Soạn siêu ngắn Tiếng Việt 4 chân trời bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn tiếng Việt 4 bộ sách chân trời sáng tạo bài 3: Thuyền trưởng và bầy ong. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 3: THUYỀN TRƯỞNG VÀ BẦY ONG 

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Chia sẻ với bạn những điều em quan sát được trong bức tranh của bài đọc.

Trả lời: 

Trong bức tranh của bài đọc có hình ảnh cậu bé đang thả diều cùng chú chó trên một cánh đồng tràn ngập sắc màu, hương hoa và có rất nhiều ong đang hút mật.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

a) Đọc bài thơ: Thuyền trưởng và bầy ong - Thục Linh

Câu 1: Hình ảnh đàn ong trong khổ thơ thứ nhất có gì đẹp?

Trả lời: 

Trong khổ thơ thứ nhất, hình ảnh bầy ong được nhân hóa lên. Đôi cánh chở nắng, bay qua vươn mướp vàng, ghé cành râm bụt đỏ nhưng bầy ong vẫn chăm chỉ làm việc với thành quả là bình mật đầy.

Câu 2: Cách tả trò chơi thả diều trong bài có gì thú vị?

Trả lời: 

Tác gải miêu tả rò chơi thả diều giống như chèo lái con thuyền bởi diều giống như buồm căng gió, màu trời xanh là màu của đại dương, người thả diều giống như thuyền trưởng.

Câu 3: Tìm từ ngữ, hình ảnh cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư.

Trả lời: 

Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khổ thơ thứ ba và thứ tư được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh:

  • Chiều loang dần trên cát
  • Tiếng chim gọi ngày
  • Nắng quánh vàng như mật
  • Sao thắp hải đăng
  • Sương giăng

Câu 4: Khổ thơ cuối bài thơ nói lên ước mơ gì của bạn nhỏ?

Trả lời: 

Khổ thơ cuối bài thơ nói lên ước mơ được bay cao, bay xa, được khám phá và cống hiến cho quê hương của bạn nhỏ.

Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm: Những ước mơ xanh

a) Tìm đọc một bài thơ hoặc một lời bài hát viết về:

Trả lời: 

Ví dụ bài thơ "Em mơ" - Mai Thị Bích Ngọc

b) Ghi chép những hình ảnh thể hiện ước mơ trong bài thơ hoặc lời bài hát vào Nhật kí đọc sách.

Trả lời: 

Hôm nay, em đã đọc bài thơ "Em mơ" của Mai Thị Bích Ngọc. Bài thơ đã cho em gợi lên cho em về những ước mơ của mỗi người đều là khác nhau nhưng đều đẹp và đáng được khát khao. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả đẹp đẽ, nhưng em lại tập trung vào những thông điệp nhỏ trong từng câu thơ. Em hiểu rằng để đạt được ước mơ của mình, em cần phải cố gắng học tập và rèn luyện mỗi ngày.

c) Cùng bạn chia sẻ:

- Bài thơ hoặc lời bài hát đã đọc.

- Nhật kí đọc sách

- Suy nghĩ của em về ước mơ được nhắc đến trong bài thơ hoặc lời bài hát.

Gơi ý: 

Chia sẻ với các bạn về cảm xúc sau khi đọc bài thơ: Em nghĩ rằng một ước mơ sẽ không hành động thì chỉ đơn giản là sự tưởng tượng. Để đạt được ước mơ của mình, em cần có cố gắng, nỗ lực, và kiên trì mỗi ngày. Em tin rằng với những nỗ lực đó, em sẽ đạt được ước mơ của mình trong tương lai.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về nhân hóa

Câu 1: Đọc các đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Tớ là chiếc xe lu

Người tớ to lu lù

 

Con đường nào mới đắp

Tớ san bằng tăm tắp

Con đương nào rải nhựa

Tớ là phẳng như lụa.

Trần Nguyên Đào

Bé hỏi bông hoa bưởi:

- Có gì mà vui tươi?

Hoa kiêu hãnh trả lời:

- Tôi sắp thành quả đấy!

Đặng Huấn

  1. Tìm sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ.
  2. Mỗi sự vật ấy được nhân hóa bằng cách nào?
  3. Cách nhân hóa ấy có tác dụng gì?

Trả lời: 

1. Các sự vật được nhân hóa trong mỗi đoạn thơ: chiếc xe lu, bông hoa bưởi

2. Các sự vật được nhân hóa bằng cách:  

  • Chiếc xe lu được nhân hóa bằng sử dụng từ ngữ xưng hô - "tớ"
  • Bông hoa bưởi được nhân hóa bằng sử dụng hoạt động hỏi - đáp, các động từ chỉ đặc điểm của con người: "vui tươi", "kiêu hãnh"

3. Tác dụng: giúp cho các loại đồ vật, cây cối hay đồng vật đều trở nên sinh động hơn trong suy nghĩ, đem lại cho người đọc cảm giác gần gũi, thân thiết hơn.

Câu 2: Tìm sự vật được nhân hóa trong các đoạn thơ, đoạn văn dưới đây và cho biết chúng được nhân hóa bằng cách nào?

a. Trăng ơi...trăng từ đâu đến?

Hay trên đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi góc sân vàng

 

Trăng ơi...từ đâu đến?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi có nơi nào

Sáng hơn đất nước em.

Trần Đăng Khoa

a) Tôi sống độc lập từ thuở bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong nhà họ dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bào chúng tôi rằng: "Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi".

Theo Tô Hoài

Trả lời: 

Sự vật được nhân hoá

Cách nhân hoá

Câu a. trăng

Xưng hô, trò chuyện với vật như với người.

Câu b. dế

Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.

Dùng từ chỉ quan hệ, chỉ đặc điểm, hoạt động của người.

Câu 3: Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ trong đoạn văn dưới đây:

       Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung của sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ!

Trả lời: 

       Sáng sớm, những tia nắng tinh nghịch ùa vào phòng tôi qua khung của sổ. Tôi vui vẻ:

- Chào những người bạn nhỏ!

        Những tia nắng nhanh nhảu đáp lại:

- Chúc bạn một ngày mới vui vẻ!

Câu 4: Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 2 - 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên.

Trả lời: 

Chị gió gọi mây:

- Mây ơi! Em có đi dạo lượn ngắm cảnh cùng chị không?

Mây đáp:

- Da được ạ! 

PHẦN VIẾT

Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng

Đề bài: Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,... trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Câu 1: Tưởng tượng và chia sẻ: Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt,...trong một câu chuyện đã đọc, đã nghe, em sẽ nói những gì? Vì sao?

Gơi ý: 

Nếu em được gặp bà tiên, ông bụt… trong một câu chuyện đã đọc, em sẽ:

- Bà tiên ơi, con ước con có thể lớn nhanh như thổi, làm mọi việc nhà chỉ trong tích tắc. 

- Vì con thấy bố mẹ con đi làm vất vả, mệt nên con muốn bố mẹ có thời gian nghỉ ngơi hơn và để con phụ giúp việc nhà cho bố mẹ 

Câu 2: Dựa vào bài tập 1, viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện giữa em và bà tiên, ông bụt,...

- Câu đầu tiên: Giới thiệu cuộc gặp gỡ

- Các câu tiếp theo: Kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt,...

- Câu cuối: Nêu suy nghĩ, cảm xúc của em.

Gợi ý: 

     Cứ vào cuối buổi chiều hàng ngày, tôi cùng đám bạn rủ nhau dạo chơi trên những cánh đồng. Tôi thích tận hưởng không khí nơi đây. Nhưng hôm nay tôi có một cảm giác thật lạ. 

Như thường lệ, chúng tôi rủ nhau chơi trốn tìm, tôi chọn trốn sau một gốc cây cổ thụ xa nhất. 15 phút sau, tôi cảm nhận không gian xung quanh như tĩnh lặng, ngoảnh mặt lại, từ trong lùm cây, một bà tiên bước ra, bà có mái tóc trắng bạc cùng đôi mắt hiền từ và nở nụ cười nói với tôi:  

- Cháu là một cô bé ngoan và hiếu thảo. Bà sẽ tặng cho cháu ba điều ước, cháu hãy ước đi.

Tôi vui mừng đáp lại:

- Thưa bà, điều ước thứ nhất cháu xin ước hai chị em cháu học thật giỏi. Điều ước thứ hai: cháu xin ước lơn lên cháu sẽ trở thành một nhà ngoại giao giỏi. Điều thứ ba: cháu xin ước trên giới con người sẽ không có bệnh tật. 

Bà tiên nở một nụ cười đôn hậu và rời đi trong tiếng gọi của bạn bè tôi. Mở mắt ra, tôi thấy mình đang nằm dưới gốc cây, xung quanh là đám bạn. Thì ra, tôi đã ngủ lúc nào không hay biết. Khi trở về, hình ảnh bà tiên vẫn diễn ra trong đầu tôi, tôi ước rằng những điều đó không chỉ tồn tại trong mơ mà ước gì nó trở thành sự thật!

Câu 3: Đọc lại, rà soát và chữa các lỗi trong bài viết của em.

- Các câu đầu tiên có hấp dẫn không?

- Các câu tiếp theo có tạo được sự bất ngờ, thú vị không?

- Câu cuối có ấn tượng không?

- Đoạn văn có mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả không?

-?

Trả lời: 

Học sinh tự đọc, rà soát và sửa chữa

Câu 4: Bình chọn đoạn văn tưởng tượng thú vị.

Trả lời: 

Học sinh tự bình chọn

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tưởng tượng, cùng bạn đóng vai thuyền trưởng, diều và bầy ong để hỏi - đáp về những điều thú vị khám phá được sau những chặng bay.

Gợi ý: 

- Thuyền trưởng: Bây giờ chúng ta hãy ngồi lại và thảo luận về những điều thú vị mà chúng ta đã khám phá được trong chặng bay của chúng ta nào. Vậy điều gì đã khiến bạn thích thú nhất trong chuyến đi của chúng ta này?

- Diều: Tôi thật sự rất ấn tượng với những cảnh quan đẹp và những con vật đang cắm cánh bay lượn quanh ta. Tôi không thể nào tin rằng mình đang thực sự bay giữa một bầy ong với những cánh hoa đang nở rộ.

- Bầy ong: Còn chúng tôi đã đi qua rất nhiều nơi và thấy những gì khác biệt nhau. Tôi thích nhất là khi chúng ta bay qua một khu vườn hoa hồng lớn với nhiều màu sắc đẹp mắt.

- Bầy ong: Và còn điều gì thú vị hơn nữa mà thuyền trưởng đã khám phá được không?

- Thuyền trưởng: Chúng ta đã được tìm hiểu và trao đổi với nhau nhiều thông tin và kiến thức mới. Chúng ta có thể học được nhiều điều từ nhau và từ thế giới xung quanh chúng ta khi ta có cơ hội khám phá nó. 

 
Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Tiếng việt 4 chân trời , giải sách tiếng việt 4 CTST siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 1

CHỦ ĐIỂM: TUỔI NHỎ LÀM VIỆC NHỎ

TIẾNG VIỆT 4 CTST TẬP 2

CHỦ ĐỀ: CUỘC SỐNG MẾN YÊU


Copyright @2024 - Designed by baivan.net