Câu 3. * Yếu tố tự sự trong văn bản:
- Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.
- Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.
→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.
* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:
- Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ "cổ": "Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ "cổ" thì lại thấy chối tai."
- Thể hiện tình cảm với những gì thuộc "hiện đại": "Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại."
- Thể hiện khát khao tiến về phía trước: "Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi."
→ Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.
Câu 4. Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: "Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm". Tác giả không hề mâu thuẫn với chính mình. Vì việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.