Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 9: Một đời như kẻ tìm đường

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 9: Một đời như kẻ tìm đường. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 3. NHƯ MỘT ĐỜI NHƯ KẺ TÌM ĐƯỜNG

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tên: Phan Văn Trường

- Sinh năm 1946 ở Hải Dương.

- Giữ nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu văn hóa Đông Tây, trải nghiệm phong phú, tinh thần tận hiến.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: trích trong tác phẩm cùng tên.

- Nội dung: là những đúc kết trong suốt cuộc đời tâm huyết về con đường đến thành công hạnh phúc ông dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam.

- Bố cục: 3 phần:

  • Phần 1: Lựa chọn đầu tiên của “tôi”.
  • Phần 2: Mối quan hệ giữa lựa chọn và số mệnh.
  • Phần 3: Chiêm nghiệm rút ra sau hành trình một đời tìm đường.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Lựa chọn đầu tiên của “tôi”

- Lời kể gần gũi, chân thành về lựa chọn đầu tiên năm 14 tuổi: Chọn chương trình học, chọn ngoại ngữ.

  • Định hướng từ bố mẹ, thầy: hướng đến chương trình cổ điển.
  • Tôi: thích chương trình hiện đại vì sự thích thú với những bản nhạc Âu Mĩ dù không hiểu lời.

-> Quyết định xuất phát từ chính trái tim.

- Sử dụng yếu tố biểu cảm, hình ảnh biểu tượng trình bày suy ngẫm:

  • Cuộc sống là hành trình tìm đường cho chính mình. Mỗi người bắt buộc phải có những quyết định trước lựa chọn.
  • Dù muốn chọn lựa hay không thì cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn đưa đẩy đến 1 con đường mà mình phải bước tiếp.

=> Suy ngẫm đầy những trải nghiệm và mang tính triết lí cuộc đời, giọng điệu dứt khoát, động viên, khích lệ mỗi người mạnh dạn bước đi trên con đường của chính mình.

2. Mối liên hệ giữa lựa chọn và số mệnh.

- Những tình huống kì lạ: làm những công việc mà mình không lựa chọn:

  • Sang Pháp – không chọn đi, chẳng chọn Pháp.
  • Tốt nghiệp kĩ sư – không mơ làm kĩ sư.
  • Quyền lực 5 châu- chưa từng mơ quyền lực.
  • Kĩ sư cầu đường- chưa bao giờ thiết kế và xây cầu đường.
  • Tư vấn và dạy kinh tế- chưa học kinh tế.
  • Chuyên gia quy hoạch- môn học xa lạ.
  • Buôn bán nhà máy điện khổng lồ- chưa bao giờ học điện lực.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp vận tải- không có ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông.
  • Chủ trì và phân phối nước lọc- Chưa bước chân vào hóa
  • Là người Việt- sống khắp năm châu.
  • Vững tiếng Pháp- làm việc những nơi nói tiếng Anh, Bồ Đào Nha...

-> Dẫn chứng cụ thể, thực tế, phong phú từ chính hành trình cuộc đời mà “tôi” đã đi: số mệnh không do lựa chọn.

- Suy ngẫm của “tôi”:

  • Cuộc đời là một hành trình vô tận.
  • Thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường mình chọn (cách thức bên ngoài) mà phụ thuộc vào tâm trạng tự tại và giá trị để lại chính ta (bên trong).

=> Suy ngẫm sâu sắc, chân thành được rút ra từ những trải nghiệm phong phú của cuộc đời giúp truyền động lực sống mạnh mẽ, niềm tin bản thân để tạo dựng giá trị cho cuộc đời.

3. Chiêm nghiệm rút ra từ một đời tìm đường.

- Chẳng có đường để đi tìm.

- Cho đi là nhận lại. Đóng góp không có nghĩa là ở số lượng vật chất mà là những tình cảm, giá trị bền vững.

- Hạnh phúc có nguồn gốc từ sự trải nghiệm, từ bi chấp nhận, và tinh thần tích cực.

- Đúc kết cuộc đời bằng giọng điệu tự hào, vui tươi, cởi mở của một người nhiệt huyết đã tìm thấy chính mình trên hành trình cuộc đời:

  • Tìm thấy sức mạnh- qua những thử thách
  • Thấy tình yêu- khi trao trọn trái tim.
  • Thấy quyền thế- bằng cách sống mẫu mực, khiêm tốn.
  • Thấy hạnh phúc- khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh.
  • Thấy no ấm- khi miệt mài tạo giá trị cho xã hội.
  • Thấy chính mình- tặng trọn bản thân cho xã hội.

=> tìm thấy bằng cách cho đi những giá trị mình có

=> Thông điệp mang tính triết lí và giàu giá trị nhân văn: Tìm đường là hành trình đi tìm chính mình. Cống hiến là con đường đi đến hạnh phúc và thành công.

4. Mục đích của tác giả trong bài viết

- Tác giả muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta.

- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta.

5. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản

 - Yếu tố tự sự là ở đoạn văn kể lại câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên của người viết năm mười bốn tuổi, ở chi tiết về các tình huống lựa chọn được đưa ra trong quá trình bàn bạc với bố mẹ.

- Yếu tố biểu cảm là ở những đoạn văn viết về suy ngẫm, đúc rút của người viết, những cảm xúc hạnh phúc, thỏa mãn của người viết khi nói về cuộc đời của mình.

- Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm là giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh; người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản là lời kể của tác giả về trải nghiệm của bản thân. Qua đó thấy được những lời tâm huyết của tác giả - thế hệ đi trước, nhằm truyền động lực và cảm hứng sống tích cực cho thế hệ trẻ qua những chiêm nghiệm về lựa chọn con đường đến thành công và hạnh phúc. Hành trang cuộc đời mỗi người cần mang theo là tạo và cống hiến giá trị, tâm trạng tự tại, tinh thần tích cực.

2. Nghệ thuật

- Lời kể gần gũi, cảm xúc chân thực, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, quan điểm rõ ràng

- Giọng điệu suy tư, giàu trải nghiệm, tự tin

- Kết hợp tự sự và biểu cảm khiến bài luận trở nên sâu sắc, chân thành và hấp dẫn hơn.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 9: Một đời như kẻ tìm đường, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com