CHIA SẺ
Câu 1: Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:
a) Dũng cảm trong lao động
b) Dũng cảm trong chiến đấu
c) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải
Hướng dẫn trả lời:
Những bài thơ, câu chuyện trong sách nói về những hành động dũng cảm là:
a) Dũng cảm trong lao động: câu chuyện Xả thân cứu đoàn tàu
b) Dũng cảm trong chiến đấu: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
c) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải: câu chuyện Sự thật là thước đo chân lí
Câu 2: Trao đổi về một số biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:
a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi.
b) Khi thấy bạn làm điều sai trái
c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải
Hướng dẫn trả lời:
a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi, em dũng cảm nhận lỗi và sửa sai
b) Khi thấy bạn làm điều sai trái, em thẳng thắn góp ý với bạn để bạn nhận ra lỗi sai và sửa sai
c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải, em sẽ thẳng thắn nói lên quan điểm, ý kiến của mình.
BÀI ĐỌC 1: “BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH”
Câu 1: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì?
Hướng dẫn trả lời:
Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, vũ khí vào chiến trường miền Nam
Câu 2: Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Điểm khác thường ở chiếc xe của họ là những chiếc xe đều không có kính. Những chiếc xe không có kính là bởi bị bom đạn của quân giặc tàn phá vỡ kính xe.
Câu 3: Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua
Hướng dẫn trả lời:
Những hình ảnh, từ ngữ nói lên nguy hiểm, khó khăn mà các chiến sĩ phải trải qua là:
+ Xe không có kính
+ Bom giật, bom rung, bom rơi
+ Mưa tuôn, mưa xuối như ngoài trời
Câu 4: Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
Hướng dẫn trả lời:
Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ như sau:
Khổ thơ | Khó khăn, nguy hiểm | Thái độ của các chiến sĩ |
Khổ 1 | Bom giật, bom rung, kính vỡ | Vẫn ung dung ngồi trong buồng lái |
Khổ 2 | Gió lùa vào xe | Nhìn ngắn con đường, bầu trời sao và cánh chim |
Khổ 3 | Mưa tuôn, mưa xối vào trong xe | Vẫn lái thêm trăm cây số nữa |
Khổ 4 | Bom rơi | Họp thành tiểu đội, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ đi rồi |
Thái độ của những người chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm như vậy đã cho ta thấy được họ là những người lính dũng cảm, tài ba. Họ sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, gian khổ, quyết tâm chiến đấu, góp sức mình vào công cuộc bảo vệ đất nước
Câu 5: Chủ đề của bài thơ là gì?
Hướng dẫn trả lời:
Chủ đề của bài thơ là ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan, yêu đời của những người lính chiến sĩ lái xe.
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm
- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về con vật
Hướng dẫn trả lời:
- Em có thể đọc tham khảo câu chuyện Nữ thần băng giá (Truyện cổ tích Andersen) và bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu
- Em có thể đọc bài báo “Động vật hoang dã trên bờ vực tuyệt chủng” của báo Thiếu niên Tiền Phong
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích)
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên
Hướng dẫn trả lời:
- Bài thơ Lượm của tác giả Tố Hữu kể về cậu bé Lượm nhỏ tuổi làm công việc liên lạc vô cùng nguy hiểm trong thời kì kháng chiến bảo vệ độc lập Tổ quốc
Hình ảnh mà em thích: “Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh”
- Cảm nghĩ của em về bài thơ Lượm: “Lượm” là một bài thơ cảm động về chú bé liên lạc dũng cảm. Chú bé ấy đã hoàn thành tốt công việc của mình và hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ.
BÀI VIẾT 1: TẢ CON VẬT
I. Nhận xét
Câu 1: Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn
Hướng dẫn trả lời:
Bài văn trên có 4 đoạn
Nội dung của từng đoạn là:
Đoạn 1 (từ đầu đến…khu chăn nuôi): giới thiệu con thỏ trắng
Đoạn 2 (từ Chú thỏ trắng có bộ lông nõn nà đến…nghe rất tính): tả hình dáng (ngoại hình) của chú thỏ
Đoạn 3 (từ Con thỏ trắng đến…nhanh nhẹn, láu táu): miêu tả tính cách, hoạt động của thỏ trắng
Đoạn 4 (còn lại): nêu tình cảm, suy nghĩ của tác giả đối với thỏ trắng
Câu 2: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật?
Hướng dẫn trả lời:
Từ bài tập trên, em có thể thấy cấu tạo của bài văn tả con vật gồm có 3 phần:
+ Mở bài: giới thiệu con vật
+ Thân bài: miêu tả hình dáng, tính cách, hoạt động của con vật
+ Kết bài: nêu tình cảm, suy nghĩ của người viết đối với con vật được tả
III. Luyện tập
Trình tự miêu tả của bài văn sau đây có gì khác bài Con thỏ trắng?
Hướng dẫn trả lời:
Điểm khác biệt giữa hai bài văn Con thỏ trắng và Điệu múa trên đồng cỏ:
Con thỏ trắng | Điệu múa trên đồng cỏ |
Miêu tả con thỏ trong thời điểm nhất định (tả lần lượt ngoại hình, hoạt động của con thỏ trong thời điểm người viết quan sát) | Tả theo trình tự thời gian (từ lúc đàn chim bay về đến lúc đàn chim chồng làm tổ, kiếm thức ăn cho chi mvợ, chim non ra đời, rồi lớn lên, tập múa) |
KỂ CHUYỆN: CHIẾC TẨU
Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện
Câu 2: Trao đổi:
a) Vì sao Gioi-xơ có cảm giác “hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên”
b) Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?
Hướng dẫn trả lời:
a) Gioi-xơ có cảm giác “hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên” vì cậu bé thấy mình đã suy nghĩ đúng, làm đúng, vượt qua đươcj những cám dỗ trong lòng mình và lớn lên
b) Điểm đáng quý của Gioi-xơ là nhận ra lỗi của mình và dũng cảm sửa sai