn. Phương thức sống dị dưỡng

Nước

Giun

Cơ thể hình trụ, có thể phân đốt. Sống tự do hoặc kí sinh

Nước, cạn trên cơ thể sinh vật khác

Thân mền

Đối xứng 2 bên, có vỏ xoắn hoặc hai mảnh vỏ bằng đá vôi

Nước, nơi ẩm

Chân khớp

Đối xứng 2 bên, có bộ xương ngoài bằng chitin. Hỗ hấp bằng ống khí, mang

Đa dạng các loài môi trường

Hình cá, bên ngoài phủ váy. Hô hấp bằng mang

Nước

Lưỡng cư

Hình cá, bên ngoài phủ vảy. Hô hấp bằng mang

Ẩm

Bò sát

Hình ếch nhái, da ẩm ướt, có 4 chân, 2 chân sau khỏe. Hô hấp bằng phổi, da

Cạn

Chim

Da khô, phủ lông vũ, có 2 chân, chân trước biến đổi thành cánh để bay

Đa dạng các loại môi trường

Thú

Da phủ lông mao, 4 chân khỏe, hô hấp bằng phổi

Đa dạng các loại môi trường

Xây dựng sơ đồ khóa lương phân theo gợi ý sau, theo chú thích về đặc điểm cho mỗi nhóm sau:

Chân khớp

 

Ruột khoang

 

Thú

 

Chim

 

Bò sát

 

Lưỡng cư

 

Bò sát

 

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thực hành

  1. a) Mục tiêu: HS thiết kế báo cáo thực hành dưới dạng Power-Point hoặc áp phích.
  2. b) Nội dung: HS hoàn thành báo cáo
  3. c) Sản phẩm: Báo cáo kết quả gồm:
  • Giới thiệu bộ sưu tập ảnh về động vật ngoài thiên nhiên
  • Sơ đồ khoá lưỡng phản (GV gợi ý HS có thể giới thiệu bộ sưu tập ảnh theo khoá lưỡng phân đã xây dựng bằng cách đán các đại diện vào đúng vị trí phân loại trong khoá lưỡng phân).
  1. Tổ chức thực hiện:

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án KHTN 6 CTST bài 32: Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên ( 1 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án KHTN 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án KHTN 6 mới CTST bài Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên ( 1 tiết), giáo án soạn mới KHTN 6 chân trời

Soạn mới giáo án KHTN 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay