Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 21: Một số nét văn hóa lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài Một số nét văn hóa lịch sử của đồng bào Tây Nguyên. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÀ LỊCH SỬ CỦA ĐỒNG BÀO TÂY NGUYÊN

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét chính về văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Nêu được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên, có sử dụng một số tư liệu tranh ảnh, câu chuyện lịch sử về anh hùng Núp, anh hùng N’Trang Lơng,...
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công.
  • Giao tiếp hợp tác: cùng nhau hoàn thành được nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy, cô.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: mô tả được một số nét chính về văn hoá các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: từ nguồn tư liệu, tranh ảnh, trình bày được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: sử dụng tư liệu, tranh ảnh, nhận xét được truyền thống yêu nước của đồng bào Tây Nguyên.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu tranh ảnh về một số trang phục đặc trưng của các vùng miền và đặt câu hỏi: Em hãy cho biết bạn học sinh nào đang mặc trang phục của đồng bào Tây Nguyên?

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình a: Áo dài – trang phục truyền thống của Việt Nam.

+ Hình b: Áo Bà ba cùng khăn rằn – trang phục hàng ngày của người dân phương Nam.

+ Hình c: Váy thổ cẩm – trang phục truyền thống của người dân Tây Nguyên.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 21 – Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số nét văn hóa các dân tộc ở vùng Tây Nguyên

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhà Rông

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về nhà Rông.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1, 2 SGK tr.85 và mô tả nhà Rông ở Tây Nguyên.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, trao đổi theo các ý sau:

+ Nhà Rông thường được xây dựng ở những vị trí như thế nào?

+ Vai trò chính của nhà Rông là gì?

+ Vật liệu để xây dựng nhà Rông là gì?

+ Gía trị tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên là gì?

- GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

+ Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm, cao ráo, có mặt bằng rộng, thuận lợi cho sinh hoạt cộng đồng.

+ Nhà Rông có vai trò chính là nơi hội họp, tiếp khách,..

+ Khi làm nhà Rông, người dân chủ yếu sử dụng các vật liệu như gỗ, mây, tre, nứa, lá.

+ Nhà Rông càng to đẹp chứng tỏ buôn làng càng giàu có, thịnh vượng. Nhà Rông cũng là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên.

- GV cho HS xem video về nhà Rông để có cái nhìn trực quan:

https://www.youtube.com/watch?v=oXm-xDRUl8&t=78s

- GV cho HS xem thêm các hình ảnh về nhà Rông:

 

- GV giới thiệu cho HS thêm nhà dài Ê-đê:

+ Nhà dài truyền thống của người Ê Đê là một phức hợp không gian kiến trúc độc đáo.

+ Thể hiện nét đặc trưng trong đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng-tâm linh.

+ Một công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng.

+ Nhà dài là nơi chung sống của đại gia đình theo chế độ mẫu hệ.

- GV cho HS xem video về nhà dài:

https://www.youtube.com/watch?v=UM6lQyr_68U&t=95s

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về trang phục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về trang phục truyền thống

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 3, 4 và giới thiệu thêm cho HS thông tin có biết SGK tr.86.

- GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời các ý sau:

+ Người dân Tây Nguyên thường mặc trang phục bằng chất liệu gì?

+ Màu sắc chủ đạo trong trang phục là những màu nào?

- GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

+ Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc ở vùng Tây Nguyên được may bằng chất liệu thổ cẩm – loại vải dệt chủ đạo là màu đỏ đen.

+ Nam thường đóng khố, nữ thường mặc áo kết hợp với trang sức như vòng cổ hay vòng tay.

- GV chiếu đoạn phim ngắn giới thiệu về hoạt động dệt thổ cẩm của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=4Z-S75WtBEc

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về trang phục

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nét về lễ hội

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu hình 5, 6 và giới thiệu thêm cho HS thông tin có biết SGK tr.86, 87.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về một số nét chính về lễ hội Đua voi và lễ Mừng lúa mới ở Tây Nguyên theo các ý sau:

+ Tên lễ hội.

+ Thời gian.

+ Tổ chức.

+ Hoạt động chính.

+ Ý nghĩa của lễ hội trong đời sống của người dân đồng bào Tây Nguyên.

- GV mời 1 – 2 đại diện trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại kiến thức:

Tên lễ hội

Thời gian tổ chức

Hoạt động chính

Ý nghĩa

Lễ hội Đua voi

Tổ chức 2 năm một lần, vào tháng 3 âm lịch.

- Phần lễ thường sẽ có lễ Cúng bến nước, lễ Cúng sức khỏe cho voi,...

Lễ hội Đua voi phản ánh những nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc Tây Nguyên.

Lễ Mừng lúa mới

Vào khoảng tháng 11, 12 dương lịch

Phần lễ chung được tổ chức để cúng thần lúa. Bà con trong thôn bản cùng nhau ăn uống, nhảy múa theo tiếng cồng chiêng vang vọng.

Thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và gia đình sung túc, cuộc sống ấm no ở các buôn làng.

- GV cho HS xem video về lễ hội Đua voi:

https://www.youtube.com/watch?v=1HsRSYttMMg

- GV cho HS xem video về lễ Mừng lúa mới:

https://www.youtube.com/watch?v=lxc_IGeUhkU&t=6s

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được tên các anh hùng tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên.

- Nắm được truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.  

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình 7, 8 và cho biết:

+ Tên các anh hùng tiêu biểu của vùng đất Tây Nguyên.

+ Khái quát sơ lược tiểu sử của các anh hùng đó.

+ Cho biết những hoạt động nào của anh hùng N’Trang Lơng, anh hùng Núp thể hiện tinh thần yêu nước của đồng bào Tây Nguyên.

- GV gợi ý cho HS thảo luận nhóm và kẻ bảng để trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức

- GV cho HS xem video về anh hùng Núp:

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu tên.

 

- HS quan sát và trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình và lắng nghe

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, thực hiện yêu cầu.

- HS trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 21: Một số nét văn hóa lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới chân trời bài Một số nét văn hóa lịch sử của đồng bào Tây Nguyên, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 chân trời

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay