Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 2.
- Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về cảm ứng ở sinh vật.
Năng lực riêng
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về cảm ứng ở sinh vật.
- Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 2.
- Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 Cánh diều.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ, hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 2.
- b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời một số câu hỏi.
- c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chủ đề 2, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đã được học: Nêu đặc điểm của cảm ứng ở thực vật và ở động vật. Cho ví dụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- HS giơ tay trả lời câu hỏi:
+ Cảm ứng ở thực vật: Phản ứng diễn ra chậm, khó nhận thấy.
Ví dụ: ngọn cây dần dần sinh trưởng về phía nguồn sáng…
+ Cảm ứng ở động vật: Phản ứng diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
Ví dụ: tay chạm vào nồi nước nóng thì bị đau và rụt tay lại ngay lập tức…
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
⮚ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Để củng cố và khái quát kiến thức đã được học trong các bài học vừa qua. Chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập chủ đề 2.”
- ÔN TẬP
Hoạt động: Ôn tập chủ đề 2
- Mục tiêu: Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 2; Vận dụng những hiểu biết về cảm ứng ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
- Nội dung: HS hoạt động nhóm quan sát sơ đồ mục I, thảo luận trả lời câu hỏi mục II tr.99 - 100 SGK.
- Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập ôn tập Chủ đề 2.
- Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), tổ chức thi đua giữa các nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau: Quan sát sơ đồ mục I tr.99, thảo luận trả lời câu hỏi và bài tập tr.100 SGK. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi và bài tập tr.100 SGK một cách nhanh nhất. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả và thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Câu hỏi và bài tập HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2). |