Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 10: Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở LÀNG QUÊ VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy, cô.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng được các nguồn tư liệu lịch sử và địa lí để thảo luận về một lễ hội ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm.
  • Tôn trọng những nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát và miêu tả hình 1, 2 SHS tr.41 (về số lượng và kiến trúc nhà ở, không gian,…) và nêu nhiệm vụ: Sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn ở Hà Nội.

 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Đô thị Hà Nội có nhiều nhà cao tầng san sát nhau, có ít cây cối; còn nông thôn Hà Nội thì nhà thưa thớt, có ruộng đồng, có nhiều cây to che bóng mát như cây đa, cây dừa,...

+ Hình 2 chính là quang cảnh thường thấy ở các làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra, ở làng quê nơi đây còn có cổng làng, đình làng, giếng nước,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10  Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đặc điểm đời sống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cáctiến hành

    
    


- GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 3, 4, 5, 6 và nêu câu hỏi: Kể tên và mô tả các cảnh vật thường có ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

+ Cổng làng được xây dựng như là biểu tượng cho lịch sử và văn hóa đặc trưng của mỗi làng. Tên làng và những câu đối trang trí ở cổng thể hiện nguồn gốc lịch sử, nếp sống văn hóa của người dân trong làng.

+ Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối hoặc giữa làng hay ở bên cạnh các công trình mang tính tâm linh như đình, đền, chùa. Nó tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, biểu tượng cho lịch sử và niềm tự hào của dân làng.

+ Đình làng được xem là một trong các biểu tượng đặc trưng nhất cho nét văn hoá làng quê của người dân nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi làng đều có một ngôi đình thờ Thành hoàng, là người có công với làng, với nước. Đồng thời, đình làng cũng là nơi hội họp, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của người dân trong làng.

+ Bên cạnh đình, chùa, miếu, trong quần thể không gian kiến trúc của làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, giếng nước hoặc bến nước cũng được xem là chốn tâm linh. Vào ngày cuối tuần hay dịp lễ hội, dân làng thường đến đây đặt lễ cầu may và lấy nước buổi sớm ở giếng đem về thờ cúng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các lễ hội tiêu biểu ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được các lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình 7, 8 và nêu nhiệm vụ: Trình bày về các thông tin của lễ hội chùa Hương và hội Lim

+ Thời gian tổ chức

+ Ý nghĩa

 
  


+ Hoạt động chính

 

- GV gợi ý cho HS kẻ bảng để trả lời câu hỏi.

GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin và quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Làng quê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ thưởng có cổng làng, cây đa, lũy tre, giếng nước, đình làng,..

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thông tin và quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

-------------- Còn tiếp --------------

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 10: Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới chân trời bài Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 chân trời

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay