BÀI ĐỌC 4: NHỮNG CHÚ BÉ GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Câu 1: Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa có gì thú vị?
Hướng dẫn trả lời:
Những câu chuyện của Mi-sa và Xa-sa đều không có thật, là những câu chuyện do hai bạn tưởng tượng và tán dóc để tạo niềm vui cho nhau.
Câu 2: Vì sao Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go?
Hướng dẫn trả lời:
Mi-sa và Xa-sa bỏ về, không muốn ngồi cùng I-go vì Mi-sa và Xa-sa thấy vui với những câu chuyện tán dóc, không có thật nhưng giàu trí tưởng tượng. Còn I-go thì không cho là thú vị, vì vốn những điều đó không có thực. Bọn họ không cùng quan điểm với nhau.
Câu 3: Việc l-go làm có gì khác với trò chơi tán dóc của Mi-sa và Xa-sa?
Hướng dẫn trả lời:
I-go thích những việc thực tế, thậm chí muốn so bì, kiếm lợi về cho bản thân qua những chuyện có thật ở đời sống.
Câu 4: Theo em, tính cách của Mi-sa và Xa-sa có gì đáng yêu?
Hướng dẫn trả lời:
Mi-sa và Xa-sa biết lấy những câu chuyện tán dóc để yêu thương, đùm bọc mọi người. Không vì những câu chuyện tán dóc mà làm liên luỵ, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh. Đó là một cách tạo câu chuyện thú vị!
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: BÀI TẬP VỀ NHÂN HOÁ
Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
a) Sự vật nào được nhân hoá trong bài thơ?
b) Sự vật đó được nhân hoá bằng cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) Sự vật được nhân hoá trong bài thơ là Mặt trời.
b) Mặt trời được nhân hoá bằng cách gọi bằng đại từ xưng hô với người “ông”, các từ chỉ biểu cảm ở người: nhíu mắt, cười.
Câu 2: Kiểu nhân hoá nào được sử dụng trong các câu thơ, câu văn sau?
a) Buổi sớm, khi cậu gà ri tê tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.
Theo TÔ HOÀI
b) Bắt đền trăng đấy Trốn vào sau mây Để buồn cỏ cây Khóc mưa thút thít. | Trái bòng chẳng thiết Nằm ườn trên mâm Quả na lặng câm Mắt nhìn xa vắng. Nguyễn Đình Xuân |
c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
Hướng dẫn trả lời:
Các kiểu nhân hoá được sử dụng trong các câu thơ, câu văn là:
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người: cậu, chị, bác, lũ con, thím, ta.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người: bắt đền, trốn, buồn, khóc, thút thít, chẳng thiết, nằm ườn, lặng câm, mắt, nhìn, xa vắng.
c) Nói với sự vật như nói với người: cô, chúng tôi, xôn xao, reo nhảy, mừng rỡ, tranh nhau hỏi, không còn biết trả lời.
Câu 3: Viết 3 câu tả đồ vật hoặc con vật, cây cối, trong câu có hình ảnh nhân hoá.
Hướng dẫn trả lời:
- Chú mèo Mimi là một thành viên trong gia đình em
- Cô nàng hoa hồng xinh đẹp sáng nào cũng vươn mình khoe sắc
- Đám mây ủ rũ ướt át sau đêm mưa
GÓC SÁNG TẠO: QUAN SÁT VƯỜN CÂY
1. Em nghe thầy (cô) hoặc người hướng dẫn giới thiệu về khu vườn mà lớp em được tham gia quan sát.
2. Em ghi chép về đặc điểm cây hoa hồng:
Thân cây hoa hồng nhỏ, dáng mảnh khảnh. Thân cây có nhiều cành, có nhiều gai nhọn.
Lá non của cây hoa hồng có màu đỏ sẫm, khi già thì có màu xanh, quanh lá cây hoa hồng thì có viền răng cưa.
Nụ hoa hồng lúc bé có màu xanh
Dưới nụ hoa hồng là đài hoa có màu ngọc bích
Hoa hồng khi nở rộ có màu đỏ tươi, từng cánh hoa xếp đều lên nhau thành nhiều tầng
Hoa hồng có nhụy màu vàng
Hương thơm của hoa hồng chỉ thoang thoảng, nhẹ dịu
Ong bướm bay xung quanh hoa rất nhiều.
3. Em trao đổi về kết quả quan sát với thầy (cô) và bạn bè.