Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đồ; thời gian; địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay.
  • Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính trong Quần thể di tích Đền Hùng.
  • Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hóa dân gian, trình bày được những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  • Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương.
  • Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ tự học: có ý thức tổng kết và trình bày được những nét sơ lược về giỗ Tổ Hùng Vương sau khi học.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học Lịch sử và Địa lí: Kể lại được một số truyền thuyết có liên quan đến Hùng Vương.
  • Tìm hiểu lịch sử và địa lí: Đọc sơ đồ khu di tích, xác định được một số công trình kiến trúc chính trong Quần thể di tích Đền Hùng; Sử dụng tư liệu lịch sử và văn hóa dân gian, trình bày được những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định được vị trí của khu di tích Đền Hùng trên bản đồ hoặc lược đồ, thời gian, địa điểm tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay; Thể hiện được niềm tự hào về truyền thống dân tộc qua lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: kính trọng, biết ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Lịch sử Địa lí 4.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát câu ca dao SHS tr.27 và trả lời câu hỏi:

+ Những câu ca dao nói về lễ hội nào của nước ta?

+ Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lễ hội này.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh, video về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

 
 
 
 

https://youtu.be/rYIW17Wax5s

(1:22 – 3:33)

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Câu ca dao trên nói về lễ hội đền Hùng.

+ Chia sẻ hiểu biết về Lễ hội đền Hùng:

          ·          Lễ hội Đền Hùng diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

          ·          Đây là lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

          ·          Lễ hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 7 – Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khu di tích Đền Hùng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được sơ đồ khu di tích Đền Hùng.

- Xác định được một số công trình kiến trúc chính trong Quần thể di tích Đền Hùng.

b. Các tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ:

+ Quan sát hình 1 SHS tr.28, xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng.

 

- GV lưu ý HS về kí hiệu khu di tích: ngoài phạm vi trong thành phố Việt Trì, còn có phần nhỏ kí hiệu ở phía nam huyện Phù Ninh và phía đông bắc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

+ Quan sát hình 2 SHS tr.29, xác định một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng.

 

- GV lưu ý HS quan sát hình theo trình tự từ cổng vào khu di tích đến các đền.

- GV hướng dẫn HS thảo luận:

+ Kể tên các công trình.

+ Nêu theo trình tự các công trình.

- GV mời đại diện 1 -2 cặp HS trình bày kết quả thảo luận. Các cặp HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vị trí: Phần lớn khu di tích Đền hùng nằm ở thành phố Việt Trì và phần còn lại thuộc hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

+ Một số công trình kiến trúc chính:

          ·          Đền Quốc Mẫu Âu Cơ.

          ·          Đền Thượng.

          ·          Lăng Hùng Vương.

          ·          Đền thờ Lạc Long Quân.

          ·          Đền Hạ.

          ·          Đền Giếng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lễ giỗ Tổ Hùng Vương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình 3, 4 kết hợp đọc thông tin mục 1 SHS tr.30 và trả lời câu hỏi:

+ Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào và ở đâu.

+ Lễ được tổ chức như thế nào.

 

 

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Thời gian: mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Địa điểm: khu di tích Đền Hùng.

+ Hoạt động trong lễ hội:

          ·          Phần lễ: lễ rước kiệu, lễ dâng hương.

          ·          Phần hội: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể theo,...

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình 5 kết hợp đọc mục Em có biết SHS tr.30 và trả lời câu hỏi:

+ Cảm nhận của em về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

- GV hướng dẫn HS trả lời:

+ Ý nghĩa của lễ hội.

+ Cảm nhận của em về lễ hội.

+ ...

- GV cung cấp thông tin: Hằng năm, ngoài lễ giỗ Tổ tại khu di tích Đền Hùng ở Phú Thọ, nhiều địa phương khác như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau,... đều tổ chức lễ giỗ Tổ tại địa phương.

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

------------ Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 CTST mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới chân trời bài Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 chân trời

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay