Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 30: Biên tập phim

Soạn mới Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài Biên tập phim. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 30: BIÊN TẬP PHIM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Sử dụng được một số công cụ cơ bản biên tập phim: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
  • Sử dụng được một số công cụ cơ bản biên tập phim: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian.
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Vận dụng kiến thức đã học về cách sử dụng các công cụ, tính năng của phần mềm làm phim để thực hành tạo sản phẩm số.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  • Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, vận dụng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính, máy chiếu, video mẫu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK Tin học 11 (Định hướng tin học Ứng dụng) – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • SBT Tin học 11, vở ghi chép.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào bài, tạo động lực để HS mong muốn tìm hiểu các công cụ biên tập phim để giúp cho đoạn phim trở nên hấp dẫn hơn.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 143 SGK.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động trang 143 SGK.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Khởi động tr.143 SGK:

          Hãy cho biết cảm nghĩ của em sau tiết thực hành ở Bài 29? Em có hài lòng về đoạn phim mình tạo được không? Em có mong muốn tìm hiểu thêm các công cụ để chỉnh sửa cho đoạn phim đó trở nên hấp dẫn hơn không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các công cụ để đoạn phim ở Bài 29 trở nên hấp dẫn hơn. Chúng ta cùng vào - Bài 30: Biên tập phim.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Biên tập phim

  1. a) Mục tiêu: HS biết được các công cụ, tính năng biên tập của phần mềm làm phim.
  2. b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS khám phá các công cụ, tính năng biên tập của phần mềm làm phim; HS đọc hiểu mục 1 tr.143, quan sát Hình 30.1. 30.2. 30.4 SGK và hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ.
  3. c) Sản phẩm: Biên tập phim.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc hiểu kiến thức mục 1, quan sát các Hình 30.1, 30.2, 30.4 tr.143 - 145 đề hình thành kiến thức về biên tập phim.

- GV giảng giải để HS hiểu về các công cụ, tính năng biên tập phim của phần mềm làm phim.

- GV dẫn dắt để HS trả lời câu hỏi củng cố tr.144 SGK:

Chi ra các công cụ cần thiết để thực hiện được một phân cảnh phim với yêu cầu như sau: Tại giây thứ 10 của phim, video clip số 1 sẽ hiện ra, từ giây thứ 12 đến 18, dòng chữ "Video clip này được thực hiện tại Nha Trang, ngày 20/6/2021" hiện ra.

(1) Công cụ chỉnh sửa âm thanh.

(2) Công cụ tạo phụ đề.

(3) Công cụ căn chỉnh thời gian.

A. Cả ba công cụ trên.

B. (1) và (2).

C. (2) và (3).

D. (1) và (3).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin mục 1 quan sát các Hình 30.1, 30.2, 30.4 tr.143 - 145 và hướng dẫn của GV.

- HS trả lời câu hỏi củng cố tr.144 SGK.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi củng cố tr.144 SGK: Đáp án C.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Biên tập phim

a) Chỉnh sửa hình ảnh

- Gồm các thao tác: bổ sung; thay thế hoặc xóa; căn chỉnh hướng, góc quay; tạo hiệu ứng cho ảnh hoặc video clip.

b) Chỉnh sửa âm thanh

- Phần mềm làm phim cho phép đưa các tệp âm thanh vào đoạn phim, ghép nối, thay đổi độ dài, âm lượng và các chỉnh sửa khác.

b) Tạo các hiệu ứng chuyển cảnh

- Sử dụng hiệu ứng chuyển cảnh giúp cho đoạn phim mượt mà, hấp dẫn hơn.

c) Căn chỉnh thời gian

- Căn chỉnh thời gian xuất hiện giữa các phân cảnh trên các lớp cần thực hiện sao cho khớp với kịch bản mà ta mong muốn.

- Những thao tác này được hỗ trợ thực hiện tại ngăn tiến trình của phần mềm làm phim.

e) Tạo phụ đề

- Tạo phụ đề giúp cho đoạn phim trở nên chuyên nghiệp, góp phần truyền tải thông tin tốt hơn.

- Gồm các tính năng: tạo, chỉnh sửa, định dạng phụ đề cho phim.

Kết luận: Để đoạn phim trở nên chuyên nghiệp và hấp dẫn, phần mềm làm phim cung cấp các công cụ biên tập cơ bản như chỉnh sửa âm thanh, âm thanh, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian và tạo phụ đề.

 

Hoạt động 2: Thực hành

  1. a) Mục tiêu: Sử dụng được một số công cụ cơ bản biên tập phim: chỉnh sửa hình ảnh, âm thanh, tạo phụ đề, tạo các hiệu ứng chuyển cảnh, căn chỉnh thời gian..
  2. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS đọc hướng dẫn, quan sát Hình 30.1 - 30.6 trong SGK trang 144 - 146 và thực hành nhiệm vụ được giao.
  3. c) Sản phẩm: Sản phẩm thực hành của HS.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục thực hành.

- GV giải thích tóm tắt nhiệm vụ chung của bài thực hành: Biên tập đoạn phim đã thực hiện ở Bài 29 để đoạn phim hấp dẫn hơn bằng các công cụ đã học.

- Nhiệm vụ 1:

+ GV yêu cầu HS xác định ảnh cần thay thế và thực hiện từng bước theo hướng dẫn.

+ GV cho HS đọc phần lưu ý để khám phá tính năng kéo thả các phần cảnh để thay đổi vị trí của chúng.

+ Sau khi HS đã thành thạo, GV khuyến khích HS tiếp tục khám phá các tính năng chỉnh sửa ảnh khác có trong bảng lệnh Hình 30.1

- Nhiệm vụ 2:

+ GV cho cả lớp xem một vài đoạn phim có nền nhạc khác nhau, sau đó, bật video mẫu là video có âm thanh nhỏ dần về cuối phim. Yêu cầu HS quan sát, lắng nghe và nhận xét, trả lời câu hỏi tr.144 SGK:

Tạo hiệu ứng nhỏ dần cho nhạc nền của đoạn phim. Hãy nghe lại nhạc nền trong đoạn phim của em, so sánh với đoạn phim của bạn Nam có nhạc nền nhỏ dần lại ở phía cuối phim trước khi kết thúc. Theo em, việc điều chỉnh âm lượng này có cần thiết không? Vì sao?

+ GV yêu cầu HS thực hiện theo hướng dẫn để điều chỉnh âm lượng của âm thanh trong phim.

+ GV lưu ý HS việc này cần thực hiện tại ngăn tiến trình, ở chế độ hiển thị theo Dòng thời gian (Time line).

+ Sau ba bước, GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh đoạn âm thanh vừa chỉnh sửa trên Audio track 1, tìm và nhận xét về độ dốc của đường màu xanh như Hình 29.3 Bài 29 SGK.

+ GV có thể yêu cầu HS chỉnh sửa thời điểm dốc cũng như độ dốc của đường này để HS hiểu và làm được.

- Nhiệm vụ 3:

+ GV lưu ý nhiệm vụ này sẽ thực hiện trong chế độ Storyboard của ngăn tiến trình.

+ GV yêu cầu HS thực hiện từng bước theo hướng dẫn.

+ GV khuyến khích HS lựa chọn một hiệu ứng bất kì để hiểu cách làm, sau đó dần khám phá và tìm được hiệu ứng phù hợp để chuyển cảnh cho đoạn phim của minh.

- Nhiệm vụ 4:

+ GV đặt câu hỏi:

●     Tại sao trong đoạn phim của em, phần mềm đã mặc định sẵn thời lượng của mỗi phân cảnh ?

●     Tại sao cần thay đổi thời lượng định sẵn đó?

+ GV hướng dẫn HS làm từng bước như trong SGK.

+ GV lưu ý HS khi chọn phân cảnh nào nhớ xem lại phân cảnh đó trong ngăn xem trước rồi mới tiến hành chỉnh sửa thời gian. Việc quan sát ở ngăn xem trước trước khi có bất kì chỉnh sửa nào là một thói quen tốt cần hình thành và duy trì.

- Nhiệm vụ 5:

+ GV thảo luận để HS thống nhất gồm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Thực hành để học công cụ.

→ GV cho HS thực hành từng bước như hướng dẫn trong SGK.

Giai đoạn 2: GV khuyến khích HS thực hiện nhiều lần bước 3 để phụ đề thực sự khớp với phân cảnh.

+ GV có thể góp ý cho HS cách biên tập phụ đề, định hướng để HS có những chú thích phù hợp, ngôn ngữ trong sáng, lành mạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm, đọc hướng dẫn và quan sát Hình 30.1 - 30.6 SGK tr.144 - 146, thực hành nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Các nhóm báo cáo sản phẩm thực hành.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét sản phẩm thực hành của HS.

- GV chỉ ra một vài lỗi và hướng dẫn chỉnh sửa (nếu có).

- GV chốt kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

2. Thực hành

Nhiệm vụ chung. Biên tập đoạn phim đã thực hiện ở phần thực hành Bài 30

Bước 1. Khởi động phần mềm VideoPad.

Bước 2. Mở dự án phim đã thực hiện ở phần thực hành Bài 29.

Bước 3. Lưu dự án với tên mới <Tên phim>.<Ngày tạo>.vpj.

Nhiệm vụ 1. Chỉnh sửa ảnh

Thay thế một ảnh trong phim bằng ảnh mới, chẳng hạn ảnh cần thay thế là ảnh số 5.

Bước 1. Nháy nút phải chuột vào ảnh 5 tại trang Images của ngăn Tư liệu. Khi bàng lệnh hiện ra (Hình 30.1), chọn lệnh Replace File

Bước 2. Chọn đường dẫn tới tệp ảnh mới sẽ dùng để thay thế cho ảnh 5.

Sau bước này, ảnh mới sẽ được đưa vào ngăn tư liệu, thay thế cho ảnh 5 cũ. Khi đó, phân cảnh sử dụng ảnh 5 cũ trong đoạn phim cũng sẽ thay đổi theo.

Bước 3. Chọn nút Play  trong ngăn xem trước để kiểm tra kết quả thay thế ảnh vừa thực hiện.

Nhiệm vụ 2. Chỉnh sửa âm thanh

Bước 1. Tại ngăn tiến trình, nháy chuột vào hộp chọn Storyboard, trong bảng chọn hiện ra, nháy chọn Timeline để mở chế độ Dòng thời gian trong ngăn tiến trình.

Bước 2.

1. Nháy nút phải chuột vào vị trí bất kì của đoạn âm thanh trong lớp Âm thanh (Audio track).

2. Chọn Fade out trong bảng lệnh hiện ra.

Bước 3. Hộp thoại Fade Out hiện ra, cho phép thiết lập các thông số để điều chỉnh âm lượng nhỏ dần về cuối phim.

Nhiệm vụ 3. Tạo hiệu ứng chuyền cảnh

Bước 1. Mở chế độ hiển thị Storyboard trên ngăn tiến trình.

Bước 2. Nháy chọn lệnh  tại phân cảnh muốn thực hiện hiệu ứng chuyền cảnh.

Bước 3. Trong danh sách các hiệu ứng mở ra (Hình 30.4), chọn một hiệu ứng bất kì.

Bước 4. Xem đoạn phim ở ngăn xem trước để theo dõi hiệu ứng chuyển cảnh vừa thiết lập. Có thể thực hiện lại Bước 3 để đổi sang hiệu ứng khác nếu muốn.

Nhiệm vụ 4. Căn chỉnh thời gian các phân cảnh trong phim

Bước 1. Bật chế độ hiển thị dang Storyboard cho ngăn tiến trình.

Bước 2. Nháy chọn phân cảnh cần căn chỉnh thời gian, giả sử phân cảnh 2. Phân cảnh này sẽ được hiện ra ở ngăn xem trước.

Bước 3. Gõ vào thời lượng mong muốn tại ô Duration trong dây lệnh ở ngăn xem trước (Hình 30.2) rồi nhấn phím Enter.

 

Bước 4. Xem lại đoạn phim để theo dõi sự thay đổi thời lượng phân cảnh vừa điều chỉnh. Có thể quay lại Bước 3 để chỉnh lại thời lượng nếu cần.

Nhiệm vụ 5. Tạo phụ để để chú thích cho các ảnh trong đoạn phim

Bước 1. Mở hộp thoại tạo phụ đề bằng cách: trên dải lệnh, chọn lệnh Sequence, tiếp theo chọn lệnh Subtitles.

Bước 2. Khi hộp thoại Subtitles hiện ra, lần lượt thực hiện theo các chỉ dẫn trong Hình 30.6.

[1] Đặt con trỏ vào vị trí thời điểm bắt đầu có phụ đề.

[2] Gõ nội dung phụ đề.

[3] Căn chỉnh lại thời gian cho từng phụ đề để khớp với phân cảnh.

[4] Chọn Add để bổ sung phụ đề.

Chọn Apply để đóng hộp thoại và lưu lại các phụ đề vừa tạo.

Bước 3. Xem lại toàn bộ đoạn phim để kiểm tra. Thực hiện lại các bước trên để điều chỉnh nếu cần.

Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 30: Biên tập phim

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Biên tập phim, giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay