Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 9: Văn bản Một đời như kẻ tìm đường

Soạn bài: Văn bản Một đời như kẻ tìm đường sách ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Văn bản Một đời như kẻ tìm đường ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống của chúng ta trong tương lai? Làm thế nào để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản.

Câu 2: Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn nào?

Câu 3: Những suy nghĩ đúc rút của người viết là gì?

Câu 4: Cách lí giải giữa mối quan hệ lựa chọn và số phận 

3. CÂU HỎI SAU KH ĐỌC

Câu 1: Theo bạn, mục đích của bài viết này là gì?

Câu 2: Xác định quan điểm chính của tác giả trong bài viết này. Quan điểm ấy đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Câu 3: Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và phân tích tác dụng của chúng trong văn bản.

Câu 4: Nhan đề của bài viết là Một đời như kẻ tìm đường. Nhưng trong bài viết, tác giả lại nói: "Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm". Liệu tác giả có tự mâu thuẫn với chính mình hay không? Phải chăng việc tìm đường là một việc không có nhiều ý nghĩa?

Câu 5: Hãy nêu một luận điểm trong bài viết trên mà bạn thấy tâm đắc hoặc còn băn khoăn. Lí do nào khiến bạn thấy luận điểm ấy thuyết phục mình hay làm bạn muốn đối thoại với tác giả?

Câu 6: Từ bài thơ Con đường không chọn và bài viết Một đời như kẻ tìm đường, bạn suy nghĩ gì về những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề này.

II. Soạn bài siêu ngắn: Văn bản Một đời như kẻ tìm đường

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Mỗi lựa chọn của chúng ta ngày hôm nay có ảnh hưởng tới những sự kiện tiếp theo của cuộc đời chúng ta, đối khi nó ảnh hưởng tới cả số phận con người. Để đưa ra những lựa chọn đúng trong cuộc đời, ta cần phải xác định được những ưu nhược điểm và sự phù hợp của nó với bản thân mình.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Dự đoán về nội dung sẽ được trình bày trong văn bản: Nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả cũng như làm thế nào để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn.

Câu 2: Người viết đã nêu lên những tình huống lựa chọn: lựa chọn ngôn ngữ và chương trình học.

3. CÂU HỎI SAU KH ĐỌC

Câu 1: Theo tôi, mục đích của bài viết này là kể lại trải nghiệm tìm đường, đưa ra các lựa chọn của tác giả, từ đó tác giả gửi gắm thông điệp tới người đọc về cách tìm đường, cách lựa chọn hay bao quát hơn là cách sống.

Câu 2:

 - Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này: Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.

- Quan điểm ấy được triển khai qua hệ thông lí lẽ và bằng chứng:

  • Lí lẽ:

+ Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh, không giống với định hướng ban đầu, cũng không lường trước được.

+ Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy và cuối cùng hiểu ra được những giá trị cốt lõi của cuộc sống.

  • Bằng chứng:

+ Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường nhưng chưa từng làm một cây cầu, một con đường.

+ Chưa từng học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học...

Câu 3:

* Yếu tố tự sự trong văn bản:

- Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình: chọn ngoại ngữ và chương trình học.

- Tác giả kể lại những khúc quanh của cuộc đời.

→ Tác dụng: giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản, giúp văn bản trở nên gần gũi như lời tự bạch và có sức thuyết phục cao.

* Yếu tố biểu cảm trong văn bản:

- Thể hiện cảm xúc vè những thứ có mang chữ "cổ": "Tôi thì không hiểu sao cứ nghe chữ "cổ" thì lại thấy chối tai."

- Thể hiện tình cảm với những gì thuộc "hiện đại": "Chỉ có chút ngôn ngữ cơ thể thế thôi đã làm trái tim của tôi nghiêng hẳn sang phía hiện đại."

- Thể hiện khát khao tiến về phía trước: "Đôi khi không biết đi đâu nhưng cũng vẫn đi, giấc mơ tiến tới tương lai mạnh đến mức trở thành ám ảnh, cho dù tương lai còn mù mờ. Cuộc đời dù là tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi."

→ Tác dụng: Khơi gợi cảm xúc của người đọc, tăng sức thuyết phục của văn bản.

Câu 4: Tác giả không hề mâu thuẫn với chính mình. Vì việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống không phải nằm ở con đường mà là ở tận hiến.

Câu 5: 

- Một luận điểm trong bài viết mà tôi thấy tâm đắc: "Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều."

- Lí do khiến tôi thấy luận điểm ấy thuyết phục vì có những khi đưa ra một lựa chọn, ta vẫn sẽ mãi băn khoăn là liệu lựa chọn đó có đúng không hay ta sẽ cảm thấy nuối tiếc vì đã không chọn những lựa chọn khác. 

Câu 6: Tôi nghĩ những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ. Những lựa chọn đó sẽ quyêt định con người ta phải đưa ra những lựa chọn ở các thời điêm tiếp theo. Và khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. Tuy nhiên, tôi hiểu được đôi khi không phải quá băn khoăn về các lựa chọn mà chỉ cần sống hết mình, tận hiến thì sẽ tìm ra được các giá trị cốt lõi, đích thực.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Con người luôn hướng đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Với tôi, thành công chưa chắc khiến con người hạnh phúc nhưng hạnh phúc lại chính là một thành công. Nhiều người cho rằng phải nỗ lực thật nhiều mới có được thành công và hạnh phúc, nhiều người khác lại chỉ dựa vào may rủi. Tôi vẫn luôn quan niệm may mắn là phúc phần, là phước báo của con người. Nhưng không thể chỉ dựa vào cái phúc phần, phước báo ấy. Để có thành công và hạnh phúc bền vững, con người cần phải có một thái độ sống tích cực, và không ngừng hướng về phía trước. Mà để có được thái độ sống đó, buộc chúng ta phải có những lựa chọn.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Một đời như kẻ tìm đường

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Mỗi lựa chọn ngày hôm nay có ảnh hưởng tới những sự kiện tiếp theo của cuộc đời chúng ta. Ta cần phải xác định được những được và mất của nó với bản thân mình.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả cũng như làm thế nào để đưa ra được những lựa chọn đúng đắn.

Câu 2: Lựa chọn ngôn ngữ và chương trình học.

3. CÂU HỎI SAU KH ĐỌC

Câu 1: Kể lại trải nghiệm tìm đường, đưa ra các lựa chọn của tác giả.

Câu 2:

 - Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.

- Quan điểm ấy được triển khai qua hệ thông lí lẽ và bằng chứng:

  • Lí lẽ: Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh. Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy và cuối cùng hiểu ra được những giá trị cốt lõi của cuộc sống.
  • Bằng chứng: Tốt nghiệp kĩ sư cầu đường nhưng chưa từng làm một cây cầu, một con đường. Chưa từng học kinh tế nhưng đã làm tư vấn về kinh tế và dạy kinh tế trong trường đại học...

Câu 3:

* Yếu tố tự sự: Tác giả kể lại những lựa chọn đầu tiên thì thời niên thiếu của mình; những khúc quanh của cuộc đời.

→ Giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản.

* Yếu tố biểu cảm: Thể hiện cảm xúc về những thứ có mang chữ "cổ"; với những gì thuộc "hiện đại"; khát khao tiến về phía trước. 

→ Tăng sức thuyết phục của văn bản.

Câu 4: Tác giả không hề mâu thuẫn với chính mình. Vì việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Câu 5: 

- "Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều."

- Vì có những khi đưa ra một lựa chọn, ta vẫn sẽ mãi băn khoăn. 

Câu 6: Tôi nghĩ những lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và các sự kiện tiếp theo của họ. Và khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Con người luôn hướng đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Với tôi, hạnh phúc lại chính là một thành công. Để có thành công và hạnh phúc bền vững, con người cần phải có một thái độ sống tích cực, và không ngừng hướng về phía trước, và chúng ta phải có những lựa chọn sáng suốt

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Một đời như kẻ tìm đường

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Mỗi lựa chọn ngày hôm nay có ảnh hưởng tới những sự kiện tiếp theo của cuộc đời chúng ta. Ta cần phải xác định được những được và mất của nó với bản thân mình.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nói về những lựa chọn và quyết định của tác giả.

Câu 2: Lựa chọn ngôn ngữ và chương trình học.

3. CÂU HỎI SAU KH ĐỌC

Câu 1: Kể lại trải nghiệm tìm đường, đưa ra các lựa chọn của tác giả.

Câu 2:

 - Chẳng có đường để tìm. Làm gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều.

- Hệ thông lí lẽ và bằng chứng:

  • Lí lẽ: Cuộc đời tác giả đã có nhiều khúc quanh. Tác giả đã luôn phải tự tìm đường nhưng chưa bao giờ tìm thấy và cuối cùng hiểu ra được những giá trị cốt lõi của cuộc sống.
  • Bằng chứng: Học cái này nhưng làm cái khác.

Câu 3:

* Yếu tố tự sự: Tác giả kể lại cuộc đời mình.

→ Giúp củng cố cho các lí lẽ trong văn bản.

* Yếu tố biểu cảm: Thể hiện cảm xúc về chữ "cổ"; "hiện đại"; khát khao tiến về phía trước. 

→ Tăng sức thuyết phục của văn bản.

Câu 4: Tác giả không hề mâu thuẫn với chính mình. Vì việc tìm đường đã cho tác giả hiểu ra được giá trị cốt lõi của cuộc sống.

Câu 5: 

- "Làm việc gì cũng được, đi đâu cũng đặng nếu mỗi chúng ta không quên mình là một thành phần của xã hội, đóng góp nhiều thì xã hội sẽ cho lại chúng ta nhiều."

- Vì có những khi đưa ra một lựa chọn, ta vẫn sẽ mãi băn khoăn. 

Câu 6: Tôi nghĩ những lựa chọn của mỗi người sẽ ảnh hưởng đến tương lai của họ. Và khi đã đưa ra một lựa chọn nào đó thì sẽ khó lòng quay lại và chọn lại từ đầu. 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Con người luôn hướng đến thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Với tôi, hạnh phúc lại chính là một thành công. Con người cần phải có một thái độ sống tích cực, và không ngừng hướng về phía trước, và chúng ta phải có những lựa chọn sáng suốt

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản một đời như kẻ tìm đường ngắn nhất, soạn bài văn bản một đời như kẻ tìm đường ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản một đời như kẻ tìm đường cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 tập 2 kết nối ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net