Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 3

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Ôn tập chủ đề 3. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 3

I . MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 3.
  • Vận dụng những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được ý tưởng mới trong việc hệ thống hóa kiến thức về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Năng lực riêng

  • Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Vận dụng những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Sơ đồ hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 3.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ, hệ thống hóa kiến thức Chủ đề 3.
  3. b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời một số câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chủ đề 3, trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung đã được học: Thế nào là sinh trưởng và phát triển ở sinh vật? Cho ví dụ đối với thực vật và động vật.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS nhớ lại kiến thức đã học và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- HS giơ tay trả lời câu hỏi:

+ Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể.

+ Phát triển là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể diễn ra trong quá trình sống của sinh vật.

Ví dụ: Ở thực vật: cây cà chua từ hạt ® cây mầm ® cây non ® cây trưởng thành ® cây ra hoa ® cây tạo quả chứa hạt.

Ở động vật: con gà nở ra từ trứng ® con gà con ® con gà trưởng thành ® đẻ trứng.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

⮚  GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Trong chủ đề 3, chúng ta đã được tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Để củng cố các kiến thức đã hỏi trong phần này, chúng ta sẽ cùng nhau Ôn tập chủ đề 3.

  1. ÔN TẬP

Hoạt động: Ôn tập chủ đề 3

  1. a) Mục tiêu: Sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau để hoàn thành các bài tập ôn tập Chủ đề 3; Vận dụng những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật để giải thích được những hiện tượng thường gặp trong đời sống.
  2. b) Nội dung: HS hoạt động nhóm quan sát sơ đồ mục I, thảo luận trả lời câu hỏi mục II tr.130 - 131
  3. c) Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập ôn tập Chủ đề 3.
  4. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), tổ chức thi đua giữa các nhóm thực hiện nhiệm vụ như sau: Quan sát sơ đồ mục I tr.130, thảo luận trả lời câu hỏi và bài tập tr.131 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi và bài tập tr.131 SGK một cách nhanh nhất.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm thi đua trả lời các câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả và thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Câu hỏi và bài tập

HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (ĐÍNH KÈM DƯỚI HOẠT ĐỘNG 2).

 

Hướng dẫn trả lời câu hỏi và bài tập Ôn tập chủ đề 3

Câu 1. Giải thích tại sao trong sản xuất chè, người dân cắt ngắn bớt thân, cành chè vào tháng 11 đến tháng 1 hằng năm.

Trong sản xuất chè, người dân cắt ngắn bớt thân, cành chè vào tháng 11 đến tháng 1 hằng năm vì cắt ngắn bớt thân, cành chè nhằm loại bỏ ưu thế đỉnh, kích thích cây mọc chồi mới, sinh trưởng mạnh và ra hoa chậm, cho nhiều chồi mới nhằm tăng năng suất búp chè. Cắt ngắn bớt thân, cành chè còn giúp tập trung chất dinh dưỡng nuôi chồi mới, loại bỏ các cành giá yếu, sâu bệnh; giúp chồi mới sinh trưởng mạnh hơn.

Câu 2. Những khẳng định dưới đây về sinh trưởng, phát triển ở thực vật là đúng hay sai? Giải thích.

(1) Ngọn cây được kéo dài là do hoạt động của tất cả các mô phân sinh.

(2) Quá trình phân bào được điều tiết bởi gibberellin.

(3) Sự hình thành chồi bên được thúc đẩy khi tỉ lệ auxin/cytokinin thấp.

(1) Sai. Ngọn cây được kéo dài là do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (nằm ở đỉnh chồi ngọn).

(2) Sai. Quá trình phân bào được điều tiết chủ yếu bởi auxin và sự phối hợp với các hormone khác.

(3) Đúng. Sự hình thành chồi bên được thúc đẩy khi tỉ lệ auxin/cytokinine thấp. Nếu auxin nhiều thì kích thích ra rễ, còn cytokinine nhiều thì kích thích hình thành chồi.

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài: Ôn tập chủ đề 3

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Ôn tập chủ đề 3, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay