Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 27: Địa đạo Củ Chi

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài Địa đạo Củ Chi. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.
  • Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi, có sử dụng tranh ảnh, tài liệu lịch sử.
  • Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử về Địa đạo Củ Chi, chống đế quốc Mỹ ở Địa đạo Củ Chi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí : mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: thông qua quan sát tranh ảnh và tài liệu, kể lại được câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:

+ Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên lược đồ.

+ Sưu tầm và kể lại được các câu chuyện lịch sử về chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi.

  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm.
  • Yêu nước: kính trọng và biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về địa đạo Củ Chi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh và nêu những cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi.

- GV gợi ý cho HS mô tả một số nét chính về di sản này thông qua quan sát hình ảnh.

- GV mời 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ trải nghiệm trước lớp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 27 – Địa đạo Củ Chi.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí Địa đạo Củ Chi.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 lược đồ hành chính huyện Củ Chi trong SGK, thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định vị trí địa lí của huyện Củ Chi và các xã có địa đạo.

+ Xác định thêm huyện Củ Chi giáp huyện nào của Thành phố Hồ Chí Minh và những tỉnh nào.

+ Xác định vị trí hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An

+ Xác định vị trí Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Bến Đình thuộc xã Nhuận Đức

- GV mời một số đại diện các nhóm HS xác định trên bản đồ.

- GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời và cách chỉ bản đồ lược đồ của HS:

+ Địa đạo Củ Chi được đào từ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

+ Hệ thống địa đạo được đào sớm nhất tại xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An.

+ Trải qua thời gian, địa đạo được mở rộng đến các xã phía bắc huyện Củ Chi.

+ Ngày nay, di tích địa đạo được bảo tồn ở khu vực Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Bến Đình thuộc xã Nhuận Đức.

+ Hai xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An - nơi hệ thống địa đạo được đào sớm nhất và sau đó là các xã phía bắc huyện Củ Chi.

+ Bến Dược thuộc xã Phú Mỹ Hưng và Bến Đình thuộc xã Nhuận Đức - nơi di tích địa đạo được bảo tồn.

+ Năm 2015, Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ

- Nắm được các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem hình ảnh 6, 7, 8, 9 để nêu những công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi và mô tả về công trình.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem tranh ảnh

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 27: Địa đạo Củ Chi

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới chân trời bài Địa đạo Củ Chi, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 chân trời

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay