Soạn siêu ngắn tiếng việt 4 Cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng - Bài đọc 2

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng việt 4 bộ sách cánh diều bài 3: Như măng mọc thẳng - Bài đọc 2. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

BÀI 3: NHƯ MĂNG MỌC THẲNG

BÀI ĐỌC 2: MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

Câu 1: Tô Hiến Thành đã thể hiện sự chính trực như thế nào trong việc thực hiện di chiếu của vua Lý Anh Tông?

Hướng dẫn trả lời:

Để thể hiện sự chính trực, Tô Hiến Thành đã không nhận vàng, nhất quyết không nghe bà Chiêu Linh đút lót, mong ông đưa con bà là Long Cán lên ngôi. 

Tô Hiến Thành quyết làm theo di chiếu lập Long Cần làm vua. Đó là vua Lý Cao Tông.

Câu 2: Khi Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông điều gì? Ông trả lời thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng, Đỗ thái hậu và vua hỏi ông: Nếu chẳng may ông mất thì ai sẽ là người thay ông?

Câu 3: Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi biết sự lựa chọn của Tô Hiến Thành? 

Hướng dẫn trả lời:

Vì khi ông lâm bệnh nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tả do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.

Câu 4: Tô Hiến Thành giải thích như thế nào về sự lựa chọn của mình?

Hướng dẫn trả lời:

Tô Hiến Thành giải thích: Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tấn Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá.

Câu 5: Qua lời giải thích của Tô Hiến Thành, em có suy nghĩ gì về tính cách của ông?

Hướng dẫn trả lời:

Qua lời giải thích của Tô Hiến Thành, em thấy ông là người có tính cách thẳng thắn, rõ ràng, không vì tình cảm cá nhân mà giải quyết việc nước. Khen thưởng và giải quyết đúng với sự thật.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NHÂN HOÁ

Câu 1: Các sự vật trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ nào?

Hướng dẫn trả lời:

Trời, mây, sấm được gọi bằng những từ ngữ: ông, chị.

Câu 2: Các sự vật trên và trăng, sao, đất được tả bằng những từ ngữ nào?

Hướng dẫn trả lời:

Mây: kéo đến.

Trăng, sao: trốn.

Đất: nóng lòng, chờ đợi. 

Quảng cáo

Sấm: vỗ tay, cười. 

Đất: hả hê, uống nước. 

Trời: bật lửa, xem.

Câu 3: Câu thơ nào cho thấy tác giả nói với mưa thân mật như nói với con người?

Hướng dẫn trả lời:

Đó là câu thơ: Xuống đi nào, mưa ơi!

II. Bài học

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ sau:

Đứng đâu là cao đấy

Mà chẳng che lấp ai

Dáng khiêm nhường, mảnh khảnh

Da bạc thếch tháng ngày.

 

Mà tấm lòng thơm thảo

Đỏ môi ngoại nhai trầu

Thương yêu đàn em lắm 

Cho cưỡi ngựa tàu cau.

ĐẶNG HẤN

Hướng dẫn trả lời:

Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ là: 

+ Nói cây đứng như người.

+ Che lấp ai như dáng người che đi vật.

+ Khiêm nhường, mảnh khảnh là những đức tính, hình dáng của con người 

+ Da là một phần cơ thể người

+ Tấm lòng thơm thảo; thương yêu đàn em là đức tính tốt của con người

Câu 2: Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời:

Biện pháp nhân hoá trong hai khổ thơ trên có tác dụng: làm cây cau trở nên thân thiện, gắn bó với con người. Cây cau được trồng gần nhà nên cùng tham gia vào tất cả đời sống con người, như một người bạn thực sự. 

Câu 3: Viết 1 – 2 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối có hình ảnh nhân hoá.

Mẫu: Ven bờ, những luỹ tre duyên dáng nghiêng đầu, soi tóc xuống dòng sông.

Hướng dẫn trả lời:

Chú mèo nhà em hôm nay trông lười biếng đến lạ. Nghe thấy tiếng chuột con lít nhít râm ran trong tủ đồ mà chàng chuột ta không thèm đếm xỉa đến, cứ nằm lì mãi. 

BÀI VIẾT 2: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI

Câu 1: Đọc lại và tóm tắt bài văn Cây si theo bảng sau:

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu về cây si

 

Thân bài

Miêu tả các bộ phận của cây si

Rễ si:

Lá si:

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về cây si

 

Hướng dẫn trả lời:

Bố cục

Ý chính của đoạn

Nội dung

Mở bài

Giới thiệu về cây si

Cây si già hơn những cây khác: cây si cổ thụ đầu làng, cây si bé tí trong hòn non bộ của ông đều bé.

Thân bài

Miêu tả các bộ phận của cây si

Rễ si: như bộ “râu”, rất rậm và dài. Ngày mưa si lại càng ra thêm râu, râu cứ trắng ra. Bộ râu loà xoà.

Lá si: lá nhỏ, nhiều. Lá không rụng hàng loạt. Là thường xanh quanh năm.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về cây si

Lá si tặng con người bóng mát, chòm râu để trẻ ngắm nghía để nhớ đến những người già luôn yêu quý các em

Câu 2: Quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cây hoa (cây ăn quả hoặc cây lương thực) mà em yêu thích

Hướng dẫn trả lời:

Miêu tả cây hoa hồng:

  • Rễ cây: mọc thành chùm, khá cứng, đâm sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng

  • Gốc cây: lớn chừng hai ngón tay, cứng và có nhiều gai nhọn

  • Cành và thân cây: từ gốc, mọc ra ba đến bốn cành chính, từ cành chính mọc ra rất nhiều cành phụ; trên các cành nhánh có gai nhọn nhưng không cứng bằng gai ở gốc

  • Lá: lớn như cái thìa, mỏng, viền lá hình răng cưa, có màu xanh sẫm, lá non có màu tím hồng

  • Hoa: hoa hồng mọc ở đầu các cành, nhánh; hoa mọc thành chùm, mỗi chùm thường có từ 3 đến 7 nụ

  • Nụ hồng: nhỏ như hạt sen, có màu xanh do cuống hoa còn bọc bên ngoài

  • Hoa hồng: khi nở rộ lớn như bàn tay em bé, gồm nhiều cánh hoa xếp chồng lên nhau, cánh hoa hồng mềm mịn và mỏng, hoa có mùi thơm nồng nàn và lan xa

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng Việt 4 CD bài 3: Như măng mọc thẳng - Bài đọc 2, giải sách tiếng việt 4 cánh diều tập 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 cánh diều

TIẾNG VIỆT 4 CÁNH DIỀU TẬP 1

CHỦ ĐIỂM 1: CHÂN DUNG CỦA EM

TIẾNG VIỆT 4 CÁNH DIỀU TẬP 2

CHỦ ĐIỂM 11: TRÁI TIM YÊU THƯƠNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com