Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 14: SQL – NGÔN NGỮ TRUY VẤN CÓ CẤU TRÚC
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Ở các bài trước các em đã biết hệ QTCSDL với vai trò là một bộ phần mềm hỗ trợ khởi tạo, cập nhật, truy xuất CSDL để người dùng có thể cập nhật, truy xuất CSDL. Ngày nay người ta thực hiện công việc đó chủ yếu thông qua ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Sự khác biệt của việc sử dụng SQL so với việc truy xuất dữ liệu bằng ngôn ngữ lập trình là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi đại diện một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Gợi ý:
- Ngôn ngữ lập trình được sử dụng để viết các chương trình và ứng dụng có thể thực hiện các hoạt động phức tạp trên dữ liệu: truy xuất, cập nhật dữ liệu, xử lí, hiển thị dữ liệu hoặc thực hiện các tính toán phức tạp trên dữ liệu.
Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 14: SQL – Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc.
Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của ngôn ngữ truy vấn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt vấn đề: “Để lấy danh sách các bản nhạc do nhạc sĩ Văn Cao (mã định danh Aid = 1) sáng tác trong bảng dữ liệu Bản nhạc, ta có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: - Dùng một ngôn ngữ lập trình, viết chương trình mở tệp chứa bảng dữ liệu Bản nhạc, rồi lần lượt lấy ra từng nhóm dữ liệu liên quan đến từng bản nhạc, sau đó tách phần Aid để kiểm tra, nếu Aid = 1 thì đưa ra tên bản nhạc (TenBN). - Dùng ngôn ngữ truy vấn, viết “CHỌN TenBN TỪ Bản nhạc VỚI Aid = 1” rồi gửi cho hệ QTCSDL thực hiện .” yêu cầu HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi: Sự khác biệt cơ bản trong cách truy vấn nhờ ngôn ngữ truy vấn so với lập trình trực tiếp theo em là gì? - Dựa trên ví dụ vừa nêu ở Hoạt động 1, GV yêu cầu HS khái quát về lịch sử, các thành phần của SQL. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm HS trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS. | - Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 69 SGK: + Lập trình truy xuất dữ liệu trực tiếp bằng ngôn ngữ lập trình là lập trình theo thủ tục: ⮚ Người lập trình phải biết chi tiết cấu trúc tệp dữ liệu ⮚ Các bước (thủ tục) để lấy ra từng nhóm dữ liệu liên đến từng bản nhạc phải xây dựng thuật toán để tách lấy thông tin cần thiết ⮚ Phải lặp đi lặp lại với mỗi yêu cầu truy xuất khác nhau. + Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc cung cấp những câu truy vấn khái quát, dễ hiểu và dễ sử dụng mà không cần nghĩa cách xây dựng thuật toán và viết chương trình để thực hiện điều đó. 1. Lợi ích của ngôn ngữ truy vấn - SQL được phát triển từ những năm 1970, ngày nay đã trở thành ngôn ngữ được sử dụng hết sức phổ biến mà hầu hết các hệ QTCSDL đều hỗ trợ. - SQL có ba thành phần: + DDL (Data Definition Language – ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu) + DML (Data Manipulation Language – ngôn ngữ thao tác dữ liệu) + DCL (Data Control Language – ngôn ngữ kiểm soát dữ liệu). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khởi tạo CSDL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2, quan sát bảng 14.1, 14.2 và trả lời câu hỏi củng cố trang 71: 1. Hãy viết câu truy vấn tạo bảng Ca sĩ như đã mô tả trong Bài 11 với tên bảng là casi. 2. Hãy viết câu truy vấn thêm khóa chính Sid cho bảng casi. - Trên cơ sở vừa bài tập vừa thực hiện, GV rút ra khái quát các câu truy vấn định nghĩa dữ liệu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc SGK, quan sát bảng và trả lời câu hỏi nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - HS xung phong trả lời. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá kết của HS. - GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. | - Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố trang 71 SGK: 1. CREATE TABLE casi ( Sid INT, TenCS VARCHAR (128) ); 2. ALTER TABLE casi ADD PRIMARY KEY (Sid); 2. Khởi tạo CSDL - Để tạo ra một CSDL, trước hết phải thực hiện câu truy vấn yêu cầu tạo lập CSDL: CREATE DATABASE ten_CSDL ; → Tên CSDL chỉ gồm các kí tự La-tinh và chữ số, không chứa kí tự trống và các kí tự đặc biệt. - Sau khi đã tạo CSDL, có thể thực hiện các câu truy vấn tạo bảng dữ liệu với mô tả đầy đủ cấu trúc của bảng: tên bảng, danh sách các tên trường và kiểu dữ liệu tương ứng. → Tên bảng và tên trường cũng tuân thủ quy tắc đặt tên giống với tên CSDL. CREATE TABLE tên_bảng (danh sách các tên trường và kiểu dữ liệu) ; - Có thể sửa chữa, thay đổi cấu trúc của bảng, thêm khóa chính, khóa ngoài với câu truy vấn ALTER: ALTER TABLE tên_bảng Yêu cầu thay đổi; → Yêu cầu thay đổi có thể là thêm trường với kiểu dữ liệu xác định hay thêm khóa chính, khóa ngoài. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác