Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
+ Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.
+ Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 và cho biết đâu là nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt đáp án: + Hình 1. Cồng chiêng – nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. + Hình 2. Đàn Piano – nhạc cụ phương Tây. + Hình 3. Đàn đá - nhạc cụ truyền thống của đồng bào Tây Nguyên. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 22 – Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng, vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 4, 5 và yêu cầu HS xác định: + Chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là những dân tộc nào? + Vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Không gian văn hóa Cồng chiêng trải dài ở 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của không gian văn hóa này là các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ,... + Cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Tây Nguyên. Cồng chiêng thường được dùng trong các buổi lễ quan trọng như: lễ Thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ Cúng sức khỏe cho voi, lễ Mừng lúa mới,...Cồng chiêng là phương tiện để kết nối cộng đồng và thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. - GV trình chiếu tranh và giới thiệu thêm: Hình ảnh: Không gian văn hóa Cồng chiêng Hình ảnh: Lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh Hình ảnh: Lễ cúng sức khỏe cho voi - GV cho HS xem video về Không gian văn hóa Cồng chiêng: (0:15 đến 1:30) https://www.youtube.com/watch?v=LpkP8vB_BMg - GV cho HS xem video về lễ hội mừng lúa mới: https://www.youtube.com/watch?v=lxc_IGeUhkU&t=4s - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về cồng chiêng và cách phân biệt các loại cồng chiêng. - GV cho lớp thành các nhóm 3 – 5 HS yêu cầu quan sát tranh ảnh và miêu tả hình dáng của cồng chiêng, các loại cồng chiêng khác nhau: - GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu thêm: + Cồng chiêng là nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. + Cồng có núm ở giữa còn chiêng thì không có núm. Đường kính của mỗi chiếc cồng chiêng thường từ 20 120cm. có thể sử dụng đơn lẻ cồng chiêng hoặc theo dàn, bộ từ 2 – 20 chiếc.
|
- HS thực hiện yêu cầu.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS xem video.
- HS thực hiện.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS quan sát, thực hiện.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác