BÀI ĐỌC 2: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI (tiếp)
Câu 1: Vì sao Tin-tin và Mi-tin liên tục nhầm tên các loại quả?
Hướng dẫn trả lời:
Tin-tin và Mi-tin liên tục nhầm tên các loại quả vì các cậu chưa được thấy những loại quả đó bao giờ.
Câu 2: Những loại hoa quả ở khu vườn kì diệu nói lên ước mơ gì về Trái Đất trong tương lai?
Hướng dẫn trả lời:
Những loại hoa quả ở khu vườn kì diệu nói lên ước mơ về Trái Đất trong tương lai sẽ thật hiện đại, có thật nhiều những thứ tốt đẹp và tiện lợi phục vụ cho cuộc sống của con người.
Câu 3: Ở phần cuối của vở kịch, Tin-tin và Mi-tin đã gặp ai? Hãy nêu một vài chi tiết thú vị trong cuộc gặp ấy.
Hướng dẫn trả lời:
Ở phần cuối của vở kịch, Tin-tin và Mi-tin đã gặp em bé nhỏ nhất.
Một vài chi tiết thú vị trong cuộc gặp ấy là:
+ Em bé nhỏ nhất biết tên của Tin-tin và Mi-tin.
+ Em bé nhỏ nhất sẽ là em của anh chị, sẽ ra đời vào năm sau.
Câu 4: Hãy tưởng tượng và kể thêm những địa điểm thú vị khác ở Vương quốc Tương Lai (lớp học, sân bóng, nhà hát,...) mà Tin-tin và Mi-tin sẽ đến thăm.
Hướng dẫn trả lời:
Em tưởng tượng và kể thêm những địa điểm thú vị khác ở Vương quốc Tương Lai:
+ Lớp học có thể bay lơ lửng trên bầu trời, đón tất cả những bạn học sinh ở từng nhà bước lên lớp học để học tập luôn. Lớp học sẽ bay đến những nơi có trong sách để học sinh được ngắm cảnh và học tập thực tế.
+ Nhà hát của trường học sẽ có dàn âm thanh cực hay và chân thực. Nhà hát mời được tất cả những nghệ sĩ nổi tiếng nhất tới hát. Bất cứ học sinh nào dù không biết hát, chỉ cần cầm míc cũng có thể trở thành ca sĩ thực thụ.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐỘNG TỪ
Câu 1: Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái trong những câu dưới đây:
a) Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.
b) Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm.
Hướng dẫn trả lời:
a) Các từ chỉ hoạt động, trạng thái: nhặt, đốt, đi, tìm, bắc, thổi.
b) Các từ chỉ hoạt động, trạng thái: trổ.
Câu 2: Các từ vừa tìm được ở bài tập 1 chỉ hoạt động, trạng thái của những sự vật nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) Các từ chỉ hoạt động, trạng thái của các sự vật: cụ già, lá cây, mấy chú bé.
b) Các từ chỉ hoạt động, trạng thái các sự vật: hoa sầu riêng.
II. Bài học
III. Luyện tập
Câu 1: Tìm động từ trong đoạn kịch sau:
Em bé nhỏ nhất: (Từ phía góc phòng chạy ra) Em chào anh Tin-tin! Chào chị
Mi-tin!
Tin-tin, Mi-tin: Sao cậu biết tên chúng mình?
Em bé nhỏ nhất: Bởi vì em sẽ là em của anh và chị.
Mi-tin: Thế nào? Em sẽ ra đời ở nhà chị à?
Em bé nhỏ nhất: Đúng thế! Sang năm, em sẽ ra đời. Nhưng anh chị đừng có trêu chọc em nhé! Nào, hãy ôm em đi! (Tin-tin, Mi-tin và em bé ôm nhau.)
Hướng dẫn trả lời:
Các động từ trong đoạn kịch là: chào, trêu chọc, ôm.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu) nói về những việc em thường làm hằng ngày ở nhà hoặc ở trường và niềm vui của em khi làm những việc ấy. Chỉ ra các động từ em đã dùng trong đoạn văn đó.
Hướng dẫn trả lời:
Hàng ngày, em thường chăm chỉ dậy sớm để đánh răng, rửa mặt, soạn đồ dùng đi học đầy đủ. Bố mẹ luôn chờ em để cả nhà cùng nhau ăn cơm sáng. Có lẽ em đã học được cách tự lập và đúng giờ này từ bố mẹ của mình. Bố mẹ cũng thường dặn em: cần phải làm việc đúng giờ và cẩn thận nhất có thể.
Các động từ trong đoạn văn là: dậy, đánh, rửa, soạn, chờ, ăn, học, dặn, làm.
VIẾT: LUYỆN TẬP TẢ CÂY CỐI
Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài 4, viết bài văn tả cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát,…) mà em yêu thích
Hướng dẫn trả lời:
Trường em là một ngôi trường làng nhỏ ở phía trên đồi. Tuy không có những tòa nhà cao tầng đồ sộ và hiện đại như nơi khác. Nhưng trường em lại có rất nhiều cây xanh mát. Trong đó, đẹp nhất là một cây phượng to lớn được trồng ngay cạnh sân chào cờ.
Cây phượng ấy đã được trồng từ rất lâu rồi. Nghe bác bảo vệ kể, từ hồi chưa xây trường thì cây phượng đã có ở đó. Mà cũng chẳng ai chắc chắn được cây đã bao nhiêu tuổi rồi cả. Cây cao lắm, cao hơn cả tòa nhà ba tầng của trường em hẳn một khúc dài. Thân cây to lớn, đến phải bốn người ôm mới xuể. Các cành cây thì cành nào cành nấy to cứ như là bắp chân vậy. Các nhánh con thì nhiều không đếm hết, đan cài vào nhau tỏa ra các hướng. Tạo nên một tán lá rộng lớn. Vào những ngày hè nóng bức, dưới bóng mát của cây phượng, có thể chứa được cả gần ba lớp học cùng ngồi chơi cơ.
Tầm tháng năm, là cây phượng bắt đầu ra hoa. Khi các loài hoa khác đã cháy hết mình vào mùa xuân, thì nay phượng mới đủng đỉnh thay áo. Mới đầu là từng bông nhỏ màu đỏ, sau lan dần ra, rộng hơn. Cả tán phượng hồng rực lửa như có ai đã châm đuốc lên đó vậy. Mỗi khi có gió thổi ngang qua, các cánh hoa lại kéo nhau rơi lả tả xuống, đẹp như một bộ phim vậy. Những cô cậu học trò đứng dưới tán cây vọng lên mà ngẩn ngơ cả buổi chiều. Nhìn phượng nở đỏ lửa, trong mỗi chúng em luôn dâng lên những cung bậc cảm xúc khó tả. Đó là sự lo lắng khi phải đối mặt với kì thi lớn, là niềm vui khi sắp được nghỉ hè và cũng là nỗi buồn khi sắp tạm xa thầy cô, bạn bè và mái trường.
Đối với em, cây phượng không chì là cây tỏa bóng mát, mà nó đã trở thành một người bạn thân thiết, một biểu tượng của những ngày tháng học trò hồn nhiên và vô tư.