Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 22: Sinh sản ở động vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Sinh sản ở động vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 22. SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

I . MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ.
  • Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
  • Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Trình bày được một số ứng dụng về sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh sản ở động vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở động vật để giải quyết về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức sinh học: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật; Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật; Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ; Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm; Trình bày được một số ứng dụng về sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về sinh sản ở động vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Các hình 22.1 – 22.6 SGK.
  • Video về quá trình sinh sản ở một số loài động vật: https://youtu.be/d2ceMrXsRwg.
  • Video về quá trình thụ tinh, thụ thai: https://youtu.be/tdRIpScHy-s.
  • Video về quá trình đẻ: https://youtu.be/f3W8UKlehSI
  • Hình ảnh: Một số biện pháp tránh thai.
  • Mẫu vật: Bao cao su, viên uống tránh thai hàng ngày, viên uống tránh thai khẩn cấp, màng phim tránh thai,.. (nếu có).
  • Phiếu học tập số 1: Sinh sản vô tính ở động vật.
  • Phiếu học tập số 2: Sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Phiếu học tập số 3: Cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.143 SGK: Quá trình sinh sản của ong, cá chép, gà và thỏ có gì khác nhau? Trong những loài này, loài nào sinh sản theo mùa? Con người có thể điều khiển số trứng hoặc số con được sinh ra ở những loài này không?

  

  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS dựa vào thực tiễn và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- HS giơ tay trả lời câu hỏi:

+ Ong: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính, đẻ trứng, thụ tinh trong.

Cá chép: sinh sản hữu tính, đẻ trứng, thụ tinh ngoài.

Gà: sinh sản hữu tính, đẻ trứng, thụ tinh trong.

Thỏ: sinh sản hữu tính, đẻ con, thụ tinh trong.

+ Trong những loài trên, loài sinh sản theo mùa là loài ong (tuy nhiên một số loài có thể sinh sản quanh năm). Cá chép, gà và thỏ là các loài có thể sinh sản quanh năm.

+ Con người có thể điều khiển số con hoặc số trứng được sinh ra ở những loài này. Bằng một số biện pháp như: Thay đổi thời gian chiếu sáng, nhiệt độ; sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp; thụ tinh nhân tạo;…

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, khéo léo gợi ý về các hình thức sinh sản ở động vật.

⮚  GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Vì sao các loài động vật trên có các hình thức sinh sản khác nhau? Ưu và nhược điểm của các hình thức đó là gì? Và ở động vật có hình thức sinh sản vô tính không? Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 22. Sinh sản ở động vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính

  1. a) Mục tiêu: Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin mục I, quan sát Hình 22.1 - 22.4 SGK trang 143 – 144 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Sinh sản vô tính.
  4. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, quan sát Hình 22.1 - 21.4 trang 143 - 144 SGK kết hợp vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 22.1 - 22.4 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu đại diện một nhóm báo cáo nội dung.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và kết luận:

+ Các hình thức sinh sản vô tính hình thành cá thể mới nhờ nguyên phân → các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.

+ Sinh sản vô tính giúp động vật tăng nhanh số lượng cá thể → duy trì được đặc điểm của cá thể ban đầu.

+ Loài có độ đa dạng di truyền thấp, cá thể mới có khả năng thích nghi kém.

- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. Sinh sản vô tính

- Phân đôi: từ cá thể mới ban đầu, tách đôi cơ thể tạo thành hai cá thể mới.

Ví dụ: hải quỳ, giun dẹp…

Phân đôi ở hải quỳ

- Nảy chồi: Chồi từ cơ thể mẹ tách ra tạo thành cá thể mới.

Ví dụ: Bọt biển, Ruột khoang (thủy tức…)...

     

Nảy chồi ở thủy tức   Nảy chồi ở bọt biển

- Phân mảnh: Các mảnh nhỏ của cơ thể phát triển thành cá thể mới.

Ví dụ: Sao biển, giun dẹp…

Phân mảnh ở sao biển

- Trinh sản: Trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.

Ví dụ: ong, rệp kiến, cá mập đầu búa…

Trinh sản ở kiến

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sinh sản vô tính ở động vật

Câu 1. Quan sát các hình 22.1 - 22.4 và cho biết quá trình sinh sản của những loài động vật trong này có đặc điểm gì chung?

 

  

.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................

Câu 2. Hoàn thành bảng sau:

Hình thức

Cách thức

Ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 3.  Nêu ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật.

........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

Câu 4. Nêu nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật.

........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sinh sản vô tính ở động vật

Câu 1. Quan sát các hình 22.1 - 22.4 và cho biết quá trình sinh sản của những loài động vật trong này có đặc điểm gì chung?

 

  

- Hình thành cá thể mới nhờ nguyên phân, không có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái.

Câu 2. Hoàn thành bảng sau:

Hình thức

Cách thức

Ví dụ

Phân đôi

Từ cá thể ban đầu, tách đôi cơ thể tạo thành hai cá thể mới.

Hải quỳ, giun dẹp…

Nảy chồi

Chồi từ cơ thể mẹ tách ra tạo thành cá thể mới.

Thủy tức, bọt biển…

Phân mảnh

Các mảnh nhỏ của cơ thể phát triển thành cá thể mới.

Sao biển, giun dẹp,...

Trinh sản

Trứng không được thụ tinh phát triển thành cá thể mới.

Ong, rệp, kiến,...

Câu 3.  Nêu ưu điểm của sinh sản vô tính ở động vật.

- Tăng nhanh số lượng cá thể, cá thể mới duy trì được đặc điểm của cá thể ban đầu.

Câu 4. Nêu nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật.

- Loài có độ đa dạng di truyền thấp, cá thể mới có khả năng thích nghi kém.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính

  1. a) Mục tiêu:

- Phân biệt được các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở động vật (lấy ví dụ ở người): hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ.

  1. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm dựa trên kĩ thuật dạy học theo trạm, HS đọc thông tin mục II, quan sát hình 22.5 và video, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: Sinh sản hữu tính.
  3. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu video về quá trình sinh sản ở ong  (https://youtu.be/d2ceMrXsRwg) , dẫn dắt từ phần sinh sản vô tính sang sinh sản hữu tính từ câu hỏi 2 tr.144 SGK:

Quan sát hình 22.4, cho biết sự sinh ra ong chúa và ong thợ so với ong đực khác nhau như thế nào?

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, tổ chức cho HS tiếp tục hoạt động nhóm.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát hình 22.5 tr.144 - 146, thực hiện nhiệm vụ theo trạm và hoàn thành Phiếu học tập số 2 (Đính kèm dưới hoạt động 2):

+ Trạm 1: Các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

+ Trạm 2: Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.

Video về quá trình thụ tinh, thụ thai: https://youtu.be/tdRIpScHy-s.

Video về quá trình đẻ: https://youtu.be/f3W8UKlehSI

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm rồi di chuyển theo chiều trạm 1 → trạm 2 cho đến khi tất cả HS đều thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm.

- GV củng cố kiến thức hoạt động này, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao ở người, mỗi lần xuất tinh có hàng trăm triệu tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục nữ nhưng chỉ có một tinh trùng được thụ tinh với trứng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm HS đọc thông tin mục II, quan sát hình 22.5 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Các nhóm thảo luận về nhiệm vụ đã thực hiện ở mỗi trạm và thống nhất sản phẩm chung của nhóm.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi 2 SGK tr.144: Ong chúa và ong thợ được nở ra từ trứng được thụ tinh. Trứng không được thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực.

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm (Phiếu học tập số 2 - Đính kèm dưới hoạt động).

- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố: Để đủ lượng enzyme phá vỡ lớp màng trứng, cần sự tham gia của hàng trăm triệu tinh trùng. Sau khi phần đầu của một tinh trùng nhanh nhất lọt qua màng của tế bào trứng, ở màng trứng sẽ diễn ra một loạt phản ứng để ngăn chặn các tinh trùng khác không xâm nhập vào được nữa.

- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV tổng kết hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Sinh sản hữu tính

1. Các hình thức sinh sản hữu tính

a) Hình thức thụ tinh

- Thụ tinh ngoài: trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái.

Ví dụ: cá, ếch…

 

- Thụ tinh trong: trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái.

Ví dụ: người, chó, sư tử…

b) Hình thức sinh (đẻ):

- Đẻ trứng: phôi phát triển nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng.

Ví dụ: ong, cá, gà, thú mỏ vịt…

- Đẻ trứng thai: sau thụ tinh, phôi phát triển thành con ở trong trứng nước khi được mẹ đẻ ra ngoài.

Ví dụ: cá kiếm, cá đuối…

- Đẻ con: phôi phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ.

Ví dụ: nai, sư tử, mèo…

2. Quá trình sinh sản hữu tính

a) Hình thành tinh trùng và trứng

- Buồng trứng sản xuất trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Thông qua quá trình nguyên và giảm phân, trứng và phân tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

b) Thụ tinh tạo hợp tử

- Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).

c) Phát triển phôi thai

- Hợp tử phân chia tạo thành phôi. Ở những loài đẻ con, phôi phát triển thành thai.

d) Đẻ

- Khi đủ thời gian phát triển, Ở trứng hoặc thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu 1. Đọc thông tin trang 144 - 145 SGK và hoàn thành bảng sau:

Hình thức thụ tinh

Đặc điểm thụ tinh

Hình thức đẻ

Đặc điểm hình thức đẻ

Đại diện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2. Xem video về quá trình thụ tinh, thụ thai, quá trình đẻ, quan sát hình 22.5, nêu tên và trình bày đặc điểm bốn giai đoạn của quá trình sinh sản ở người.

Giai đoạn

Đặc điểm

Ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Sinh sản hữu tính ở động vật

Câu 1. Đọc thông tin trang 144 - 145 SGK và hoàn thành bảng sau:

Hình thức thụ tinh

Đặc điểm thụ tinh

Hình thức đẻ

Đặc điểm hình thức đẻ

Đại diện

 

Thụ tinh ngoài

Trứng và tinh trùng gặp nhau ở bên ngoài cơ thể con cái

Đẻ trứng

Phôi phát triển nhờ chất dự trữ có ở noãn hoàng

Cá, ếch…

 

Gà, chim,...

 

Thụ tinh trong

Trứng và tinh trùng gặp nhau trong cơ quan sinh dục của con cái

 

Đẻ trứng thai

Sau thụ tinh, phôi phát triển thành con ở trong trứng trước khi được mẹ đẻ ra ngoài

Cá kiếm, cá đuối…

 

Đẻ con

Phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dự trữ có noãn hoàng và chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ

Nai, sư tử, mèo…

 

Câu 2. Xem video về quá trình thụ tinh, thụ thai, quá trình đẻ, quan sát hình 22.5, nêu tên và trình bày đặc điểm bốn giai đoạn của quá trình sinh sản ở người.

Giai đoạn

Đặc điểm

Ví dụ

Hình thành trứng, tinh trùng

Buồng trứng sản xuất trứng, tinh hoàn sản xuất tinh trùng. Thông qua quá trình nguyên và giảm phân, trứng và phân tinh trùng được tạo ra mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

Ở người, buồng trứng ở nữ sản xuất trứng chín theo chu kì, tinh hoàn ở nam sản xuất tinh trùng liên tục từ khi dậy thì. Trứng trưởng thành (trứng chín) sẽ rụng vào phễu của ống dẫn trứng, rồi di chuyển trong ống dẫn trứng, hướng về phía tử cung.

Thụ tinh tạo hợp tử

Một tinh trùng và một trứng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n).

Ở người, tinh trùng di chuyển vào tử cung, rồi ên ống dẫn trứng. Sự thụ tinh xảy ra trong ống dẫn trứng (ở vị trí 1/3 tính từ phần loa của ống dẫn trứng). Nhân trứng và nhân tinh trùng kết hợp với nhau tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

Phát triển phôi thai

Hợp tử phân chia tạo thành phôi. Ở những loài đẻ con, phôi phát triển thành thai.

Ở người, hợp tử vừa di chuyển trong ống dẫn trứng về phía tử cung vừa phân chia. Sau khoảng 5 – 7 ngày, hợp tử đến và làm tổ ở tử tung. Phôi thai tiếp tục phát triển nhờ nguồn dinh dưỡng từ quá trình trao đổi chất với máu của cơ thể mẹ qua nhau thai.

Đẻ

Khi đủ thời gian phát triển, Ở trứng hoặc thai sẽ được đẩy ra khỏi tử cung của cơ thể mẹ nhờ quá trình đẻ.

Ở người, trong quá trình đẻ, tử cung co bóp tăng dần về cường độ và tần số, dưới tác dụng của oxytocin, gây ra những cơn đau, làm cho cổ tử cung mở rộng giúp đẩy thai ra ngoài.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về điều hòa sinh sản

  1. a) Mục tiêu:

- Phân tích được cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật.

- Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm.

- Trình bày được một số ứng dụng về sinh đẻ có kế hoạch ở người và các biện pháp tránh thai.

  1. b) Nội dung:

- Nhiệm vụ 1. Cơ chế điều hòa sinh sản: GV sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép, tổ chức cho HS đọc thông tin mục III.1, quan sát hình 22.6 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Nhiệm vụ 2. Điều khiển sinh sản: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc thông tin mục III.2, III.3 và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

  1. c) Sản phẩm: Điều hòa sinh sản.
  2. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1. Cơ chế điều hòa sinh sản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành các nhóm nhỏ, yêu cầu đọc thông tin mục III.1 thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Quan sát hình 22.6a tr.147 SGK, tìm hiểu về quá trình điều hòa sản sinh tinh trùng.

+ Nhóm 2: Quan sát hình 22.6b tr.147 SGK, tìm hiểu về quá trình sản sinh trứng.

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành ghép các nhóm từ hai nhóm lớn, yêu cầu thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 3.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm HS tìm hiểu thông tin mục III.1, quan sát hình 22.6 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá và kết luận.

- GV chốt kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang nhiệm vụ tiếp theo.

III. Điều hòa sinh sản

1. Cơ chế điều hòa sinh sản

a) Tác động của hệ thần kinh và hormone

- Hormone GnRH (do vùng dưới đồi tiết ra) kích thích tuyến yên tiết FSH và LH → tác động lên tuyến sinh dục: kích thích quá trình sản sinh tinh trùng (ở tinh hoàn cá thể đực) và quá trình chín và rụng trứng (ở buồng trứng của cá thể cái).

- Các hormone được tiết ra bởi tinh hoàn (testosterone, inhibin), buồng trứng (estrogen), thể vàng (estrogen và progesterone) có mối liên hệ ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.

b) Tác động của yếu tố môi trường

- Pheromone, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, các chất kích thích,... ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng ở động vật do làm biến đổi quá trình trao đổi chất hoặc tác động lên hệ thần kinh và hệ nội tiết.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Cơ chế điều hòa sinh sản ở động vật

Câu 1. Đọc thông tin, quan sát hình 22.6, hoàn thành bảng dưới đây:

Hormone

Tác dụng

Cơ quan tiết

Sản sinh tinh trùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản sinh trứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2. Các hormone trong cơ chế điều hòa sản sinh tinh trùng và trứng phối hợp hoạt động với nhau như thế nào? Cho ví dụ.

........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

Câu 3. Yếu tố môi trường có vai trò điều hòa sinh sản như thế nào? Nêu ví dụ.

........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 22: Sinh sản ở động vật

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Sinh sản ở động vật, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay