Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 17: CỐ ĐÔ HUẾ
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video về Cố đô Huế https://www.youtube.com/watch?v=K1ie-Vgss-Q&t=45s - GV yêu cầu HS chia sẻ những điều mà mình biết về Cố đô Huế - GV gợi ý cho HS kể tên một số danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử, lễ hội, đặc trưng văn hóa,...ở Cố đô Huế. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV trình chiếu cho HS một số hình ảnh giới thiệu về địa điểm nổi tiếng ở Cố đô Huế. Sông Hương núi Ngự Kinh thành Huế Chùa Thiên Mụ - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 17– Cố đô Huế. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí của Cố đô Huế trên lược đồ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí của Cố đô Huế. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 1 và yêu cầu HS xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế: + Con sông chảy qua Cố đô Huế là con sông gì? + Đọc tên các công trình kiến trúc cổ được thể hiện trên lược đồ. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chôt đáp án: + Con sông chảy qua Cố đô Huế là con sông Hương. + Các công trình kiến trúc cổ được thể hiện trên lược đồ là Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Tự Đức, lăng Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Gia Long. - GV giới thiệu thêm: + Cổ đô là thủ đô hay kinh đô cũ. Cổ đô Huế là kinh đô của nhà Nguyễn, được xây dựng từ đầu thế kỉ XIX đến nửa đầu thế kỉ XX và được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1993. + Phía tây Cố đô Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông hướng ra biển. + Quần thể di tích Cố đô Huế có hơn 29 điểm di tích ở bờ bắc sông Hương và thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vẻ đẹp của Cố đô Huế a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của Cố đô Huế. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5 và đọc thông tin. - GV yêu cầu HS hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế qua các danh lam thắng cảnh và một số công trình tiêu biểu. - GV chia lớp thành các nhóm thực hiện nhiệm vụ” + Nhóm 1: Sông Hương, núi Ngự + Nhóm 2: Kinh thành Huế + Nhóm 3: Chùa Thiên Mụ + Nhóm 4: Các lăng của vua Nguyễn - GV cho HS xem video https://www.youtube.com/watch?v=H9jnHww5fEs - GV mời đại diện HS các nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và nêu ý kiến. - GV để HS tự rút ra nhận định về vẻ đẹp Cố đô. - GV giới thiệu thêm cho HS + Sông Hương – Núi Ngự: Trải dài 30 km, chảy giữa thành phố Huế, dọc theo hai bờ sông Hương, con người đã xây dựng kinh đô, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm,... Do có mực nước không cao quá so với mực nước biển nên sông Hương chảy rất chậm, mà cảm giác cất lên thành lời thơ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy", do đó khi đứng từ vị trí của núi Ngự Bình có thể ngắm được vẻ đẹp mê lòng người của dòng sông Hương xanh biếc và toàn cảnh yên bình, thơ mộng của Huế. + Kinh thành Huế: Kinh thành Huế là một công trình đồ sộ, quy mô với kiến trúc đặc sắc. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa những kiến trúc truyền thống Việt Nam, kiến trúc Trung Hoa cùng kiến trúc quân sự phương Tây. Bên trong các vòng thành là Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Hoàng thành được chia ra thành nhiều khu vực nhỏ với những chức năng khác nhau để vua và các triều thần điều hành việc nước. Quanh mỗi khu vực đều có xảy tường gạch cao quá đầu người để ngăn cách. Tử Cấm Thành là chốn cung cấm dành riêng cho vua và gia đình. Tại đây có đến hàng chục cung điện huy hoàng, tráng lệ và lầu son, gác tía phục vụ cho hoàng gia. + Chùa Thiên Mụ Gắn với tên gọi Thiên Mụ, là câu chuyện dân gian khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào cai quân xứ Đàng Trong. Trong một lần rong đuối vó ngựa ngược dòng sông Hương, ông thấy ngọn đồi nhỏ bên dòng sông Hương rất đẹp. Thế đất giống như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại. Tìm hiểu dân tình. Chúa được người dân kể lại rằng, hằng đêm có một bà già mặc quần đô, áo lục, xuất hiện trên đỉnh đồi và nói: “Rồi sẽ có vị chân chúa tới, xây dựng ngôi chùa làm yên bờ cõi nước Nam. Tự nhận mình là vị chân chúa ấy. Chúa đã cho xây dựng ngôi chùa và đặt tên là Thiên Mụ (người đàn bà trời) nhằm tỏ lòng biết ơn người đàn bà. + Các lăng vua Nguyễn · Lăng vua Gia Long - Vẻ đẹp non nước hữu tình. Đây là khu lăng mộ có quy mô hoành tráng nhất của triều Nguyễn. Toàn bộ khu vực lăng rộng hơn 28km2, tạo thành một cảnh quan hùng vĩ, chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bò Tả Trạch sông Hương. · Lăng vua Minh Mạng – sự kết hợp hài hòa của cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc. Lăng vua Minh Mạng nằm ở vị trí thuận lợi, có núi, sông hồ vô cùng thoáng đãng. Theo thống kế, khu đồi có đến 40 công trình lớn nhỏ. Công trình có kiến trúc uy nghi, chuẩn mực và là điểm đến thu hút đông đảo du khách ghé thăm, chiêm ngưỡng.
· Lăng vua Tự Đức – công trình lăng tẩm đẹp nhất thế kỷ XIX. · Lăng vua Khải Định như một tòa lâu đài. Vật liệu xây dựng lên Ứng Lăng là sắt, thép, xi măng, ngói đến từ Pháp ngoài ra đồ thủy tinh, sứ nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản.
|
- HS chia sẻ.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát và đọc thông tin.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS đọc thông tin.
- HS trả lời:
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS kể lại câu chuyện.
- HS quan sát.
- HS quan sát. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác