Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 6: Văn bản Bình Ngô đại cáo

Soạn bài: Văn bản Bình Ngô đại cáo sách ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Văn bản Bình Ngô đại cáo ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Các câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1:  Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là "hùng văn"? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy.

Câu 2:  Theo bạn, một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh nào và có những đặc điểm gì?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1:  "Chủ quyền dân tộc" được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?

Câu 2: Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?

Câu 3:  Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn đã có suy nghĩ và hành động gì trước tội ác của giặc Minh?

Câu 4:  Những khó khăn gì của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh?

Câu 5:  Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 6:  Ý câu văn "Đem đại nghĩa... thay cường bạo" có mối liên hệ như thế nào với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa?

Câu 7:  Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?

Câu 8:  Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể nào?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, đối tượng tác động và mục đích viết của bài cáo.

Câu 2: Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy.

Câu 3: Theo bạn, trong đoạn 1 của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?

Câu 4: Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận.

Câu 5: Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.

Câu 6: Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, những yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?

Câu 7: Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?

Câu 8: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một trong hai vấn đề sau:

- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn 1 của văn bản.

- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

II. Soạn bài siêu ngắn:  Văn bản Bình Ngô đại cáo

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Tôi đã từng đọc Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Đây được coi là một áng "hùng văn". "ùng văn trong thiên hạ" để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả như: Nguyễn Nhữ Bật, Đào Sư Tích, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Du, Nguyễn Trãi.

Câu 2:  Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc thường ra đời trong hoàn cảnh dân tộc, quốc gia đó vừa giành lại chủ quyền từ ngoại bang. Nó đặc điểm là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự độc lập của dân tộc đó.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1:  "Chủ quyền dân tộc" được thể hiện ở những phương diện cơ bản: Lịch sử; Phong tục

Câu 2:  Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù được thể hiện:

- Nêu lên nỗi lòng của nhân dân: "Để trong nước lòng dân oán hận".

- Gọi giặc là "quân cuồng Minh", "bọn gian tà".

- Dựa vào nhân nghĩa của đất trời để kể tội ác tàn bạo của quân giặc với giọng văn đầy cảm xúc.

Câu 3:  Chủ tướng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trước tội ác của giặc Minh đã có suy nghĩ và hành động:

- Suy nghĩ: căm thù giặc, quyết không thể cùng sống chung.

- Hành động: dấy nghĩa.

Câu 4:  Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu dấy binh được chú ý nhấn mạnh là:

- Khi vừa dấy nghĩa cũng là lúc quân thù đang mạnh.

- Thiếu người tài ra giúp sức.

Câu 5:  Tinh thần đồng cam cộng khổ của tướng sĩ được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh:

- Nhân dân lưu lạc khắp nơi cùng nhau về một mối để đánh giặc, không ngại khó khăn, nghèo khổ.

- Tướng sĩ một lòng phụ tử

- Mượn hình ảnh: dựng cần trúc làm ngọn cờ, đổ rượu xuống sông cho quân sĩ cùng uống.

Câu 6:  Ý câu văn "Đem đại nghĩa... thay cường bạo" có mối liên hệ mật thiết với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa. Vì "mưu phạt tâm công" và "nhân nghĩa" không thể nào là sử dụng cái ác, mà ngược lại phải làm cái tốt, cái thiện để đánh vào lòng người ("tâm").

Câu 7:  Hành động lật lọng, bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục: gieo vạ cho cả quân giặc, để cười cho tất cả thế gian.

Câu 8:  Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết cụ thể:

- Đô đốc Thôi Tự lê gối dang tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.

- Thây giặc chất đầy đường như thành núi; máu giặc trôi đỏ nước như sông suối.

- Quân Vân Nam bị chẹn ở Lê Hoa, quân Mộc Thạnh thua ở Cần Trạm

- Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:

 - Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ giao cho viết Bình Ngô đại cáo với tư cách của Lê Thái Tổ.

- Sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm: Nghĩa quân Lam Sơn dấy binh dẹp giặc Minh, giành lại giang sơn.

- Đối tượng tác động: toàn dân Đại Việt.

- Mục đích viết của bài cáo: bố cáo thiên hạ, tạo sự chính danh cho cuộc khởi nghĩa và triều đại nhà Lê.

Câu 2:

 - Luận đề của văn bản: chính nghĩa.

- Có thể xác định như vậy vì Nguyễn Trãi đã dùng tư tưởng nhân nghĩa để làm phần mở đầu của văn bản, từ đó triển khai văn bản theo hai hướng: kể tội ác không thể dung thứ của giặc Minh và sự chính nghĩa, chính danh cua nghĩa quân Lam Sơn khi khởi nghĩa.

Câu 3: Trong đoạn 1 của văn bản, câu văn thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".

Câu 4: Khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 và cho biết chức năng của mỗi đoạn trong mạch lập luận:

- Đoạn 2: Lên án tội ác của giặc Minh.

- Đoạn 3: Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi toàn thắng.

- Đoạn 4: Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

Câu 5: Nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm: Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách sắp xếp bố cục nội dung, cách lập luận, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đã làm cho bài cáo trở nên vô cùng thuyết phục, sâu sắc đi vào lòng người bởi sự uyển chuyển của văn chương.

Câu 6: * Những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản:

- Kể lại tội trạng của giặc Minh và chiến thắng của quân Đại Việt.

- Biểu cảm: thể hiện thái độ căm phẫn trước tội ác của quân giặc; thể hiện nỗi đau với nhân dân

+ Gọi quân Minh bằng những từ ngữ thể hiện thái độ coi thường: giặc, lũ, nhãi con,...

+ Sử dụng các từ ngữ biểu cảm, động từ mạnh mang sức gợi cảm cao: độc ác thay, dơ bẩn thay, căm, thề, đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai,...

* Những yếu tố này giúp cho văn bản có được đầy đủ chứng cứ về sự tàn ác của quân giặc, cũng như khơi gợi được tình cảm của người đọc, từ đó có sức thuyết phục tốt hơn.

Câu 7: Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn. Những căn cứ chính của đánh giá đó là:

- Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

- Văn bản đã khái quát được cuộc chiến 20 năm giành lại độc lập cho đất nước.

- Khẳng định sức mạnh quật cường của dân tộc trước quân xâm lược, làm cho ke thù khiếp sợ và từ bỏ dã tâm thôn tính Đại Việt.

Câu 8: Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử - văn hóa cụ thể của nước ta ở đầu thế kỉ XV:

- Tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của dân tộc. Khẳng định sự thắng lợi của nghĩa quân trước quân xâm lược.

- Khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và bình đẳng với Trung Quốc.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Chọn vấn đề: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

   Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch Đại Việt là một nước độc lập, một dân tộc độc lập, là một nước có văn hiến, có đường biên giới rõ ràng với phương bắc. Không những thế, Đại Việt và các triều đại phong kiến phương bắc mỗi bên xưng đế một phương. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, dù phải chịu trăm ngàn gian khó, phải nằm gai nếm mật, ngủ rừng, chịu đói chịu lạnh cũng không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã dành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đât nước.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Bình Ngô đại cáo

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Tôi đã từng đọc áng "hùng văn" Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. "Hùng văn trong thiên hạ" để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả. 

Câu 2: 

- Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc, quốc gia đó vừa giành lại chủ quyền từ ngoại bang.

- Nó đặc điểm là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự độc lập của dân tộc đó.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Lịch sử; Phong tục

Câu 2:  

- Nêu lên nỗi lòng của nhân dân: "Để trong nước lòng dân oán hận".

- Gọi giặc là "quân cuồng Minh", "bọn gian tà".

- Dựa vào nhân nghĩa của đất trời để kể tội ác tàn bạo của quân giặc với giọng văn đầy cảm xúc.

Câu 3:  

- Suy nghĩ: căm thù giặc, quyết không thể cùng sống chung.

- Hành động: dấy nghĩa.

Câu 4: 

- Khi vừa dấy nghĩa cũng là lúc quân thù đang mạnh.

- Thiếu người tài ra giúp sức.

Câu 5:  

- Nhân dân lưu lạc khắp nơi cùng nhau về một mối để đánh giặc, không ngại khó khăn, nghèo khổ.

- Tướng sĩ một lòng phụ tử

- Mượn hình ảnh: dựng cần trúc làm ngọn cờ, đổ rượu xuống sông cho quân sĩ cùng uống.

Câu 6:  Có mối liên hệ mật thiết với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa. Vì "mưu phạt tâm công" và "nhân nghĩa" không thể nào là sử dụng cái ác, mà ngược lại phải làm cái tốt, cái thiện để đánh vào lòng người ("tâm").

Câu 7:  Gieo vạ cho cả quân giặc, để cười cho tất cả thế gian.

Câu 8:  

- Đô đốc Thôi Tự lê gối dang tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.

- Thây giặc chất đầy đường như thành núi; máu giặc trôi đỏ nước như sông suối.

- Quân Vân Nam bị chẹn ở Lê Hoa, quân Mộc Thạnh thua ở Cần Trạm

- Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:

 - Với tư cách của Lê Thái Tổ.

- Sự kiện lịch sử : Nghĩa quân Lam Sơn dấy binh dẹp giặc Minh, giành lại giang sơn.

- Đối tượng tác động: toàn dân Đại Việt.

- Mục đích viết của bài cáo: bố cáo thiên hạ, tạo sự chính danh cho cuộc khởi nghĩa và triều đại nhà Lê.

Câu 2:

 - Luận đề của văn bản: chính nghĩa.

- Có thể xác định như vậy vì Nguyễn Trãi đã dùng tư tưởng nhân nghĩa để làm phần mở đầu của văn bản, từ đó triển khai văn bản theo hai hướng khác nhau.

Câu 3:  "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".

Câu 4: 

- Đoạn 2: Lên án tội ác của giặc Minh.

- Đoạn 3: Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi toàn thắng.

- Đoạn 4: Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

Câu 5: Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách sắp xếp bố cục nội dung, cách lập luận. 

Câu 6: * Những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản:

- Kể lại tội trạng của giặc Minh và chiến thắng của quân Đại Việt.

- Biểu cảm: thể hiện thái độ căm phẫn trước tội ác của quân giặc; thể hiện nỗi đau với nhân dân

* Những yếu tố này giúp cho văn bản có được đầy đủ chứng cứ về sự tàn ác của quân giặc, cũng như khơi gợi được tình cảm của người đọc, từ đó có sức thuyết phục tốt hơn.

Câu 7: 

- Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

- Văn bản đã khái quát được cuộc chiến 20 năm giành lại độc lập cho đất nước.

- Khẳng định sức mạnh quật cường của dân tộc trước quân xâm lược, làm cho ke thù khiếp sợ và từ bỏ dã tâm thôn tính Đại Việt.

Câu 8: 

- Tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của dân tộc. Khẳng định sự thắng lợi của nghĩa quân trước quân xâm lược.

- Khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và bình đẳng với Trung Quốc.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch nền độc lập của nước Đại Việt. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, dù phải chịu trăm ngàn gian khó, phải nằm gai nếm mật, ngủ rừng, chịu đói chịu lạnh cũng không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã dành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đât nước.

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Bình Ngô đại cáo

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. "Hùng văn trong thiên hạ" để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả. 

Câu 2: 

- Ra đời trong hoàn cảnh dân tộc, quốc gia đó vừa giành lại chủ quyền.

- Nó đặc điểm là đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự độc lập của dân tộc đó.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Lịch sử; Phong tục

Câu 2:  

- Nêu lên nỗi lòng của nhân dân; 

- Thể hiện qua những lời lẽ coi thường giặc. 

Câu 3:  

- Suy nghĩ: căm thù giặc, quyết không thể cùng sống chung.

- Hành động: dấy nghĩa.

Câu 4: 

- Khi vừa dấy nghĩa cũng là lúc quân thù đang mạnh.

- Thiếu người tài ra giúp sức.

Câu 5:  

- Nhân dân lưu lạc khắp nơi cùng nhau về một mối để đánh giặc.

- Tướng sĩ một lòng phụ tử

- Dựng cần trúc làm ngọn cờ, đổ rượu xuống sông cho quân sĩ cùng uống.

Câu 6:  Có mối liên hệ mật thiết với chủ trương "mưu phạt tâm công" và tư tưởng nhân nghĩa. 

Câu 7:  Gieo vạ cho cả quân giặc, để cười cho tất cả thế gian.

Câu 8:  

- Đô đốc Thôi Tự lê gối dang tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.

- Thây giặc chất đầy đường như thành núi; máu giặc trôi đỏ nước như sông suối.

- Quân Vân Nam bị chẹn ở Lê Hoa, quân Mộc Thạnh thua ở Cần Trạm

- Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:

 - Với tư cách của Lê Thái Tổ.

- Nghĩa quân Lam Sơn dấy binh dẹp giặc Minh, giành lại giang sơn.

- Toàn dân Đại Việt.

- Bố cáo thiên hạ, tạo sự chính danh cho cuộc khởi nghĩa và triều đại nhà Lê.

Câu 2:

 - Luận đề của văn bản: chính nghĩa.

- Có thể xác định như vậy vì Nguyễn Trãi đã dùng tư tưởng nhân nghĩa để làm phần mở đầu của văn bản.

Câu 3:  "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân".

Câu 4: 

- Đoạn 2: Lên án tội ác của giặc Minh.

- Đoạn 3: Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi toàn thắng.

- Đoạn 4: Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử.

Câu 5: Nghệ thuật lập luận chặt chẽ và linh hoạt. 

Câu 6: 

* Những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản:

- Kể lại tội trạng của giặc Minh và chiến thắng của quân Đại Việt.

- Thể hiện thái độ căm phẫn trước tội ác của quân giặc; thể hiện nỗi đau với nhân dân

* Những yếu tố này giúp cho văn bản có được đầy đủ chứng cứ về sự tàn ác của quân giặc, cũng như khơi gợi được tình cảm của người đọc.

Câu 7: 

- Bình Ngô đại cáo là một trong ba bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam.

- Văn bản đã khái quát được cuộc chiến 20 năm giành lại độc lập cho đất nước.

- Khẳng định sức mạnh quật cường của dân tộc trước quân xâm lược.

Câu 8: 

- Tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô và tâm thế chiến thắng của dân tộc.

- Khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ và bình đẳng với Trung Quốc.

- Có ý nghĩa quan trọng đối với tiến trình phát triển văn học sử Việt Nam.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch nền độc lập của nước Đại Việt. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã dành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đât nước.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản bình ngô đại cáo ngắn nhất, soạn bài văn bản bình ngô đại cáo ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản bình ngô đại cáo cực ngắn

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com