Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá

Soạn mới Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 18: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG VÀ CÁC TRƯỜNG KHÓA

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Có được hình dung về công việc xác định các bảng dữ liệu, cấu trúc của chúng và các trường khóa trước khi bước vào tạo lập CSDL.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học: Hiểu được những bước chuẩn bị trước khi tiến hành tạo lập CSDL.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK Tin học 11 (Định hướng tin học Ứng dụng) – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Đặt HS vào tình huống thực tiễn chứa đựng vấn đề cần giải quyết.
  3. b) Nội dung: HS đọc thông tin được cung cấp và đưa ra cách giải quyết tình huống.
  4. c) Sản phẩm: Gợi ý trả lời câu hỏi Phần khởi động và cách giải quyết tình huống.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Ở bài 13, các em đã phần nào thấy được lợi ích khi tổ chức CSDL của website âm nhạc với nhiều bảng mà không phải là một bảng với đầy đủ tất cả các thông tin về mỗi bản thu âm (tên bản nhạc, tên nhạc sĩ, tên ca sĩ).

- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Tuy nhiên, làm thế nào để yêu cầu ban đầu (quản lí danh sách các bản thu âm với đầy đủ thông tin tên bản nhạc, tên nhạc sĩ, tên ca sĩ) người ta lại đi đến được CSDL với các bảng như đã trình bày ở Bài 13?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khóa.

  1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Xem xét bài toán

  1. a) Mục tiêu: HS tìm hiểu chi tiết bài toán quản lí các bản thu âm các bản nhạc.
  2. b) Nội dung: GV giới thiệu bài toán cho HS và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm:

- HS xác định được chi tiết bài toán quản lí các bản thu âm các bản nhạc.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

+ Mỗi bản thu âm có các thông tin: tên bản nhạc, nhạc sĩ và ca sĩ thể hiện.

+ Quy ước: nhạc sĩ sáng tác bản nhạc là nhạc sĩ hoặc nhóm nhạc sĩ sáng tác một bản nhạc; ca sĩ là ca sĩ hay nhóm ca sĩ biểu diễn. Một bản nhạc có thể được một số ca sĩ thể hiện nên sẽ có những bản thu âm khác nhau. Không có hai bản thu âm khác nhau cho một bản nhạc có cùng ca sĩ thể hiện.

- GV giới thiệu ví dụ về một bản ghi chép các bản thu âm nhạc (bảng 18.1) và đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời:

+ Những bản nhạc nào có hai bản thu âm?

+ Nhạc sĩ nào có nhiều bản nhạc được thu âm?

+ Ca sĩ Lê Dung thể hiện bao nhiêu bản thu âm?

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS xác định được bài toán.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện HS lên bảng thực hiện thao tác.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chuyển sang nhiệm vụ thực hành tiếp theo.

1. Xem xét bài toán

- Ta sẽ quy ước nói đến nhạc sĩ sáng tác bản nhạc là nói đến tên một nhạc sĩ hay tên một nhóm nhạc sĩ sáng tác bản nhạc đó. Tương tự như vậy, ta cũng quy ước khi nói đến tên ca sĩ là nói đến một ca sĩ hay một nhóm ca sĩ biểu diễn tác phẩm.

Hoạt động 2: Xác định cấu trúc bảng

  1. a) Mục tiêu: HS xác định tất cả các dữ liệu phải lưu trữ.
  2. b) Nội dung: GV hướng dẫn HS đưa ra danh sách dữ liệu phải lưu trữ, từ đó xác định được cấu trúc bảng.
  3. c) Sản phẩm: HS đưa ra danh sách các dữ liệu cần lưu trữ dưới dạng mô tả một bảng có các trường dữ liệu với các tên gọi cụ thể.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS tự đưa ra danh sách các dữ liệu phải lưu trữ, viết thành dãy.

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

+ Có đánh số thứ tự bản thu âm hay không?

+ Tên các dữ liệu được liệt kê sẽ là tên trường dữ liệu – cần phải tuân thủ quy tắc đặt tên trường?

+ Trường khóa là trường nào?

- GV tổng kết và đưa ra danh sách các dữ liệu cần lưu trữ dưới dạng mô tả một bảng có các trường dữ liệu với các tên gọi cụ thể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS xác định được cấu trúc bảng.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện HS lên bảng thực hiện thao tác.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chuyển sang nhiệm vụ thực hành tiếp theo.

2. Xác định cấu trúc bảng

- Thông tin quản lí bao gồm: Số hiệu bản thu âm (STT), tên bản nhạc, tên nhạc sĩ sáng tác, tên ca sĩ thể hiện. Từ đó có thể hình dung một bảng dữ liệu tên là banthuam, với các trường idBanthuam (để lưu số hiệu bản thu âm), tenBannhac (để lưu tên bản nhạc), tenNhacsi (để lưu tên nhạc sĩ), tenCasi (để lưu tên ca sĩ) và viết mô tả ngắn gọn ở dạng:

banthuam(idBanthuam, tenBannhac,tenNhacsi,tenCasi)

trong đó, trường idBanthuam là trường khóa chính.

Hoạt động 3: Tổ chức lại bảng dữ liệu

  1. a) Mục tiêu: HS xác định phân tích và từng bước đưa ra giải pháp hạn chế dữ liệu lặp lại, dễ kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu.
  2. b) Nội dung: GV đặt vấn đề về mục đích và những công việc cần làm để tổ chức lại bảng dữ liệu.
  3. c) Sản phẩm: HS phân tích và đưa ra giải pháp hạn chế dữ liệu lặp lại, dễ kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi:

+ Tổ chức lại bảng dữ liệu nhằm mục đích gì?

+ Tổ chức lại bảng dữ liệu cần thực hiện những công việc nào?

- GV nêu vấn đề: Trường tenCasi có giá trị lặp lại, tên ca sĩ dài, làm lớn dung lượng lưu trữ và khó khăn khi sửa chữa.

- GV chiếu hình ảnh bảng casi và hai trường khóa idCasi và trường tenCasi (bảng 18.2) để minh họa.

­- GV nêu câu hỏi: Để khắc phục hạn chế này, cách làm tốt hơn là gì?

- GV kết luận về cách hạn chế dư thừa do việc lặp lại tên ca sĩ.

- GV đặt vấn đề: Tương tự, một bản nhạc có thể có nhiều bản thu âm khác nhau do những ca sĩ khác nhau thể hiện và tên nhạc sĩ bị lặp lại do một nhạc sĩ có thể sáng tác nhiều bản nhạc.

- GV nêu câu hỏi: Để khắc phục hạn chế này, cách làm tốt hơn là gì?

- GV kết luận về cách hạn chế dư thừa do lặp tên nhạc sĩ và ban nhạc.

- GV chiếu các bảng dữ liệu sau khi được tổ chức lại (hình 18.1) cho HS thấy được sự khác nhau sau khi tổ chức lại bảng dữ liệu.

- GV đặt câu hỏi để HS thấy được lợi ích của tổ chức CSDL như trên:

+ Nếu cần sửa tên bản nhạc "Trường ca Sông Lô" ở bảng 18.1 cần sửa ở những dòng nào? Phải sửa mấy lần? Nếu hai lần sửa khác nhau thì dữ liệu còn nhất quán không?

+ Với cách tổ chức CSDL thành 4 bảng như trên, cần sửa tên bản nhạc ở bảng nào? Phải sửa mấy lần?

+ Tương tự trong các trường hợp với tên ca sĩ và tên nhạc sĩ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS tổ chức lại được bảng dữ liệu.

- GV hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện HS lên bảng thực hiện thao tác.

- HS còn lại quan sát, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chuyển sang nhiệm vụ thực hành tiếp theo.

3. Tổ chức lại bảng dữ liệu

- Phân tích và sắp xếp lại bảng dữ liệu để hạn chế lượng dữ liệu lặp lại.

Bước 1. Đầu tiên là hạn chế dữ liệu dư thừa do việc lặp lại tên ca sĩ, có thể khá dài, chiếm nhiều dung lượng lưu trữ. Do sự lặp lại này, mỗi lần sửa tên một ca sĩ ở tất cả các dòng có tên ca sĩ này. Nếu sót hoặc sửa khác nhau thì dữ liệu sẽ mất tính nhất quán.

Giải pháp giúp cho việc kiểm soát tính nhất quán tên ca sĩ là tạo bảng casi (idCasi, tenCasi). Khi đó bảng bản thu âm sẽ có dạng: banthuam (idBanthuam, tenBannhac, tenNhacsi, idCasi).

Bước 2. Tương tự, đối với bản nhạc, giải pháp là tạo bảng bản nhạc: bannhac (idBannhac, tenBannhac, tenNhacsi). Khi đó bảng thu âm sẽ có dạng: banthuam (idBanthuam, idBannhac, idCasi).

Bước 3. Tương tự đối với tên nhạc sĩ trong bảng bản nhạc, giải pháp là tạo bảng nhạc sĩ: nhacsi (idNhacsi, tenNhacsi), bảng bản nhạc sẽ có dạng: bannhac (idBannhac, tenBannhac, idNhacsi).

- Tổng kết lại, CSDL sau khi tổ chức lại gồm 4 bảng như sau:

casi (idCasi, tenCasi)

nhacsi (idNhacsi, tenNhacsi)

bannhac(idBannhac, tenBannhac, idNhacsi)

banthuam(idBanthuam, idBannhac, idCasi)

Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 18: Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Thực hành xác định cấu trúc bảng và các trường khoá, giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay