Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 8: Văn bản Sự sống và cái chết

Soạn bài: Văn bản Sự sống và cái chết sách ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Văn bản Sự sống và cái chết ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, điều gì đã khiến bạn suy nghĩ, băn khoăn hoặc tò mò?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Dự đoán nội dung cụ thể sẽ được triwrn khai trong bài viết qua nhan đề và đoạn 1.

Câu 2: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chú ý những thuật ngữ chuyên ngành sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4 và tác dụng của chúng.

Câu 4: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là gì?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài gì? Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà bạn đã đọc, hãy cho biết góc độ tiếp cận vấn đề riêng của tác giả.

Câu 2: Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản và chỉ ra cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó.

Câu 3: Dựa vào nội dung văn bản, vẽ sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Câu 4: Văn bản đưa lại cho bạn hiểu biết gì về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết"?

Câu 5: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, bạn còn nhận được những thông điệp gì từ văn bản Sự sống và cái chết? Trình bày suy nghĩ của bạn về những thông điệp đó.

Câu 6: Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện như thế nào trong văn bản này? Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận đã được phối hợp sử dụng như thế nào và tạo được hiệu quả ra sao?

Câu 7: Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được không? Vì sao?

Câu 8: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động như thế nào đến nhận thức của bạn về cuộc sống?

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

Thu thập thông tin về một loài sinh vật mà bạn muốn tìm hiểu. Trình bày thông tin đó bằng một đoạn văn (khoảng 150 chữ).

II. Soạn bài siêu ngắn: Văn bản Sự sống và cái chết

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Khi quan sát những biểu hiện cụ thể của sự sống trên Trái Đất, tôi đã băn khoăn sự sống bắt nguồn từ đâu? Có lẽ phải có một đấng nào đó đã tạo ra sự sống. Khi nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy sự sống thật là một điều kì diệu.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Qua nhan đề và đoạn 1, tôi đoán nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết là sự sống và cái chết của các loài có mặt trên Trái Đất.

Câu 2: Việc tác giả tưởng tượng ra một chuyến "du hành" ngược thời gian giúp người đọc hình dung được sự sống trên Trái Đất đã kéo dài như thế nào.

Câu 3: Tác dụng của các thuật ngữ sinh học được sử dụng trong các đoạn 3, 4: khiến cho thông tin trở nên chuẩn xác và cho biết văn bản thuộc loại văn bản thông tin, khoa học.

Câu 4: Sự khác nhau giữa các vật vô sinh và các sinh vật là:

- Các sinh vật phải đấu tranh sinh tồn và bị đe dọa tuyệt chủng, tuân theo chọn lọc tự nhiên.

- Các vật vô sinh lại không phải đấu tranh sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng và cũng không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:

- Văn bản Sự sống và cái chết viết về đề tài sự sống trên Trái Đất.

- Từ việc liên hệ tới những văn bản khác cùng đề cập đề tài này mà tôi đã đọc, tôi nhận thấy góc độ tiếp cận vấn đề riêng của Trịnh Xuân Thuận nằm ở chỗ ông không viết quá hàn lâm, chuyên môn mà hướng đến đối tượng độc giả đại chúng, với một văn phong giản dị, nhưng hàm súc và mang tính triết lí.

Câu 2: 

* Tóm tắt những thông tin chính trong văn bản:

- Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra đồng thời theo hai hướng dọc và ngang.

- Theo thời gian, các sinh vật ngày càng tiến hóa nhiều và đa dạng.

- Sự xuất hiện của các dạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn không nhất thiết đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hóa hơn nhưng một loài nào đó được sinh ra không có nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi.

- Lý do các loài sinh vật tiến hóa và tự hoàn thiện.

* Cách tác giả sắp xếp, tổ chức các thông tin đó: tác giả đi từ khái quát, giới thiệu về các sinh vật, sau đó đi theo chiều dài của lịch sử để thấy được sự tiến hóa của sinh vật và nêu lí do các loài sinh vật cần phải tiến hóa. Từ đó, ông mở rộng vấn đề ra sự sống và cái chết của sự sống trên Trái Đất cũng như đưa cho người đọc thêm nhiều thông tin bổ ích.

Câu 3: Sơ đồ mô tả quá trình phát triển của sự sống trên Trái Đất dựa vào nội dung văn bản:

Cách đây 3 tỉ năm: các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh → Cách đây 500 triệu năm: hai dạng vi khuẩn và một số tảo, bọt biển, rêu và nấm, một ít sâu bọ, bọ ba thùy, tôm, cua và động vật nhuyễn thể → Cách đây 140 triệu năm: bọ ba thùy không còn tồn tại; xuất hiện các loài bướm, ong, chim hót và cá ở trong biển cũng nhưng một số động vật có vú nhỏ nhoi trong rừng rậm; có sự hiện diện của khủng long ăn thịt và thằn lằn tiền sử → Cách đây 65 triệu năm: khủng long tuyệt chủng, các loaif kahcs chiém giữ các ổ sinh thái.

Câu 4: Văn bản cho tôi hiểu về mối quan hệ giữa "đấu tranh sinh tồn" và "tiến hóa", giữa "sự sống" và "cái chết" là những mặt tưởng như đối lập nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết, là một phần không thể tách rời khỏi nhau. "Các loài tiến hóa và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường. Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống. Nó nằm trong trật tự của vạn vật."

Câu 5: Ngoài việc biết thêm các thông tin khoa học về Trái Đất, tôi còn nhận được những thông điệp mang tính triết lí từ văn bản Sự sống và cái chết. Cụ thể, như nhan đề của văn bản gợi ra, sự sống và cái chết là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta vẫn thường nghĩ chúng là những mặt đối lập, nhưng thực tế có sự sống sẽ có cái chết. Và có cái chết thì sự sống ngày sau mới tiếp tục có được. Một sự khởi đầu cũng sẽ có kết thúc. Và sự kết thúc chính là tiền đề cho một khởi đầu mới. Sự sống và cái chết cứ thế bám lấy nhau, tiếp nối nhau dài vô tận.

Câu 6:

* Những đặc trưng của loại văn bản thông tin đã được thể hiện trong văn bản này:

- Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng.

- Ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa.

- Lồng ghép yếu tố nghị luận mang tính triết lí nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và khách quan của thông tin.

* Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận đã được phối hợp sử dụng:

- Sử dụng các từ ngữ biểu cảm: "kinh ngạc", "sợ cứng người".

- Sử dụng yếu tố miêu tả: các từ ngữ miêu tả tính chất của âm thanh, hành động của côn trùng: "tiếng vo ve của ong"

- Sử dụng yếu tố nghị luận: Mở rộng vấn đề về sự sống và cái chết mang tính triết lí.

Các yếu tố này được phối hợp khi tác giả liệt kê các số liệu hoặc làm dẫn chứng cho các lí lẽ của mình. Chúng làm cho văn bản dễ tiếp cận và tạo được sức thuyết phục đối với người đọc.

Câu 7: 

- Có thể đổi nhan đề của văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất được.

- Vì nội dung của văn bản là về sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi tên văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, tính bao quát của văn bản sẽ bị thu hẹp đồng thời không tạo được sự "lấp lửng", khơi gợi trí tò mò của người đọc.

Câu 8: Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản này đã tác động đến nhận thức của tôi về cuộc sống. Tôi hiểu được sự sống và cái chết là một quá trình gắn liền với nhau, cũng thấy được sự kì diệu của sự sống và cái chết, hiểu được sự kì diệu mang bàn tay của tạo hóa.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Có một loài vật được nuôi trong hầu hết các gia đình. Chúng đều được coi là một loài vật dễ thương, bắt chuột, bảo vệ mùa màng. Đó là loài mèo. Những con mèo được con người nuôi sẽ bắt chước đặc điểm tính cách, lối sống từ chủ nhân của chúng. Một con mèo sống cùng với người chủ thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn lo âu thì mèo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong khi đó, một con mèo khác sống với chủ nhân có tính tình dễ chịu và vui vẻ, chúng sẽ thân thiện, dễ dỗ dàng và ít cáu kỉnh.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Sự sống và cái chết

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Tôi đã băn khoăn sự sống bắt nguồn từ đâu? Có lẽ phải có một đấng nào đó đã tạo ra sự sống. Khi nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy sự sống thật là một điều kì diệu.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nội dung cụ thể sẽ được triển khai trong bài viết là sự sống và cái chết của các loài có mặt trên Trái Đất.

Câu 2: Giúp người đọc hình dung được sự sống trên Trái Đất đã kéo dài như thế nào.

Câu 3: Khiến cho thông tin trở nên chuẩn xác và cho biết văn bản thuộc loại văn bản thông tin, khoa học.

Câu 4: 

- Các sinh vật phải đấu tranh sinh tồn và bị đe dọa tuyệt chủng, tuân theo chọn lọc tự nhiên.

- Các vật vô sinh lại không phải đấu tranh sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng và cũng không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:

- Đề tài sự sống trên Trái Đất.

- Góc độ tiếp cận vấn đề riêng của Trịnh Xuân Thuận nằm ở chỗ ông không viết quá hàn lâm, chuyên môn mà hướng đến đối tượng độc giả đại chúng, với một văn phong giản dị, nhưng hàm súc và mang tính triết lí.

Câu 2: 

- Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra đồng thời theo hai hướng dọc và ngang.

- Theo thời gian, các sinh vật ngày càng tiến hóa nhiều và đa dạng.

- Sự xuất hiện của các dạng động vật mới có khả năng thích nghi hơn không nhất thiết đồng nghĩa với sự đào thải các dạng kém tiến hóa hơn nhưng một loài nào đó được sinh ra không có nghĩa sẽ tồn tại mãi mãi.

- Lý do các loài sinh vật tiến hóa và tự hoàn thiện.

- Tác giả đi từ khái quát, giới thiệu về các sinh vật, sau đó đi theo chiều dài của lịch sử để thấy được sự tiến hóa của sinh vật và nêu lí do các loài sinh vật cần phải tiến hóa. Từ đó, ông mở rộng vấn đề ra sự sống và cái chết của sự sống trên Trái Đất cũng như đưa cho người đọc thêm nhiều thông tin bổ ích.

Câu 3: Cách đây 3 tỉ năm: các vi khuẩn và vi khuẩn cổ sinh → Cách đây 500 triệu năm: hai dạng vi khuẩn và một số tảo, bọt biển, rêu và nấm, một ít sâu bọ, bọ ba thùy, tôm, cua và động vật nhuyễn thể → Cách đây 140 triệu năm: bọ ba thùy không còn tồn tại; xuất hiện các loài bướm, ong, chim hót và cá ở trong biển cũng nhưng một số động vật có vú nhỏ nhoi trong rừng rậm; có sự hiện diện của khủng long ăn thịt và thằn lằn tiền sử → Cách đây 65 triệu năm: khủng long tuyệt chủng, các loaif kahcs chiém giữ các ổ sinh thái.

Câu 4: Là những mặt tưởng như đối lập nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết, là một phần không thể tách rời khỏi nhau. "Các loài tiến hóa và tự hoàn thiện dần bởi vì chúng phải đấu tranh để sinh tồn và bởi vì cái chết đang chờ chúng ở cuối con đường. Cái chết cho phép sự sống tiến lên. Nó là một phần không thể tách rời của sự sống. Nó nằm trong trật tự của vạn vật."

Câu 5: Những thông điệp mang tính triết lí từ văn bản Sự sống và cái chết. Cụ thể, như nhan đề của văn bản gợi ra, sự sống và cái chết là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta vẫn thường nghĩ chúng là những mặt đối lập, nhưng thực tế có sự sống sẽ có cái chết. Và có cái chết thì sự sống ngày sau mới tiếp tục có được. Một sự khởi đầu cũng sẽ có kết thúc. Và sự kết thúc chính là tiền đề cho một khởi đầu mới. Sự sống và cái chết cứ thế bám lấy nhau, tiếp nối nhau dài vô tận.

Câu 6:

* Những đặc trưng:

- Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng.

- Ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa.

- Lồng ghép yếu tố nghị luận mang tính triết lí nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và khách quan của thông tin.

* Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận đã được phối hợp sử dụng:

- Sử dụng các từ ngữ biểu cảm: "kinh ngạc", "sợ cứng người".

- Sử dụng yếu tố miêu tả: các từ ngữ miêu tả tính chất của âm thanh, hành động của côn trùng: "tiếng vo ve của ong"

- Sử dụng yếu tố nghị luận: Mở rộng vấn đề về sự sống và cái chết mang tính triết lí.

Các yếu tố này được phối hợp khi tác giả liệt kê các số liệu hoặc làm dẫn chứng cho các lí lẽ của mình. Chúng làm cho văn bản dễ tiếp cận và tạo được sức thuyết phục đối với người đọc.

Câu 7: 

- Có.

- Vì nội dung của văn bản là về sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, nếu đổi tên văn bản thành Sự sống và cái chết của các loài sinh vật trên Trái Đất, tính bao quát của văn bản sẽ bị thu hẹp đồng thời không tạo được sự "lấp lửng", khơi gợi trí tò mò của người đọc.

Câu 8: Tôi hiểu được sự sống và cái chết là một quá trình gắn liền với nhau, cũng thấy được sự kì diệu của sự sống và cái chết, hiểu được sự kì diệu mang bàn tay của tạo hóa.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Mèo là một loài vật được nuôi trong hầu hết các gia đình. Chúng đều được coi là một loài vật dễ thương, bắt chuột, bảo vệ mùa màng. Những con mèo được con người nuôi sẽ bắt chước đặc điểm tính cách, lối sống từ chủ nhân của chúng. Một con mèo sống cùng với người chủ thường xuyên bị căng thẳng, rối loạn lo âu thì mèo cũng rơi vào tình trạng tương tự. Trong khi đó, một con mèo khác sống với chủ nhân có tính tình dễ chịu và vui vẻ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Sự sống và cái chết

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Tôi đã băn khoăn sự sống bắt nguồn từ đâu?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Là sự sống và cái chết của các loài có mặt trên Trái Đất.

Câu 2: Giúp người đọc hình dung được sự sống trên Trái Đất.

Câu 3: Khiến cho thông tin trở nên chuẩn xác và cho biết văn bản thuộc loại văn bản thông tin, khoa học.

Câu 4

- Các sinh vật phải đấu tranh sinh tồn, tuân theo chọn lọc tự nhiên.

- Các vật vô sinh lại không phải đấu tranh sinh tồn, không bị đe dọa tuyệt chủng và cũng không phải tuân theo chọn lọc tự nhiên.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1:

- Đề tài sự sống trên Trái Đất.

- Tác giả không viết quá hàn lâm, chuyên môn.

Câu 2:  Lịch sử sự sống trên Trái Đất diễn ra đồng thời theo hai hướng dọc và ngang -> Các sinh vật ngày càng tiến hóa -> Sự đào thải và tồn tại của sinh vật -> Lý do các loài sinh vật tiến hóa và tự hoàn thiện.

Tác giả đi từ khái quát, giới thiệu về các sinh vật, sau đó đi theo chiều dài của lịch sử để thấy được sự tiến hóa của sinh vật và nêu lí do các loài sinh vật cần phải tiến hóa. Từ đó, ông mở rộng vấn đề.

Câu 3: Cách đây 3 tỉ năm → Cách đây 500 triệu năm → Cách đây 140 triệu năm → Cách đây 65 triệu năm.

Câu 4: Là những mặt tưởng như đối lập nhưng thực tế lại có mối quan hệ mật thiết, là một phần không thể tách rời khỏi nhau.

Câu 5: Như nhan đề của văn bản gợi ra, sự sống và cái chết là lẽ dĩ nhiên. Chúng ta vẫn thường nghĩ chúng là những mặt đối lập, nhưng thực tế có sự sống sẽ có cái chết. Và có cái chết thì sự sống ngày sau mới tiếp tục có được. Một sự khởi đầu cũng sẽ có kết thúc. Và sự kết thúc chính là tiền đề cho một khởi đầu mới. Sự sống và cái chết cứ thế bám lấy nhau, tiếp nối nhau dài vô tận.

Câu 6:

* Những đặc trưng:

- Dẫn thời gian, số liệu có thể kiểm chứng.

- Ngôn ngữ sáng rõ, đơn nghĩa.

- Lồng ghép yếu tố nghị luận mang tính triết lí nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và khách quan của thông tin.

* Các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm hoặc nghị luận đã được phối hợp sử dụng: Sử dụng các từ ngữ biểu cảm, miêu tả, nghị luận 

Các yếu tố này được phối hợp khi tác giả liệt kê các số liệu hoặc làm dẫn chứng cho các lí lẽ của mình. 

Câu 7: 

- Có.

- Vì nội dung của văn bản là về sự sống của các loài sinh vật trên Trái Đất. 

Câu 8: Tôi hiểu được sự sống và cái chết là một quá trình gắn liền với nhau, cũng thấy được sự kì diệu của sự sống và cái chết, hiểu được sự kì diệu mang bàn tay của tạo hóa.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Mèo là một loài vật được nuôi trong hầu hết các gia đình. Chúng đều được coi là một loài vật dễ thương, bắt chuột, bảo vệ mùa màng. Những con mèo được con người nuôi sẽ bắt chước đặc điểm tính cách, lối sống từ chủ nhân của chúng. 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản sự sống và cái chết ngắn nhất, soạn bài văn bản sự sống và cái chết ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản sự sống và cái chết cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 tập 2 kết nối ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net