Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 27: Công cụ vẽ và một số ứng dụng

Soạn mới Giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài Công cụ vẽ và một số ứng dụng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

BÀI 27: CÔNG CỤ VẼ VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Nắm được khái niệm lớp ảnh.
  • Biết được một số công cụ vẽ đơn giản.
  • Thực hiện được một số ứng dụng để tẩy, làm sạch và xóa các vết xước trên ảnh.
  • Vẽ thêm các chi tiết đơn giản.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe, tự giác học tập và hoàn thành nhiệm vụ; tích cực tham gia các hoạt động học tập trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của GV.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tế, phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa Tin học với các môn học khác.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông:
  • Nắm được khái niệm lớp ảnh.
  • Biết một số công cụ vẽ đơn giản.
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Vận dụng kiến thức đã học về công cụ vẽ để thực hành tạo sản phẩm ảnh số.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, tính cẩn thận, chăm chỉ trong học tập và công việc.
  • Kiên trì, tỉ mỉ, thẩm mĩ tốt.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy tính có cài sẵn phần mềm GIMP, máy chiếu.
  • Các ảnh được sử dụng trong hoạt động thực hành.
  • Một vài ảnh cũ, trong đó môi và quần áo của người trong ảnh được tô màu.
  1. Đối với học sinh:
  • SGK Tin học 11 (Định hướng tin học Ứng dụng) – Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • SBT Tin học 11, vở ghi chép.
  • Tài liệu, thiết bị có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Gợi sự chú ý của HS về các thao tác cần thay đổi chi tiết trên ảnh. Từ đó đi vào giới thiệu các công cụ để sửa và vẽ thêm lên ảnh.
  3. b) Nội dung: GV đặt vấn đề, HS trả lời câu hỏi Khởi động trang 128 SGK.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi khởi động trang 128 SGK.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Khởi động tr.128 SGK:

          Khi chỉnh sửa ảnh em muốn thực hiện những công việc gì? Em đã dùng những phần mềm chỉnh sửa ảnh nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

- GV hướng HS tập trung vào việc chỉnh những khuyết điểm trên ảnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV gọi đại diện một số HS trả lời.

+ Xóa nhược điểm (nốt ruồi, tàn nhang, chi tiết không mong muốn như rác trên bãi cỏ).

+ Chỉnh sửa chi tiết (mắt nhắm, thêm người vắng mặt,...)

+ Một số phần mềm chỉnh sửa ảnh: photoshop, snapseed,...

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 27: Công cụ vẽ và một số ứng dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về lớp ảnh

  1. a) Mục tiêu:

- Giới thiệu với HS về lớp ảnh.

- Chỉ ra cho HS thấy sự cần thiết của việc chỉnh sửa ảnh trên các lớp khác nhau.

  1. b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS các tác vụ trên lớp; HS đọc hiểu mục, quan sát Hình 27.1 - 27.2 và hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ.
  2. c) Sản phẩm: Giới thiệu về lớp ảnh.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu Hình 27.1, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.128 SGK:

Khi làm phim, các cảnh quay thường diễn ra như Hình 27.1. Em có biết nền màu xanh để làm gì không?

Hình 27.1. Ảnh với nền xanh

- Sau khi HS trả lời câu hỏi Hoạt động 1, GV dẫn dắt vào kiến thức mới: Nhờ có phần phông xanh, hình ảnh được tách thành các lớp khác nhau, hình ảnh trên các lớp này được xử lí riêng biệt và tổng hợp lại để thu được hình ảnh như chúng ta xem được trên phim.

- GV hướng dẫn HS một số tác vụ cơ bản trên lớp: tạo một lớp mới, xóa lớp, tạo bản sao, gộp lớp.

- GV yêu cầu HS chú ý:

+ Các lớp không có hình con mắt sẽ không được hiển thị trong vùng hiển thị ảnh ở giữa màn hình.

+ Lớp đang chỉnh sửa là lớp được đánh dấu xanh trong hộp thoại Layer. Các tác động chỉnh sửa chỉ tác động lên lớp này, không tác động lên lớp khác. Nếu lớp này nằm ở phía dưới, cần đảm bảo hiển thị đúng lớp (ví dụ: tắt hiển thị các lớp trên) để có thể nhìn rõ tác động của các thao tác chỉnh sửa mà mình đang thực hiện.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố tr.128 SGK: Trong Hình 27.2, lớp nào được hiển thị, lớp nào không?

- GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 1, quan sát Hình 27.2 và hướng dẫn của GV, sau đó lên trình bày và thực hiện lại các thao tác cơ bản trên lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.128, quan sát hình 27.2 và hướng dẫn của GV, thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi Hoạt động 1:

Phần màu xanh được loại bỏ đi trong khi xử lí kĩ xảo và ghép hình ảnh khác vào cho phù hợp với khung cảnh và diễn xuất của diễn viên.

- GV gọi 1 - 2 HS trả lời câu hỏi củng cố tr.128 SGK:

Hai lớp được hiển thị là LSC SK, lớp Org không được hiển thị.

- GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hiện các tác vụ cơ bản trên lớp.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhấn mạnh với HS về việc thực hiện chỉnh sửa trên bản sao của lớp cần sửa.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Giới thiệu về lớp ảnh

- Mỗi lớp ảnh chứa một số đối tượng của ảnh để có thể xử lí riêng.

- Thứ tự sắp xếp của các lớp quyết định ảnh sản phẩm.

- Một số tác vụ cơ bản trên lớp:

+ Tạo một lớp mới New Layer.

+ Xóa lớp được chọn Delete Layer.

+ Tạo bản sao của lớp được chọn Duplicate Layer.

+ Gộp lớp Merge Down.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số công cụ vẽ

  1. a) Mục tiêu: HS biết được một số công cụ vẽ đơn giản.
  2. b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS các thao tác với công cụ vẽ; HS đọc hiểu mục, quan sát Hình 27.3, Bảng 27.1 và hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ.
  3. c) Sản phẩm: Giới thiệu một số công cụ vẽ.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu Hình 27.3, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi Hoạt động 2 tr.129 SGK:

Hình 27.3 là một bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Kusakabe Kimbei được chụp từ những năm 1870. Em có thể xác định được tác giả đã phải vẽ thêm những gì để thu được tấm hình này không?

- Sau khi HS trả lời câu hỏi Hoạt động 2, GV dẫn dắt vào kiến thức mới: Như cầu vẽ thêm ảnh xuất hiện từ khi bắt đầu có ảnh chụp, với các phần mềm chỉnh sửa ngày nay, ta không chỉ vẽ thêm mà còn cắt bớt hay chỉnh lại các chi tiết trên ảnh.

- GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 2, quan sát Bảng 27.1 để hình thành kiến thức mới về các công cụ vẽ.

- GV hướng dẫn HS thao tác sử dụng các công cụ vẽ, thiết lập các thông số liên quan đến kiểu cọ và kích thước.

- GV giới thiệu với HS về việc vẽ các hình cơ bản như hình chữ nhật, hình tròn,... bằng cách tạo vùng chọn rồi sử dụng công cụ Bucket Fill để đổ màu. Thay đổi thông số như Rounded corners để thu được hình có góc cong hay thay đổi thông số Position và Size để xác định vị rí và kích thước cụ thể tùy theo hình cần vẽ.

- GV lưu ý HS về việc sử dụng công cụ tẩy và màu nền của lớp tương ứng.

- GV yêu cầu HS lên trình bày và thực hiện các thao tác với công cụ vẽ.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố tr.129 SGK: Nêu sự khác nhau giữa hai công cụ Clone Healing.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS thảo luận nhóm đôi, đọc SGK, quan sát Hình 27.3  trả lời câu hỏi.

- HS quan sát hướng dẫn của GV, đọc hiểu thông tin mục 2, quan sát Bảng 27.1.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi Hoạt động 2 tr.129 SGK:

Toàn bộ bức ảnh này được tô màu bằng tay. Các vệt mưa được tạo bởi các vết xước trên phim âm bản.

- GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hành các thao tác sử dụng công cụ vẽ.

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Củng cố tr.129 SGK:

Clone sử dụng chính xác vùng chọn để dán lên điểm cần vẽ trong khi Healing sẽ hòa trộn mẫu tại hai vị trí để thực hiện.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.

- GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

2. Giới thiệu một số công cụ vẽ

- Các công cụ vẽ là phương tiện để chúng ta vẽ thêm chi tiết hoặc loại bỏ các nhược điểm trên ảnh.

- Các công cụ vẽ trong GIMP được cung cấp trong bảng chọn Tools → Paint Tools.

- Công cụ vẽ gồm ba nhóm chính:

+ Vẽ thêm: Paint Brush, Bucket Fill, Gradient.

+ Tẩy: Eraser.

+ Vẽ bằng vùng chọn: Clone, Healing (thường dùng để sửa nhược điểm trên ảnh hay lấp đầy một vùng ảnh đã cắt).

Bảng 27.1. Một số công cụ vẽ thường dùng (Đính kèm dưới hoạt động)

 

Bảng 27.1. Một số công cụ vẽ thường dùng

Công cụ

Chức năng

Lưu ý

Paint Brush

Vẽ thêm cho lớp đang chọn

Chọn kiểu cọ vẽ trong hộp thoại Brushes bên phải màn hình.

Bucket Fill

Tô màu vùng chọn.

Mặc định dùng màu nổi và tô cả vùng chọn. Có thể thay đổi trong mục Fill Type Affected.

Gradient

Tô màu chuyển sắc vùng chọn.

Mặc định chuyển từ màu nổi sang màu nền tuy nhiên có thể thay đổi trong hộp tùy chọn.

Eraser

Xóa điểm ảnh trên lớp đang chọn hoặc một vùng chọn.

Nếu lớp đang chọn không có kênh alpha thì điểm ảnh được xóa sẽ có màu nền. Ngược lại, nếu lớp có kênh alpha thì điểm ảnh trong suốt, hiển thị bởi lưới ô vuông xám – đen.

Clone

Vẽ bằng cách sao chép chính xác một vùng chọn.

Chọn độ nhòe và kích thước nét vẽ trong hộp tùy chọn.

Healing

Vẽ bằng cách sao chép một vùng chọn.

Tương tự như Clone nhưng công cụ này kết hợp giữa điểm ảnh ở vùng chọn và điểm ảnh cần vẽ (chỉnh sửa).

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về thiết lập màu sắc

  1. a) Mục tiêu: Giúp HS dễ hiểu hơn về khái niệm màu nền (background) và màu nổi (foreground).
  2. b) Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn HS các thao tác với công cụ vẽ; HS đọc hiểu mục, quan sát Hình 27.3, Bảng 27.1 và hướng dẫn của GV, thực hiện nhiệm vụ.
  3. c) Sản phẩm: Thiết lập màu sắc.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi Hoạt động 3 tr.130 SGK:

Khi viết trên bảng, các thầy cô sử dụng phấn màu trắng, còn khi viết trong vở học sinh thường dùng mực màu gì? Tại sao không dùng bút mực trắng?

- Sau khi HS trả lời câu hỏi Hoạt động 3, GV dẫn dắt vào kiến thức mới: Màu của bảng hay của giấy viết đóng vai trò là màu nền, còn màu bút viết lên là màu nổi, được chọn tùy theo ý định – cần làm nổi bật hay không.

Khi tẩy một hình đã vẽ hãy một chữ đã viết thì màu ta nhìn thấy sẽ là màu nền trong hai trường hợp trên.

Còn khi viết trên một tấm bìa mica trong suốt thì khi tẩy đi ta sẽ nhìn thấy hình ảnh ở phía sau, giống như khi một lớp có kênh alpha.

- GV yêu cầu HS đọc hiểu mục 3, quan sát Hình 27.4 để hình thành kiến thức mới về thiết lập màu sắc.

- GV minh họa việc chọn màu cho HS – chọn trên thanh màu sắc để xác định dải màu trước, sau đó chọn vị trí màu trên hình chữ nhật để xác định màu chính xác.

- GV hướng dẫn HS chọn nhanh trong các màu được dùng gần đây bằng cách chọn trong các ô hình chữ nhật nằm bên dưới hộp thoại, phía trên cụm các nút Reset OK – Cancel.

- Nếu đã biết giá trị màu, chỉ cần nhập vào ô HTML notation.

- GV hướng dẫn HS sử dụng công cụ Color Picker để chọn màu cần thiết nhanh và chính xác. (Nếu chọn chính xác một màu đã xuất hiện ở một vùng khác ta chỉ cần chọn công cụ và nháy chuột vào vùng đó; thay đổi một chút trên vùng chọn vị trí màu nếu ta muốn thay đổi một chút so với màu gốc.

- GV yêu cầu một số HS lên thực hiện các thao tác thiết lập màu sắc.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi củng cố tr.130 SGK:

Có ba lớp ảnh theo thứ tự từ dưới lên là 1, 2 và 3. Lớp 1 có một bông hoa, lớp 2 có một quả táo và lớp 3 có một chiếc bàn. Biết chỉ có lớp 2 có kênh alpha và độ mờ của cả 3 lớp là 100. Hỏi khi hiển thị cả ba lớp em thấy hình gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS trả lời câu hỏi Hoạt động 3 tr.130 SGK.

- HS quan sát hướng dẫn của GV, đọc hiểu thông tin mục 3 và quan sát Hình 27.4.

- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi củng cố tr.130 SGK.

- GV quan sát, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Hoạt động 3 tr.130 SGK:

Khi viết trên bảng  thông thường các thầy cô sử dụng phấn màu trắng vì bảng có màu đen hoặc xanh nên viết bằng màu n trắng sẽ nổi hơn các màu đỏ, vàng, xanh.

Khi viết lên giấy – nền trắng – nên màu mực cần chọn màu nổi như đen, xanh 3 đậm để dễ nhìn.

- GV mời 1 - 2 HS lên trình bày và thực hành các thao tác thiết lập màu sắc.

- GV mời 1 - 2 nhóm HS trả lời câu hỏi Củng cố tr.130 SGK:

Theo thứ tự hiển thị, lớp 3 nằm trên cùng, độ mờ là 100 nên ta không nhìn thấy hình bên dưới. Do đó ta nhìn thấy chiếc bàn.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS.

- GV tổng kết kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

3. Thiết lập màu sắc

- Ngoài ba kênh màu cơ bản R, G và B, giá trị màu sắc của các điểm ảnh còn có một kênh nữa là kênh alpha.

- Để thêm kênh alpha vào một lớp: nháy nút phải vào lớp và chọn Add Alpha Chanel. Ngược lại, để xóa kênh alpha chọn Remove Alpha Chanel.

- Màu nổi (Foreground) là màu dùng cho các công cụ vẽ.

- Màu nền (Background) được coi là màu giấy vẽ.

- Khi dùng công cụ Eraser để xóa một điểm ảnh, nếu không có kênh alpha thì điểm ảnh đó sẽ có màu nền, còn nếu có kênh alpha thì điểm ảnh đó không có màu, ta có thể nhìn thấy hình ảnh ở lớp dưới tại vị trí được xóa.

- Để chọn màu cho màu nổi/màu nền: nháy chuột vào ô tương ứng. Trong hộp thoại chọn màu, chọn dải màu trước rồi nháy chuột vào màu muốn chọn.

Có thể sử dụng công cụ Color Picker để lấy màu từ một điểm ảnh.

 

Soạn mới giáo án Tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức bài 27: Công cụ vẽ và một số ứng dụng

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức mới, soạn giáo án khoa học máy tính 11 kết nối tri thức bài Công cụ vẽ và một số ứng dụng, giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức

Soạn giáo án tin học ứng dụng 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay