CHIA SẺ
Trò chơi: Hãy đoán ước mơ của tôi
Câu 1: Vẽ một hình đơn giản thể hiện ước mơ của em. Mẫu: hình máy bay
Hướng dẫn trả lời:
Em tự vẽ hình thể hiện ước mơ của mình
Câu 2: Trao đổi tranh và hỏi đáp với bạn để biết ước mơ của bạn là gì. Người hỏi chỉ được dùng tối đa 5 câu hỏi theo kiểu “Có phải ... không?”. Người đáp chỉ được trả lời “Phải.” hoặc “Không.".
Mẫu:
– Có phải bạn ước mơ được đi du lịch không? / Không.
– Có phải bạn ước mơ trở thành phi công không? / Không.
– Có phải bạn ước mơ trở thành kĩ sư chế tạo máy bay không? / Phải.
Hướng dẫn trả lời:
– Có phải bạn ước mơ sẽ mua được một chiếc ô tô đẹp không? / Không
– Có phải bạn ước mơ sẽ là kĩ sư lắp ráp ô tô không? / Không
– Có phải bạn ước mơ sẽ là người sửa xe ô tô không? / Không
– Có phải bạn ước mơ là người lái xe tắc xi không? / Phải
Câu 3: Trao đổi với bạn về ước mơ của em. Cho biết em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ ấy.
Hướng dẫn trả lời:
Em trao đổi với bạn về ước mơ của mình.
Để thực hiện ước mơ ấy, em sẽ học tập thật tốt, rèn luyện sức khỏe và tham gia những lớp học ngoại khóa kĩ năng cần thiết
BÀI ĐỌC 1: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
Câu 1: Vở kịch có những nhân vật nào?
Hướng dẫn trả lời:
Vở kịch có các nhân vật: Tin-tin, Mi-tin (em gái Tin-tin) và một số em bé.
Câu 2: Vì sao nơi diễn ra câu chuyện trong vở kịch được gọi là Vương quốc Tương Lai?
Hướng dẫn trả lời:
Nơi diễn ra câu chuyện trong vở kịch được gọi là Vương quốc Tương Lai vì ở đây tồn tại những thứ không có thật, rất khó để có những chuyện này ngoài đời sống thực tế.
Câu 3: Theo em, mỗi sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai sẽ làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Theo em, mỗi sáng chế của các em bé ở Vương quốc Tương Lai sẽ làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp: con người luôn luôn hạnh phúc, sẽ không bao giờ già đi và được sống mãi trong tuổi trẻ.
Câu 4: Em thích sáng chế nào? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Em thích sáng chế làm cho con người trẻ mãi không già.
Vì em mong muốn bố mẹ của em luôn trẻ và ở bên em mãi mãi.
Câu 5: Cách trình bày một vở kịch có gì khác với những câu chuyện mà em đã đọc (cách giới thiệu quang cảnh, nhân vật, cách xuống dòng, lời chỉ dẫn hành động của nhân vật,...)?
Hướng dẫn trả lời:
Cách trình bày một vở kịch khác với những câu chuyện em đã đọc: có những phần chú thích giải thích phần cần có trong vở kịch, các nhân vật lần lượt nối tiếp nhau nêu lời thoại; sử dụng cách xuống dòng cho mỗi lời thoại của một nhân vật khác nhau và có kèm chỉ dẫn hành động nhân vật cần làm gì.
TỰ ĐỌC SÁCH BÁO
Câu 1: Tìm đọc thêm ở nhà
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ, 1 vở kịch) về ước mơ
- 1 bài văn miêu tả cây cối hoặc 1 bài báo cung cấp thông tin về cây cối
Hướng dẫn trả lời:
Em có thể đọc tham khảo câu chuyện “Ước mơ của em” hoặc bài báo :Ứơc mơ được đến trường của cậu bé mắc bệnh xương thủy tinh
Câu 2: Điền vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh,..)
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên
Hướng dẫn trả lời:
Tên bài đọc: Ước mơ của được đến trường của cậu bé mắc bệnh xương thủy tinh
Nhân vật chính: cậu bé Đỗ Vinh Quang
Sự việc:
Cậu bé Vinh Quang bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ.
Vì bệnh nặng nên cậu không thể đến trường như các bạn đồng trang lứa
Ước mơ của cậu là được đến trường
Cậu đã cố gắng, nỗ lực vượt qua bệnh tật để được đến trường cùng các bạn
- Cảm nghĩ của em: Em rất khâm phục ý chí, nghị lực của bạn Vinh Quang
VIẾT: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng gì?
b) Các câu tiếp theo có quan hệ như thế nào với câu mở đoạn?
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên khác nhau như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) Câu mở đầu mỗi đoạn văn (câu mở đoạn) có tác dụng: Giới thiệu về loài cây định miêu tả, sẽ viết ở trong đoạn văn đó.
b) So với câu mở đoạn, các câu tiếp theo có quan hệ chặt chẽ, có liên quan. Miêu tả các bộ phận và các thành phần nhỏ hơn của cây đã giới thiệu ở câu mở đoạn.
c) Trình tự miêu tả của hai đoạn văn trên có sự khác nhau:
+ Ở đoạn văn 1: miêu tả hương thơm – màu sắc – bộ phận.
+ Ở đoạn văn 2: miêu tả lá cây trong từng mùa – miêu tả chi tiết trong từng mùa lá cây có gì.
Câu 2: Viết một đoạn văn (của bài văn tả cây cối mà em đã lập dàn ý) theo 1 trong 2 yêu cầu sau:
a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.
b) Tả một bộ phận của cây thay đổi ở những thời điểm khác nhau.
Hướng dẫn trả lời:
a) Tả một bộ phận của cây ở thời điểm nhất định.
Nắng lên cao rồi! Những cây hoa mười giờ như tiếng chuông đánh thức, đồng loạt chúm chím dần những nụ hoa tươi thắm dưới ánh mặt trời. Hoa cứ thở nở dần, bung dần, khoe ra những cánh hoa to dần của mình. Cánh hoa mỏng tơi, màu dịu nhẹ, khoẻ khoắn căng mọng nước sương mai. Nhìn ngắm hoa mười giờ vào lúc chúng mới đương nở quả là một khoảnh khắc diệu kì, thú vị.
KỂ CHUYỆN: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
Câu 1: Lập các đội kịch (gồm một tổ hoặc hai tổ phối hợp).
Hướng dẫn trả lời:
Tổ của em lập các đội kịch (gồm một tổ hoặc hai tổ phối hợp) để đóng kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”
Câu 2: Phân công nhiệm vụ: đạo diễn (người chỉ huy), người nhắc vở, các vai diễn.
Hướng dẫn trả lời:
Đội kịch của em phân công nhiệm vụ cho từng người phù hợp, là điểm mạnh của người đó khi đảm nhiệm vai trò trong vở kịch.
Câu 3: Tập diễn màn kịch:
– Các vai diễn có nét mặt, cử chỉ, giọng nói phù hợp. Những lần biểu diễn đầu tiên, các vai diễn có thể cầm sách giáo khoa để nhớ lời thoại.
– Người nhắc vở nhắc khẽ lời thoại nếu thấy các vai diễn chưa thuộc lỗi.
Hướng dẫn trả lời:
Đội kịch của em tập diễn màn kịch và lưu ý một vài nét như hướng dẫn của sách giáo khoa.
Câu 4: Chuẩn bị giấy mời xem kịch.
Hướng dẫn trả lời:
Các em tự thiết kế giấy mời