Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 15: BẢO MẬT VÀ AN TOÀN HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
https://www.youtube.com/watch?v=lVJPgNzV5Tc
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV dẫn dắt, đặt vấn đề cho HS: Mỗi hệ CSDL đều được xây dựng với mục đích xác định nhằm phục vụ một hệ thống quản lí như hệ thống bán vé máy bay, đặt chỗ khách sạn, quản lí bệnh án ở bệnh viện, quản lí kết quả học tập, quản lí website mạng xã hội… Từng có nhiều thông tin về việc những khối lượng lớn dữ liệu bị đánh cắp, những tài khoản người dùng mạng xã hội bị gán những phát biểu sai trái… Tình trạng này xảy ra một phần do các hệ CSDL liên quan chưa được bảo vệ đủ tốt.
Ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=pMX5Irq0Vys&t=6s
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời: Cần phải làm gì để đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ CSDL?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV gọi đại diện một số HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 15: Bảo mật và an toàn hệ cơ sở dữ liệu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bảo mật hệ CSDL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt vấn đề: “Tất cả người dùng internet đều có thể tìm kiếm, được xem danh sách các bản nhạc theo tên bản nhạc, tên ca sĩ, tên nhạc sĩ mà không cần đăng nhập hệ thống. Ngoài ra, một số người dùng xác định có quyền nhập thêm dữ liệu về bản nhạc mới, nhạc sĩ mới và ca sĩ mới .” yêu cầu HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi: Theo em, cần phải tổ chức phân quyền truy cập CSDL như thế nào để đáp ứng các yêu cầu trên? - Dựa trên ví dụ vừa nêu ở Hoạt động 1, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố trang 75 SGK: Nêu tóm tắt các quyền của các tài khoản moderator và admin. - Trên cơ sở kiến thức vừa nêu, GV yêu cầu HS khái quát công tác bảo mật CSDL. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS thảo luận nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện nhóm HS trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của HS. | - Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 73 SGK: + Website âm nhạc được xây dựng nhằm phục vụ tất cả người dùng yêu âm nhạc, họ cần có quyền tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến các bản thu âm nhạc. + Nhưng nếu ai cũng có quyền thêm, xóa, sửa dữ liệu thì có thể mất hết dữ liệu hoặc dữ liệu không còn đáng tin cậy. + Vì vậy, cần phải chia người dùng thành các nhóm khác nhau với các quyền truy cập khác nhau: ⮚ Nhóm người dùng chỉ có quyền tìm kiếm, xem các dữ liệu đã có. ⮚ Nhóm người dùng có quyền thêm mới dữ liệu nhưng không có quyền xóa, sửa. ⮚ Nhóm người dùng có quyền sửa, xóa dữ liệu nhưng không có quyền sửa cấu trúc dữ liệu. ⮚ Nhóm người dùng có toàn quyền. - Hướng dẫn trả lời câu hỏi củng cố trang 75 SGK: + Trong ví dụ bài học này, các tài khoản moderator có các quyền cập nhật CSDL website âm nhạc. + Tài khoản admin có toàn quyền với CSDL website âm nhạc nhưng không có quyền với các CSDL khác cùng được quản trị bởi hệ QTCSDL. - Kết luận bảo mật hệ CSDL (đính kèm dưới hoạt động 1). |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác