Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 21: Sinh sản ở thực vật

Soạn mới Giáo án sinh học 11 cánh diều bài Sinh sản ở thực vật. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 21. SINH SẢN Ở THỰC VẬT

I . MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
  • Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.
  • Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hóa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
  • So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  • Thực hành được nhân giống cây trồng bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực tự học – tự chủ: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập các nội dung về sinh sản ở thực vật; biết tự điều chỉnh cách học tập môn Sinh học cho phù hợp.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lựa chọn được hình thức làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực riêng

  • Năng lực nhận thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn; Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa; Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn khi học tập về sinh sản ở thực vật.
  • Trung thực và trách nhiệm: Thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
  • Các hình 21.1 – 21.5 SGK.
  • Video hướng dẫn thụ phấn cho cây ngô: https://youtu.be/dcOmqI2aSGY
  • Video các phương pháp nhân giống vô tính: https://youtu.be/16fUugT-h14
  • Chiết cành (0:00 - 3:15)
  • Ghép (3:16 - 8:20)
  • Giâm cành (8:21 - 10:26)
  • Phiếu học tập số 1: Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng.
  • Phiếu học tập số 2: Luyện tập sinh sản ở thực vật và ứng dụng.
  • Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất theo thí nghiệm trong SGK.
  1. Đối với học sinh
  • SHS sinh học 11 Cánh diều.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, yêu cầu HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.136 SGK: Quan sát các loài cây trong môi trường xung quanh và cho biết cây sinh sản như thế nào? Thực vật có những hình thức sinh sản nào? Các hình thức sinh sản này được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS dựa vào thực tiễn và trả lời các câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- HS giơ tay trả lời câu hỏi:

+ Trong môi trường xung quanh, các loài cây có thể sinh sản bằng các cách như: Từ một bộ phận của cây mẹ (rễ, thân, lá) mọc thành cây con; hoặc cây ra hoa kết quả và hình thành hạt, hạt mọc thành cây con.

+ Thực vật có hai hình thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

+ Ứng dụng sinh sản vô tính để nhân giống vô tính cây trồng: giâm cành, chiết cành, ghép và nuôi cấy mô. Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chọn lọc, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

- GV ghi lên bảng các ý kiến của HS, khéo léo gợi ý về các hình thức sinh sản ở thực vật.

⮚  GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Để kiểm tra câu trả lời nào là đúng nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu – Bài 21. Sinh sản ở thực vật.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

  1. a) Mục tiêu:

- Trình bày được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.

- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng trong thực tiễn.

  1. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin mục I, quan sát Hình 21.1, 21.2 SGK trang 136 – 138 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  2. c) Sản phẩm: Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng.
  3. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, yêu cầu HS hoạt động nhóm quan sát Hình 21.1 - 21.2 trang 136 - 138 SGK và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 21.1 - 21.2 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm HS treo phiếu học tập lần lượt cho tất cả các HS quan sát.

- Mỗi nhóm cử đại diện 2 HS làm giám khảo, chấm và chỉnh sửa Phiếu học tập số 2 với sự quan sát của GV, Lớp trưởng (trọng tài) và Lớp phó học tập (thư kí).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

1. Các hình thức sinh sản ở thực vật

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó, cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ.

+ Thân bò: cây dâu tây, rau má…

+ Thân rễ: cây gừng, cây tre…

+ Thân củ: cây khoai tây…

+ Thân hành: cây hành, cây tỏi…

+ Chồi bên: cây cúc…

+ Lá: cây lá bỏng…

+ Rễ: cây khoai lang…

- Bào tử (n) khi gặp điều kiện thuận lợi → nguyên phân, nảy mầm tạo thành thể sợi → thể giao tử non → thể giao tử trưởng thành (n).

- Sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong chu trình phát triển của thực vật có bào tử, thể giao tử (cơ thể mới hoặc cơ sở hình thành thể bào tử) hình thành từ bào tử.

2. Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng

- Nhân giống vô tính ở thực vật là tạo ra cơ thể mới từ một bộ phận sinh dưỡng của cơ thể mẹ.

+ Chiết cành: cây mới hình thành từ đoạn thân, cành đã ra rễ trên cây mẹ.

+ Ghép cành: chuyển một đoạn thân, cành hoặc chồi của cây sang một thân hay gốc của cây khác để tạo thành cây mới. Hai cây có thể cùng loài, cùng giống.

 

+ Tách củ: cây mới hình thành từ chồi trên mảnh của củ.

+ Nuôi cấy mô: Mô hoặc tế bào được tách từ cây mẹ, chuyển sang môi trường dinh dưỡng thiết yếu có thể phát triển thành cây mới.

- Sinh sản vô tính ở thực vật được ứng dụng để vừa nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng. Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân giống sạch virus, cứu phôi, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,...

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

Câu 1. Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào? Từ đó cho biết sinh sản sinh dưỡng là gì?

Hình 21.1a. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

Câu 2. Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu. Từ đó cho biết sinh sản bằng bào tử là gì? Rêu có thể hoàn thành vòng đời chỉ nhờ sinh sản bằng bào tử không? Vì sao?

Hình 21.1b. Giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở rêu

........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

Câu 3. Quan sát hình 21.2, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật. Sinh sản (nhân giống) vô tính ở thực vật có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ...........................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Sinh sản vô tính ở thực vật và ứng dụng

Câu 1. Quan sát hình 21.1a, cho biết cây con được hình thành như thế nào? Từ đó cho biết sinh sản sinh dưỡng là gì?

Hình 21.1a. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Cây con hình thành từ thân củ, thân bò, lá, thân hành.

- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính, trong đó, cá thể con được hình thành từ bộ phận hoặc cơ quan sinh dưỡng của cá thể mẹ.

Câu 2. Quan sát hình 21.1b, mô tả quá trình biến đổi từ bào tử thành thể giao tử ở rêu. Từ đó cho biết sinh sản bằng bào tử là gì? Rêu có thể hoàn thành vòng đời chỉ nhờ sinh sản bằng bào tử không? Vì sao?

Hình 21.1b. Giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở rêu

- Bào tử (n) khi gặp điều kiện thuận lợi → nguyên phân, nảy mầm tạo thành thể sợi → thể giao tử non → thể giao tử trưởng thành (n) (cây rêu).

- Sinh sản bằng bào tử là một giai đoạn trong chu trình phát triển của thực vật có bào tử, thể giao tử (cơ thể mới hoặc cơ sở hình thành thể bào tử) hình thành từ bào tử.

- Rêu không thể hoàn thành vòng đời chỉ nhờ sinh sản vô tính. Vì nếu không có giai đoạn sinh sản hữu tính sẽ không thể tạo thành bào tử được.

Câu 3. Quan sát hình 21.2, phân biệt một số hình thức nhân giống vô tính ở thực vật. Sinh sản (nhân giống) vô tính ở thực vật có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?

- Chiết cành: cây mới hình thành từ đoạn thân, cành đã ra rễ trên cây mẹ.

- Ghép cành: chuyển một đoạn thân, cành hoặc chồi của cây sang một thân hay gốc của cây khác để tạo thành cây mới. Hai cây có thể cùng loài, cùng giống.

- Tách củ: cây mới hình thành từ chồi trên mảnh của củ.

- Nuôi cấy mô: Mô hoặc tế bào được tách từ cây mẹ, chuyển sang môi trường dinh dưỡng thiết yếu có thể phát triển thành cây mới.

- Sinh sản vô tính ở thực vật được ứng dụng để vừa nhân nhanh giống cây trồng, vừa giữ được các đặc tính quý của cây mẹ, rút ngắn thời gian bắt đầu ra hoa của cây trồng. Nuôi cấy mô tế bào cho phép nhân giống sạch virus, cứu phôi, tạo cây đơn bội, sản xuất nhanh sinh khối thực vật,...

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hóa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
  2. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, tìm hiểu thông tin mục II, quan sát hình 21.3 - 21.5 SGK trang 138 - 140 và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa.
  4. d) Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc thông tin mục II, quan sát hình 21.3 - 21.5 tr.138 - 140 và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Quan sát hình 21.3, kể tên các bộ phận của hoa.

Câu 2. Quan sát hình 21.4, mô tả quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi.

Câu 3. Quan sát hình 21.5, mô tả sự phát tán của hạt phấn đến đầu nhụy. Từ đó, cho biết thụ phấn là gì? Thụ tinh là gì Thế nào là thụ tinh kép?

Câu 4. Mô tả quá trình hình thành hạt, quả và quá trình chín của quả.

Câu 5. Cho biết sinh sản hữu tính ở thực vật được ứng dụng như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục II, quan sát hình 21.3 - 21.5 và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm hoạt động nhóm.

- Các nhóm khác thảo luận, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV yêu cầu các nhóm tự đánh giá/đánh giá lẫn nhau.

- GV đánh giá hoạt động của các nhóm.

- GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV mở rộng kiến thức mục Em có biết SGK tr.139, 140:

1. Tự tương khắc là hiện tượng hạt phấn không thể nảy mầm trên đầu nhụy cùng hoa. Hiện tượng này. được quan sát ở hơn 3 000 loài thực vật.

Tự tương khắc hạn chế sự tự thụ phấn vì tự thụ phấn làm cho thế hệ sau yếu, kém phát triển, giảm khả năng thích nghi với điều kiện môi trường. Tính tự tương khắc do di truyền chi phối (chịu sự kiểm soát của gene đa allele).

2. Hiện tượng quả không hạt

Quả không hạt là quả không chứa hạt trưởng thành. Quả không hạt có thể phát triển từ hoa có noãn không được thụ tinh (parthenocarpy), hoặc không tạo ra hạt trưởng thành dù thụ phấn kích hoạt sự phát triển của quả, nhưng noãn hoặc phôi không phát triển (stenospermocarpy). Các loại quả không hạt phổ biến là dưa hấu, chuối, cà chua, nho, cam, quýt,... Quả không hạt có giá trị thương mại vì dễ dàng tiêu thụ hơn. Để nhân giống cây có quả không hạt có thể sử dụng phương pháp nhân giống vô tính (như chuối, cam, quýt,...) hoặc cho lai giữa cây tứ bội và cây lưỡng bội (như dưa hấu).

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

1. Cấu tạo chung của hoa

- Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của thực vật có hoa.

- Hoa lưỡng tính gồm: đế hoa, lá đài (đài hoa), cánh (tràng) hoa, bộ nhị hoa, bộ nhụy hoa.

Hoa bách hợp

Hoa mai

- Hoa đơn tính: chỉ có hoặc bộ nhị (hoa đực) hoặc bộ nhụy (hoa cái).

   Hoa mướp đực        Hoa mướp cái

2. Sự hình thành hạt phấn, túi phôi

- Sự hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ hạt phấn (2n) giảm phân tạo thành 4 tiểu bào tử (n) → mỗi tiểu bào tử nguyên phân một lần tạo thành 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào sinh dưỡng (nằm trong hạt phấn) → tế bào sinh sản nguyên phân một lần tạo thành 2 giao tử đực.

(Video minh họa: https://youtu.be/tYj-QYDM6Vw?si=ZHwVlCccQPipAFyr)  

- Sự hình thành túi phôi: Tế bào trung tâm (2n) giảm phân → 4 tế bào (n) chỉ một tế bào lớn nguyên phân ba lần → 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm và 1 nhân lưỡng cực (túi phôi).

(Video minh họa: https://youtu.be/QqKQj8JX4u8?si=eU-T8f7NoHXVAMzy)

- Hạt phấn và túi phôi là các thể giao tử ở thực vật có hoa.

3. Thụ phấn và thụ tinh

a) Thụ phấn

- Thụ phấn là quá trình phát tán hạt phấn từ bao phấn đến đầu nhụy.

- Hình thức thụ phấn:

+ Tự thụ phấn: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa cùng cây.

+ Thụ phấn chéo: hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy của hoa khác cây.

(Video minh họa: https://youtu.be/bDpDmXoPkzk?si=uNsNgZI0Dqb_ZXjr)

- Sự thụ phấn có thể nhờ tác nhân tự nhiên động vật (côn trùng), gió, nước hoặc do con người thực hiện.

(Video minh họa: https://youtu.be/g44_9L4r4PM?si=08kgzchvi5PAVmZY)

b) Thụ tinh

- Khi tiếp xúc với đầu nhụy, gặp điều kiện thuận lợi và có sự tương hợp di truyền, hạt phấn sẽ nảy mầm → tế bào ống phấn dài ra thành ống phấn → xuyên qua vòi nhụy chui vào bầu nhụy → giải phóng hai tinh tử vào túi phôi.

 

- Thụ tinh là sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử.

- Ở thực vật có hoa, thụ tinh kép là quá trình thụ tinh có sự tham gia của hai tinh tử, một tinh tử kết hợp với trứng tạo thành hợp tử 2n, tinh tử con lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) tạo thành tế bào tam bội (3n).

(Video minh họa: https://youtu.be/WeJf7otPgNI?si=5LzmDyQ9aoeIQcNy)

 

4. Hình thành hạt và quả

- Hình thành hạt: Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt.

+ Hợp tử (2n) phân chia và phát triển thành phôi mang các bộ phận: chồi mầm, thân mầm, lá mầm và rễ mầm.

+ Tế bào tam bội (3n) → nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.

+ Vỏ noãn tạo thành vỏ hạt.

+ Hạt ở cây Một lá mầm có nội nhũ, hạt ở cây Hai lá mầm không có nội nhũ.

- Hình thành quả: Bầu nhụy dày lên, phát triển thành quả; quả chứa hạt, giúp bảo vệ và phát tán hạt.

(Video minh họa: https://youtu.be/i_KDouS4g8U?si=XvVZgprFZSyaZrgV)

- Quá trình chín của quả: Khi chín, trong quả diễn ra quá trình chuyển hóa hóa sinh, sinh lí làm thay đổi màu sắc, độ cứng, vị và xuất hiện hương thơm.

5. Ứng dụng sinh sản hữu tính ở thực vật

- Sinh sản hữu tính ở thực vật được ứng dụng trong chọn, tạo giống cây trồng nhằm chọn lọc được các tính trạng quý.

- Sinh sản hữu tính là hình thức nhân giống phổ biến đối với nhiều giống cây trồng (trồng cây từ hạt).

Soạn mới giáo án Sinh học 11 cánh diều bài 21: Sinh sản ở thực vật

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án sinh học 11 cánh diều mới, soạn giáo án sinh học 11 cánh diều bài Sinh sản ở thực vật, giáo án sinh học 11 cánh diều

Soạn giáo án sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay