Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 13: Cảm ứng ở động vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Cảm ứng ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13. CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dựa vào hình ảnh (sơ đồ), phân biệt được các dạng hệ thần kinh. Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình ảnh (sơ đồ), nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh, mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ. Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ.
  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của thụ thể, đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ. Nêu được vai trò của cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt).
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện.
  • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau và đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh trong phòng chống cai nghiện và cai nghiện chất kích thích.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về cảm ứng ở động vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về cảm ứng ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Dựa vào hình ảnh (sơ đồ), phân biệt được các dạng hệ thần kinh. Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  • Dựa vào hình ảnh (sơ đồ), nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh, mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  • Nêu được khái niệm phản xạ. Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ.
  • Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của thụ thể, đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ. Nêu được vai trò của cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
  • Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt).
  • Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện.
  • Năng lực thực hành sinh học:
    • Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh. Lấy được ví dụ minh họa.
    • Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế hoạt động của thuốc giảm đau và đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh trong phòng chống cai nghiện và cai nghiện chất kích thích.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV đưa ra câu hỏi: “Quan sát hình 13.1, cho biết khi tay chạm vào gai trên cây xương rồng thì phản ứng của tay sẽ như thế nào?"

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

- GV hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các học sinh xung phong phát biểu trả lời: Tay đau và rụt lại.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV ghi nhận câu trả lời của HS.

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Hành động rụt tay lại khi chạm vào cây xương rồng được gọi là gì? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 13. Cảm ứng ở động vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức cảm ứng ở động vật.

  1. a) Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh (sơ đồ) phân biệt được các dạng hệ thần kinh. Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, đọc SGK, quan sát hình 13.2 - 13.4 tr.85 - 86 SGK, thực hiện nhiệm vụ theo trạm:

- Trạm 1. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.

- Trạm 2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới: HS quan sát video, hình 13.2 và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Trạm 3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: HS quan sát video, hình 13.3 và thảo luận trả lời câu hỏi.

- Trạm 4. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống: HS dựa vào kiến thức đã học ở THCS về hệ thần kinh, thảo luận trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: Các hình thức cảm ứng ở động vật.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 5 HS thực hiện nhiệm vụ:

+ Trạm 1. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh: HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:

Động vật nào chưa có tổ chức thần kinh? Sự cảm ứng ở nhóm động vật này diễn ra như thế nào?

+ Trạm 2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới: HS quan sát video về cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới: https://www.youtube.com/shorts/KCP5EQN7g5o, hình 13.2 và thảo luận trả lời câu hỏi 1 tr.85 - SGK:

Quan sát hình 13.2 và nêu đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng lưới. Sứa phản ứng như thế nào khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể?

+ Trạm 3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: HS quan sát video về cảm ứng ở giun đốt: https://www.youtube.com/watch?v=x-vUr0jFMOY, hình 13.3 và thảo luận trả lời câu hỏi 2, 3 tr.86:

2. Quan sát hình 13.3 và nêu đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

3. Giun đốt có phản ứng như thế nào khi bị kích vào một điểm trên cơ thể?

+ Trạm 4. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống: HS dựa vào kiến thức đã học ở THCS về hệ thần kinh, thảo luận trả lời câu hỏi:

Quán sát hình 13.4 và nêu cấu trúc hệ thần kinh người, từ đó rút ra đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống và đặc điểm cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống.

- Sau khi hình thành kiến thức về các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Luyện tập 1 tr.87 - SGK:

Những khẳng định nào dưới đây là đúng khi so sánh đặc điểm cảm ứng của các dạng hệ thần kinh?

A. Tốc độ cảm ứng nhanh nhất ở hệ thần kinh dạng lưới.

B. Độ chính xác của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

C. Độ phức tạp của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng ống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 13.2 - 13.4 và các video, thảo luận thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập 1 tr.87 - SGK:

A. Sai. Tốc độ cảm ứng nhanh nhất ở hệ thần kinh dạng ống.

B. Sai. Độ chính xác của cảm ứng lớn nhất ở hệ thần kinh dạng ống.

C. Đúng.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

I. Các hình thức cảm ứng ở động vật

- Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh: sự chuyển động của cả cơ thể đến kích thích có lợi hoặc tránh xa kích thích có hại.

Ví dụ: trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxygen…

- Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh:

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

- Đại diện: ngành Ruột khoang.

- Cấu tạo hệ thần kinh: các neuron liên kết với nhau như mạng lưới.

- Hoạt động cảm ứng: Khi bị kích thích vào một điểm trên cơ thể

→ toàn bộ cơ thể phản ứng co lại.

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

- Đại diện: ngành Giun dẹp, Giun tròn, Giun đốt, Chân Khớp.

- Cấu tạo hệ thần kinh:

+ Gồm các hạch (tập hợp các neuron) nối với nhau tạo thành chuỗi nằm dọc cơ thể.

+ Phần đầu: các hạch có kích thước lớn tạo thành não.

- Hoạt động cảm ứng:

+ Mỗi hạch thần kinh là trung tâm điều khiển hoạt động một vùng xác định.

+ Khi bị kích thích, cơ thể trả lời cục bộ (một phần cơ thể).

3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

- Đại diện: ngành động vật có xương sống.

- Cấu tạo hệ thần kinh:

+ Thần kinh trung ương: não và tủy sống.

+ Thần kinh ngoại biên: các dây thần kinh giúp liên hệ giữa thần kinh trung ương với cơ quan thụ cảm (dây thần kinh cảm giác) và với cơ quan trả lời (dây thần kinh vận động).

Ví dụ: Tay người dùng để cầm, nắm…; Chân người dùng để đi, đứng…; Miệng dùng để ăn, nói…

→ Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống phức tạp, đa dạng, chính xác hơn các nhóm động vật khác.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của neuron

  1. a) Mục tiêu: Dựa vào hình ảnh (sơ đồ) nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh, mô tả được cấu tạo của synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm đọc SGK, quan sát hình 13.5 và video, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  3. c) Sản phẩm: Cấu tạo và chức năng của neuron.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 5 HS, yêu cầu đọc SGK, quan sát hình 13.5, video về quá trình truyền tin qua synapse: https://www.youtube.com/watch?v=VvVUHWToosM, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 13.5 và video, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời.

- Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

II. Cơ chế cảm ứng của động vật

1. Cấu tạo và chức năng của neuron

- Cấu tạo của một neuron gồm: thân, sợi nhánh và sợi trục.

- Chức năng của neuron là hình thành xung thần kinh, dẫn truyền xung thần kinh, phối hợp xử lí và lưu trữ thông tin.

- Synapse là điểm nối giữa các neuron hoặc giữa neuron với tế bào khác.

- Cấu tạo của synapse hóa học gồm: chùy synapse, khe synapse và màng sau synapse.

- Quá trình truyền tin qua synapse hóa học gồm:

+ Giai đoạn 1: Hình thành xung thần kinh ở màng sau synapse.

+ Giai đoạn 2: Tái tạo lại chất truyền tin hóa học.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Neuron và synapse

Dựa vào mục II.1, hình 13.5 trang 87 SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu cấu tạo một neuron điển hình.

.................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 2. Chức năng của neuron là gì?

.................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 3. Synapse là gì? Có những loại synapse nào?

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 4. Nêu cấu trúc của synapse hóa học.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 5. Quan sát hình 13.5, mô tả quá trình truyền tin qua synapse hóa học.

.................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Neuron và synapse

Dựa vào mục II.1, hình 13.5 trang 87 SGK và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Nêu cấu tạo một neuron điển hình.

- Một neuron điển hình có cấu tạo gồm các phần: phần thân chứa nhân và các bào quan, các sợi nhánh là tua ngắn bao quanh thân và sợi trục dài.

Câu 2. Chức năng của neuron là gì?

- Neuron có các vai trò chính là : hình thành xung thần kinh dẫn truyền xung thần kinh , phối hợp xử lí và lưu trữ thông tin.

Câu 3. Synapse là gì? Có những loại synapse nào?

- Synapse là cấu trúc liên kết giữa neuron với tế bào khác (có thể là neuron hoặc tế bào cơ, tế bào tuyến).

- Có hai loại synapse: synapse điện và synapse hóa học.

Câu 4. Nêu cấu trúc của synapse hóa học.

- Một synapse hóa học bao gồm:

+ Chùy synapse - là phần tận cùng của sợi trục neuron trước, có các bóng chứa chất truyền tin hóa học.

+ Khe synapse.

+ Màng sau synapse - là màng của tế bào tiếp giáp, có các thụ thể tương ứng với chất truyền tin hóa học.

Câu 5. Quan sát hình 13.5, mô tả quá trình truyền tin qua synapse hóa học.

- Giai đoạn 1: Hình thành xung thần kinh ở màng sau synapse. Gồm các bước:

+ Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca2+đi từ ngoài vào trong thùy synapse.

+ Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hóa học vào khe synapse.

+ Chất truyền tin hóa học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse.

+ Xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse.

- Giai đoạn 2: Tái tạo lại chất truyền tin hóa học. Gồm các bước:

+ Enzyme phân giải chất truyền tin hóa học thành các tiểu phần.

+ Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse, là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hóa học chứa trong các bóng.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ chế phản xạ

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phản xạ. Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ.

- Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của thụ thể, đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ. Nêu được vai trò của cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.

- Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt).

- Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện.

  1. b) Nội dung: HS đọc SGK, quan sát hình 13.6 - 13.8 thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ 1. Các bộ phận của cung phản xạ: HS đọc SGK, quan sát hình 13.6 trả lời câu hỏi về các bộ phận cung phản xạ.

- Nhiệm vụ 2. Các dạng và vai trò của thụ thể trong cung phản xạ: HS thảo luận theo cặp, đọc SGK, trả lời câu hỏi.

- Nhiệm vụ 3. Cơ chế cảm nhận cảm giác của cơ quan thị giác và thính giác: HS hoạt động nhóm, đọc SGK, quan sát hình 13.7,  thảo luận trả lời câu hỏi.

- Nhiệm vụ 4. Các loại phản xạ: HS đọc SGK, quan sát hình 13.8 và video thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 2.

  1. c) Sản phẩm: Cơ chế phản xạ.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Các bộ phận của cung phản xạ

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 13.6 trả lời câu hỏi:

1. Phản xạ là gì?

2. Cho biết một cung phản xạ gồm những khâu nào. Nêu vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận trong một cung phản xạ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 13.6 và trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS giơ tay trả lời.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

2. Cơ chế phản xạ

2.1 Các bộ phận của cung phản xạ.

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể với các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh.

- Cung phản xạ gồm 5 khâu:

+ Thụ thể: tiếp nhận kích thích, hình thành xung thần kinh.

+ Neuron cảm giác: dẫn truyền xung thần kinh đến trung ương thần kinh.

+ Trung ương thần kinh xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin.

+ Neuron vận động: dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh đến cơ quan trả lời.

+ Cơ quan trả lời phản ứng lại kích thích.

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 13: Cảm ứng ở động vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Cảm ứng ở động vật, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay