CHIA SẺ: TRÒ CHƠI TÌM ĐƯỜNG
Hướng dẫn trả lời:
Đường bay về tổ phù hợp của các chị ong:
- Chăm học: đọc sách – tập vẽ tranh – tập đàn – tập thể thao – làm bài tập.
- Chăm làm: tưới cây – nấu cơm – quét nhà – phơi quần áo – trông em.
Câu 2: Em đã làm được những việc gì giống các chị ong?
Hướng dẫn trả lời:
Những việc em đã làm giống các chị ong: đọc sách, làm bài tập, tưới cây, nấu cơm, phơi quần áo, quét nhà.
BÀI ĐỌC 1: VĂN HAY, CHỮ TỐT
Câu 1: Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?
Hướng dẫn trả lời:
Nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém bởi vì viết chữ rất xấu.
Câu 2: Điều gì xảy ra khiến Cao bá Quát quyết tâm luyện viết chữ thật đẹp?
Hướng dẫn trả lời:
Sự việc xảy ra khiến Cao Bá Quát quyết tâm viết chữ thật đẹp bởi vì:
Bà lão hàng xóm nhờ Cao Bá Quát viết một lá đơn. Nhưng chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện viết chữ của Cao Bá Quát?
Hướng dẫn trả lời:
Những chi tiết cho thấy quyết tâm luyện viết chữ của Cao Bá Quát:
- Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.
- Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ.
- Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Câu 4: Các thành ngữ “xuất khẩu thành thơ”, “văn hay chữ tốt” nói lên điều gì về Cao Bá Quát?
Hướng dẫn trả lời:
Các thành ngữ “xuất khẩu thành thơ”, “văn hay chữ tốt” đã thể hiện Cao Bá Quát là một người giỏi giang, ý tứ thơ rất chuẩn mực, sắc sảo, rất có tài năng văn chương.
Câu 5: Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Hướng dẫn trả lời:
Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học: phải chăm chỉ học tập rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Hướng dẫn trả lời:
Em có thể tham khảo câu chuyện “Bàn chân kì diệu” hoặc câu chuyện “Ông Trạng thả diều”
Em có thể tìm đọc bài báo về thầy Nguyễn Ngọc Kí
Câu 2: Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Hướng dẫn trả lời:
- Tên bài đọc: Bàn chân kì diệu
- Sự việc:
+ Ký bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn được cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Em quyết định đến lớp xin vào học.
+ Khi biết được hoàn cảnh và tình trạng đôi bàn tay của Ký, cô giáo Cương không dám nhận em vào học.
+ Mấy hôm sau cô giáo tới thăm Ký, nhìn thấy em đang ngồi trong sân dùng chân hí hoáy tập viết, hình ảnh ấy khiến cô giáo vô cùng ngạc nhiên và xúc động.
+ Thế rồi, Ký lại đến lớp và lần này em được nhận vào học.
+ Có lúc em cũng nản lòng muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ có cô giáo Cương và bạn bè bên cạnh động viên, giúp đỡ Ký lại cố gắng, kiên trì, ngày mưa cũng như ngày nắng luôn chuyên cần đến lớp.
+ Nhờ luyện tập kiên trì, Ký đã thành công.
- Nhân vật: cô giáo Cương, Ký.
- Hình ảnh: Nguyễn Ngọc Ký tập viết bằng chân.
- Câu văn em thích: Bước qua cổng cô vừa ngạc nhiên, vừa xúc động: Ký đang ngồi giữa sân hí hoáy tập viết.
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Nhờ sự nỗ lực của mình, Ký đã vượt lên trên sự khiếm khuyết của đôi tay để trở thành một học sinh giỏi, viết chữ đẹp. Sau này trở thành một nhà giáo ưu tú.
BÀI VIẾT 1: VIẾT ĐƠN
Đọc đơn sau và trả lời câu hỏi:
a) Về hình thức, đơn gồm mấy phần? Mỗi phần có những mục nào?
b) Về nội dung, đơn cần viết những gì?
Hướng dẫn trả lời:
a) Về hình thức, đơn gồm 3 phần.
- Phần 1 gồm:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
+ Tên đơn
+ Tên người làm đơn
- Phần 2 gồm:
+ Giới thiệu bản thân
+ Trình bày nguyện vọng
+ Lời cam kết
- Phần 3 gồm: Chữ ký, họ và tên của người viết đơn
b) Về nội dung, đơn cần viết: giới thiệu bản thân, trình bày nguyện vọng và lời cam kết.
III. Luyện tập
Câu 1: Kể một số trường hợp em cần viết đơn:
a) Viết đơn trình bày nguyện vọng của em.
M: Xin tham gia một hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, văn nghệ.
b) Viết đơn trình bày nguyện vọng của tổ hoặc lớp em.
M: Đề nghị sắp xếp lại nhóm học tập cho phù hợp hơn.
c) Giúp bố mẹ viết đơn trình bày nguyện vọng của gia đình hoặc xóm, phố em.
M: Đề nghị làm khu vui chơi cho trẻ em.
Hướng dẫn trả lời:
Một số trường hợp em cần viết đơn:
a) Xin nghỉ học, xin mượn sách của thư viện, xin tham gia câu lạc bộ,…
b) Đề nghị sắp xếp lại chỗ ngồi,…
c) Đề nghị lắp hệ thống đèn đường,…
Câu 2: Trong mỗi trường hợp trên, em cần viết đơn gửi ai hoặc cơ quan, tổ chức nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) Đơn xin nghỉ học gửi giáo viên chủ nhiệm, đơn xin mượn sách gửi cô văn thư, đơn xin tham gia câu lạc bộ gửi ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
b) Đơn gửi giáo viên chủ nhiệm.
c) Đơn gửi trưởng thôn.
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN TẤM HUY CHƯƠNG
Câu 1: Nghe và kể lại câu chuyện
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh lắng nghe cô giáo kể chuyện và kể lại câu chuyện
Câu 2: Trao đổi về câu chuyện
a) Điều gì ở cậu bé Xtác-đi khiến các bạn khâm phục?
b) Câu chuyện trên gợi cho em những cảm nghĩ gì?
Hướng dẫn trả lời:
a) Điều ở cậu bé Xtác – đi khiến các bạn khâm phục là: tinh thần dũng cảm, cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu
b) Câu chuyện truyền cho em động lực phải cố gắng, nỗ lực mỗi ngày