Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 19: Các nhận tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Các nhận tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

BÀI 19. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
  • Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
  • Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng xử lí các tình huống, mâu thuẫn kiến thức phát sinh trong quá trình thảo luận, báo cáo và tranh luận giữa các nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
  • Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
  • Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống:
    • Vận dụng được hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
    • Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 19.1 - 19.3 SGK.
  • Phiếu học tập: Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  • Video về một số ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn: https://youtu.be/zLX22RydHFM.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo tâm lí hưng phấn và háo hức tìm hiểu, khám phá nội dung bài học; tạo mâu thuẫn nhận thức giữa các vấn đề đã biết trong thực tiễn (biện pháp nâng cao năng suất sử dụng trong chăn nuôi) và nội dung học tập của bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi tìm ô chữ, HS tham gia trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ và liên hệ kiến thức bài mới.
  4. Sản phẩm: Những ý kiến trao đổi, thảo luận và trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV tổ chức trò chơi tìm ô chữ với 7 câu hỏi như sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi hàng ngang:

Câu 1: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật, giai đoạn diễn ra sau khi trứng nở hoặc con non sinh ra được gọi là gì?

Câu 2: Điền vào chỗ chấm: “Trứng thụ tính thành hợp tử, hợp tử trải qua nhiều lần phân chia tạo thành …”

Câu 3: Em bé mới sinh nặng 2,3 kg; sau 6 tháng cân nặng của em bé là 7kg. Đây là dấu hiệu chứng tỏ quá trình gì?

Câu 4: Chế độ dinh dưỡng, vận động… ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì được gọi chung là gì?

Câu 5. Chọn đáp án đúng: Mỗi hình thức phát triển ở động vật đều mang tính thích nghi, bảo đảm duy trì sự tồn tại của …

  1. loài. B. chi. C. bộ                D. lớp.

Câu 6. Giai đoạn dậy thì ở nữ có những thay đổi như trứng chín và rụng, tăng tiết hormone sinh dục nữ, xuất hiện kinh nguyệt… Còn ở nam: tinh hoàn bắt đầu sản sinh tinh trùng, tăng tiết hormone sinh dục nam, bắt đầu xuất tinh và có hiện tượng mộng tinh. Cho biết những hiện tượng trên là những thay đổi về phương diện nào ở tuổi dậy thì?

Câu 7. Trong quá trình phát triển, con non mới nở có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác hoặc gần giống so với con trưởng thành, trải qua nhiều biến đổi (lột xác) mới trở thành con trưởng thành, ví dụ như ếch, gián… Đây là hình thức phát triển gì ở động vật?

Từ khóa hàng dọc: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cơ thể ở giai đoạn dậy thì có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí và tâm lí là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
  • GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời

Câu hỏi hàng ngang:

Câu 1: Hậu phôi.

Câu 2: Phôi.

Câu 3: Sinh trưởng.

Câu 4: Môi trường.

Câu 5: A. loài.

Câu 6: Sinh lí.

Câu 7: Biến thái.

Từ khóa hàng dọc: Hormone.

 

 

 

 

 

H

A

U

P

H

O

I

 

 

 

 

 

P

H

O

I

 

 

 

 

 

 

 

S

I

N

H

T

R

U

O

N

G

 

 

 

 

 

 

 

 

 

M

O

I

T

R

U

O

N

G

 

 

 

 

L

O

A

I

 

 

 

 

 

 

 

 

S

I

N

H

L

I

 

 

 

 

 

 

 

 

B

I

E

N

T

H

A

I

 

 

 

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi nhận câu trả lời của HS.

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Ở bài trước, chúng ta đã biết trong giai đoạn dậy thì cơ thể có nhiều thay đổi về thể chất, sinh lí, tâm lí do lượng hormone sinh dục tăng cao dẫn đến cơ thể phát triển nhanh nhưng chưa hài hòa. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về các loại hormone ngoài hormone sinh dục và các nhân tố bên trong khác như yếu tố di truyền, giới tính đối với sinh trưởng và phát triển ở động vật. Đồng thời, con người đã vận dụng kiến thức về các nhân tố này trong sản xuất và đời sống như thế nào? Để tìm ra câu trả cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 19. Các nhân tố ảnh hưởng đế sinh trưởng và phát triển ở động vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.

  1. b) Nội dung: HS đọc thông tin, quan sát hình 19.1 và 19.2 mục I tr.125 - 127 SGK, thảo luận nhóm hoàn thành Phiếu học tập.
  2. c) Sản phẩm: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 19.1 và 19.2, yêu cầu HS làm việc nhóm (4 - 5 HS) hoàn thành Phiếu học tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động nhóm, quan sát hình 19.1 và 19.2, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận - ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng kết, chốt kiến thức và dẫn dắt HS sang nhiệm vụ mới.

I. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

1. Di truyền

- Hệ gene quy định đặc điểm sinh học đặc trưng cho loài.

VD: Lợn Đại Bạch trưởng thành có thể đạt khối lượng lên đến 200kg trong khi lợn Ỉ chỉ khoảng 50kg.

    Lợn Đại Bạch                     Lợn Ỉ

      

- Hệ gene quy định hiệu quả chuyển đổi thức ăn; tốc độ, giới hạn và thời gian sinh trưởng, phát triển.

VD: Ở gia súc, gene Booroola có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và chất lượng thịt.

- Cơ chế điều khiển của hệ gene: các yếu tố phiên mã đặc hiệu → quyết định vị trí và thời điểm biểu hiện gene → điều khiển các quá trình sinh trưởng, phát triển ở động vật từ giai đoạn phôi thai.

2. Giới tính

- Ở từng thời kì, quá trình sinh trưởng, phát triển giữa giới đực và giới cái không giống nhau do có sự khác biệt về hormone.

VD: Ở người, trong giai đoạn dậy thì, do ảnh hưởng của hormone sinh dục nên chiều cao của nam tăng nhiều hơn so với nữ.

- Sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng, phát triển cũng như thành phần các loại mô giữa giới đực và giới cái dẫn đến sự khác nhau khác nhau về kích thước.

VD: Gà mía trưởng thành

      Gà trống                             Gà mái

nặng 3,5 - 4 kg                   nặng 2,5 - 3 kg

→ Gà mái có tỉ lệ mỡ cao hơn so với gà trống.

3. Hormone

Các hormone điều hòa sinh trưởng và phát triển của động vật bao gồm:

- Ở động vật không xương sống: juvenile, ecdysteroid.

- Ở động vật có xương sống: GH, thyroxine, testosterone, estrogen.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 19.1 và 19.2 trang 126 SGK, trả lời các câu hỏi sau về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:

Câu 1: Nêu ví dụ (ngoài SGK) về ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... .....................................................................................................................

Câu 2: Nêu ví dụ (ngoài SGK) về ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ...................................................................................................................... ......................................................................................................................

Câu 3: Quan sát hình 19.1 và 19.2, đọc thông tin, hoàn thành bảng 19.1.

Bảng 19.1. Ảnh hưởng của hormone đến sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng và ở người

 

Tên hormone

Cơ quan tiết

Tác dụng

Côn trùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP

Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 19.1 và 19.2 trang 126 SGK, trả lời các câu hỏi sau về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển ở động vật:

Câu 1: Nêu ví dụ (ngoài SGK) về ảnh hưởng của yếu tố di truyền đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Chiều cao trung bình của người thuộc các chủng tộc khác nhau ở độ tuổi trưởng thành là khác nhau:

+ Mỹ: 1,75 m ở nam và 1,61 m ở nữ.

+ Indonesia: 1,63 m ở nam và 1,53 m ở nữ.

Câu 2: Nêu ví dụ (ngoài SGK) về ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Chiều cao trung bình ở nam cao hơn so với nữ. Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019 - 2020, chiều cao trung bình của nam thanh niên là 1,68 m và của nữ thanh niên là 1,56 m.

Câu 3: Quan sát hình 19.1 và 19.2, đọc thông tin, hoàn thành bảng 19.1.

Bảng 19.1. Ảnh hưởng của hormone đến sự sinh trưởng và phát triển ở côn trùng và ở người

 

Tên hormone

Cơ quan tiết

Tác dụng

Côn trùng

Juvenile

Thể allata

Ở nồng độ cao, kích thích lột xác, ức chế sự biến thái.

Khi giảm xuống một ngưỡng nhất định, sâu sẽ hóa nhộng.

Ecdysteroid

Tuyến ngực trước

Gây lột xác, kích thích hóa nhộng và bướm.

PTTH

Não tiết ra, dự trữ ở thể cardiaca

Kích thích tuyến trước ngực tiết hormone.

Người

GH

Tuyến yên

- Kích thích phân chia tế bào.

- Kích thích tổng hợp protein làm tăng kích thước tế bào 

- Kích thích phát triển xương

Thyroxine

Tuyến giáp

- Kích thích quá trình trao đổi chất

- Ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của hệ thần kinh

Testosterone

Tinh hoàn

Kích thích sự phát triển và hoàn thiện cơ quan sinh dục nam/nữ ở giai đoạn dậy thì (phát triển xương, phân hóa tế bào, tăng tổng hợp protein, hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp)

Estrogen

Buồng trứng

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển động vật.
  2. b) Nội dung: HS vẽ sơ đồ tư duy mô tả ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và giải thích.
  3. c) Sản phẩm: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 - 5 HS đọc mục II tr.127 SGK.

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ tư duy mô tả ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật và giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, thảo luận nhóm vẽ sơ đồ tư duy mô tả ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm treo sơ đồ tư duy lần lượt trên bảng cho tất cả HS trong lớp quan sát.

- Mỗi nhóm cử 2 HS đại diện là giám khảo nhận xét, chữa, bổ sung sơ đồ tư duy dưới sự giám sát của GV.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

II. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Chế độ dinh dưỡng: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của động vật qua các giai đoạn.

- Điều kiện môi trường: bao gồm nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, hàm lượng O2… ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất ở động vật.

- Tác nhân gây bệnh: những tác nhân có hại trong không khí hoặc thức ăn như virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng… gây bệnh cho động vật dẫn đến kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển, thậm chí gây tử vong hàng loạt.

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chế độ dinh dưỡng

Điều kiện môi trường

Tác nhân gây bệnh

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật qua các giai đoạn.

Ví dụ: trẻ em thiếu protein, calcium, vitamin D → còi xương, chậm lớn.

Giải thích: chất dinh dưỡng trong thức ăn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể..

Bao gồm: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, hàm lượng O2

Ví dụ: trẻ em tắm nắng đúng cách giúp tiền vitamin D → vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa calcium.

Giải thích: các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến các enzyme, hormone trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể động vật.

Tác nhân gây hại trong không khí hoặc thức ăn như: virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng…

Ví dụ: virus Newcastle gây bệnh gà rù …

Giải thích: tác nhân gây bệnh hội tụ đủ ba yếu tố có độc lực, con đường xâm nhiễm phù hợp, số lượng đủ lớn → gây bệnh cho động vật.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn

  1. a) Mục tiêu:

- Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật.

- Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.

- Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.

  1. b) Nội dung: GV tổ chức dạy học theo góc, HS đọc thông tin mục III, quan sát Hình 19.3 trang 128 SGK kết hợp với kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng phương pháp dạy học theo góc, yêu cầu HS tự chọn góc phù hợp với phong cách học của mình và tại mỗi góc HS thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ:

+ Góc quan sát:  HS quan sát video, chỉ ra những biện pháp ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào thực tiễn (https://youtu.be/zLX22RydHFM).

+ Góc phân tích: HS quan sát Hình 19.3, đọc thông tin SGK trang 128, trả lời câu hỏi: Dựa trên hiểu biết về ảnh hưởng của nhân tố bên trong và bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, con người có những biện pháp nào giúp tăng năng suất vật nuôi?

+ Góc áp dụng: HS nêu và lấy ví dụ về các biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lựa chọn góc học tập phù hợp và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá và kết luận

- GV mở rộng thêm (Đính kèm dưới Hoạt động 3).

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

Kết luận:

- Nhằm điều khiển tốc độ sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, con người sử dụng một số biện phpas như chọn lọc và cải tạo giống; điều khiển bằng hormone; sử dụng loại thức ăn thích hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển; bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, enzyme tiêu hóa đúng cách; kiểm soát các điều kiện môi trường; vệ sinh chuồng trại; tiêm phòng…

- Có nhiều biện pháp giúp quá trình sinh trưởng và phát triển của con người diễn ra thuận lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống như chế độ dinh dưỡng cân bằng, luyện tập thể dục, thể thao, tư vấn di truyền thai kì, bảo vệ môi trường,…

III. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn

- Tác động đến nhân tố bên trong: di truyền, giới tính, hormone.

+ Di truyền: chọn lọc và cải tạo giống vật nuôi, tư vấn di truyền thai kì…

Chọn lọc, cải tạo giống

Tư vấn di truyền

+ Giới tính: chọn lọc giới tính vật nuôi, thực hiện bình đẳng giới…

Bình đẳng giới

+ Hormone: sử dụng hormone để kích thích sinh trưởng ở vật nuôi hoặc trị liệu bằng hormone ở người…

Công nghệ nano ứng dụng trong chăn nuôi

(Liệu pháp hormone trong điều trị ung thư vú https://www.youtube.com/watch?v=w6b4wAwGsMY)

-  Tác động đến nhân tố bên ngoài:

+ Chế độ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng hợp lí, bổ sung thêm vitamin, enzyme… đúng cách.

+ Điều kiện môi trường: kiểm soát điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm… cho chuồng trại vật nuôi; nâng cao đời sống vật chất, ổn định quy mô dân số ở người.

Kiểm soát nhiệt độ bên ngoài chuồng gà

+ Tác nhân gây bệnh: vệ sinh chuồng trại, tiêm vaccine vật nuôi; bảo vệ môi trường, tiêm vaccine, luyện tập thể dục, thể thao đều đặn.

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 19: Các nhận tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Các nhận tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay