Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../…

 

BÀI 16. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
  • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.
  • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
  • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  • Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích và hormone ức chế.
  • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa. Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, ngôn ngữ và phương tiện giao tiếp khi thảo luận các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở thực vật; biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tập tính ở động vật đã tìm hiểu được.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng các phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác; tự nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình thảo luận nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
    • Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật.
    • Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
    • Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
    • Nêu được khái niệm và vai trò của hormone thực vật.
    • Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
    • Phân biệt được các loại mô phân sinh.
    • Phân biệt được các loại hormone kích thích và hormone ức chế.
    • Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập môn sinh học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  • Tranh ảnh phóng to các hình 16.2 – 16.5 SGK.
  • Phiếu học tập số 1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật.
  • Phiếu học tập số 2: Hormone thực vật.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.

     III.  TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-   GV đưa ra câu hỏi: “Quan sát hình 16.1 và cho biết cây quýt non khác gì so với cây quýt trưởng thành. Thực vật lớn lên như thế nào?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
  • GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời:

+ Cây quýt non: kích thước nhỏ, ít lá.

+ Cây quýt trưởng thành: kích thước lớn, nhiều lá, có quả.

  • HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • GV ghi nhận câu trả lời của HS.

➢ GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Sự thay đổi từ cây quýt non thành cây quýt trưởng thành được gọi là gì? Quá trình đó diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 16. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

- Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.

- Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.

  1. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm (4 - 6 HS), đọc SGK trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
  2. c) Sản phẩm: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS, yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 16.2 - 16.3, thảo luận hoàn thiện Phiếu học tập số 1. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 16.2 - 16.3, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm đánh giá lẫn nhau: Nhóm 1 nhận xét, góp ý và bổ sung sản phẩm cho nhóm 2, Nhóm 2 nhận xét, góp ý và bổ sung sản phẩm cho nhóm 3…

- Đại diện 1 - 2 nhóm báo cáo - PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 1).

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 1.

I. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật

- Sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật bắt đầu trong các mô phân sinh, diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định và có thể diễn ra trong suốt vòng đời của cây.

II. Mô phân sinh

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục.

- Phân loại:

+ Mô phân sinh đỉnh

+ Mô phân sinh bên

+ Mô phân sinh lóng

III. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

Sinh trưởng ở thực vật gồm có sinh trưởng và sinh trưởng thứ cấp

1. Sinh trưởng sơ cấp

- Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh hoặc mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm), làm tăng chiều dài của thân và rễ.

2. Sinh trưởng thứ cấp

- Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng được khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh bên, làm tăng đường kính của thân và rễ của cây thân gỗ Hai lá mầm.

- Mô phân sinh bên gồm:

+ Tầng phát sinh mạch dẫn → mạch gỗ thứ cấp và mạch rây thứ cấp.

+ Tầng sinh vỏ → bảo vệ thân cây khỏi sự mất nước và sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật

Câu 1. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có những đặc điểm gì?

.................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 2. Mô phân sinh là gì? Mô phân sinh có vai trò như thế nào đối với sinh trưởng thực vật? Trình bày đặc điểm của mỗi loại mô phân sinh.

.................................................................................................................... .................................................................................................................... ....................................................................................................................

Câu 3. Trình bày quá trình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp bằng cách hoàn thành bảng sau

Đặc điểm

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

 

 

Nơi diễn ra

 

 

Mô phân sinh tham gia

 

 

Kết quả

 

 

Có ở thực vật

 

 

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật

Câu 1. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có những đặc điểm gì?

- Bắt đầu trong các mô phân sinh, diễn ra tại một số vị trí, cơ quan xác định và có thể diễn ra trong suốt vòng đời của cây.

- Cơ sở: quá trình nguyên phân của tế bào phân sinh, sự kéo dài và biệt hóa tế bào.

- Gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

Câu 2. Mô phân sinh là gì? Mô phân sinh có vai trò như thế nào đối với sinh trưởng thực vật? Trình bày đặc điểm của mỗi loại mô phân sinh.

- Mô phân sinh là nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục.

- Có ba loại mô phân sinh: mô phân sinh đỉnh, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng.

- Vai trò: hoạt động của mô phân sinh là cơ sở sinh trưởng của thực vật.

Câu 3. Trình bày quá trình sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp bằng cách hoàn thành bảng sau

Đặc điểm

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng sơ cấp là sự sinh trưởng khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh đỉnh hoặc mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm), làm tăng chiều dài của thân và rễ

Sinh trưởng thứ cấp là sự sinh trưởng được khởi đầu bằng sự phân chia của các tế bào mô phân sinh bên, làm tăng đường kính của thân và rễ của cây thân gỗ Hai lá mầm

Nơi diễn ra

Đỉnh thân, đỉnh rễ, lóng (cây Một lá mầm)

Phần thân và rễ phía dưới đỉnh sinh trưởng

Mô phân sinh tham gia

Mô phân sinh đỉnh

Mô phân sinh lóng (cây Một lá mầm)

Mô phân sinh bên

Kết quả

Tăng chiều dài của thân và rễ

Mạch gỗ thứ cấp, mạch rây thứ cấp, vỏ. Làm tăng đường kính thân và rễ

Có ở thực vật

Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm

Cây Hai lá mầm

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phát triển ở thực vật có hoa

  1. a) Mục tiêu: Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật Think - Pair - Share, đọc SGK, quan sát hình 16.4 và trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: Phát triển ở thực vật có hoa.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu các nhóm HS tiếp tục thảo luận, đọc SGK, trả lời câu hỏi 4 tr.108: Quan sát hình 16.4, mô tả các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa.

(HÌNH 16.4 ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 16.4, thảo luận trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 1.

IV. Phát triển ở thực vật có hoa

- Phát triển ở thực vật có hoa là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong vòng đời của cây, gồm các pha:

+ Pha phát triển phôi: từ khi hợp tử hình thành →  hạt bắt đầu nảy mầm.

+ Pha non trẻ: từ khi hạt nảy mầm → xuất hiện khả năng tạo cơ quan sinh sản.

+ Pha trưởng thành: từ khi xuất hiện cơ quan sinh sản → thụ tinh.

+ Pha sinh sản: từ khi thụ tinh → hình thành hạt.

+ Pha già: Từ khi hình thành hạt, quả → chết.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về hormone thực vật

  1. a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích và hormone ức chế.

- Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật và nêu được ví dụ minh họa. Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.

  1. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm, đọc SGK, quan sát hình 16.5 - 16.6, bảng 16.2 thực hiện các nhiệm vụ theo trạm hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- Trạm 1: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của một số hormone thực vật.

- Trạm 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số hormone thực vật.

- Trạm 3: Tìm hiểu sự tương quan của các hormone thực vật.

- Trạm 4: Tìm hiểu một số ứng dụng hormone thực vật trong thực tiễn.

  1. c) Sản phẩm: Hormone thực vật.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, dựa vào thông tin trong SGK thực hiện các nhiệm vụ theo thứ từ từ trạm 1 → trạm 4.

+ Trạm 1: Tìm hiểu khái niệm, vai trò của một số hormone thực vật.

+ Trạm 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số hormone thực vật.

+ Trạm 3: Tìm hiểu sự tương quan của các hormone thực vật.

+ Trạm 4: Tìm hiểu một số ứng dụng hormone thực vật trong thực tiễn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, quan sát hình 16.5 - 16.6, bảng 16.2 thực hiện các nhiệm vụ theo trạm hoàn thành Phiếu học tập số 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG SỐ 2).

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát kiến thức và yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 2.

V. Hormone thực vật

1. Khái niệm và vai trò của hormone thực vật

- Hormone thực vật (phytohormone) là các chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, với liệu lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật.

- Hormone thực vật được tổng hợp tại một nơi và điều tiết hoạt động của tế bào, mô, cơ quan ở nơi khác.

2. Các loại hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng ở thực vật

Dựa vào hoạt tính sinh học:

- Hormone kích thích sinh trưởng: auxin, gibberellin, cytokinin.

- Hormone ức chế sinh trưởng: abscicic acid, ethylene.

3. Sự tương quan của các hormone thực vật

- Tương quan giữa các hormone là trạng thái cân bằng giữa các hormone ở một tỉ lệ xác định, điều tiết sự xuất hiện, hướng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của mỗi cơ quan.

+ Tương quan giữa hormone kích thích và hormone ức chế sinh trưởng.

+ Tương quan giữa các hormone kích thích với nhau.

4. Một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn

- Ứng dụng trong sản xuất nông, lâm nghiệp:

Auxin kích thích tạo rễ trong nhân giống vô tính cây trồng

Gibberellin tạo quả không hạt

- Ứng dụng trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật:

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Hormone thực vật

Câu 1. Hormone thực vật là gì?

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 2. Quan sát hình 16.5, nêu vai trò của hormone thực vật.

................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 3. Quan sát hình 16.6 và cho biết hormone thực vật gồm những nhóm nào. Sự phân chia các nhóm hormone này dựa trên căn cứ nào?

...................................................................................................................

Câu 4. Hoàn thành bảng sau về đặc điểm của một số hormone thực vật:

Hormone thực vật

Dạng chính

Nơi tổng hợp

Vận chuyển

Vai trò sinh lí chủ yếu

Auxin

 

 

 

 

Gibberellin

 

 

 

 

Cytokinin

 

 

 

 

Ethylene

 

 

 

 

Abscisic acid

 

 

 

 

Câu 5. Sự sinh trưởng, phát triển ở thực vật diễn ra như thế nào khi chịu tác động cùng lúc của nhiều hormone?

................................................................................................................... ................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 6. Trong cơ thể thực vật có những loại tương quan hormone nào? Lấy ví dụ.

................................................................................................................... ...................................................................................................................

Câu 7. Sử dụng hormone thực vật trong sản xuất đem lại lợi ích gì?

...................................................................................................................

Câu 8. Việc sử dụng hormone thực vật hoặc chất điều hòa sinh trưởng cần chú ý những nguyên tắc nào?

...................................................................................................................

 

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Sinh trưởng và phát triển ở thực vật, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay