[toc:ul]
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?
Câu 2: Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày?
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Chú ý dấu hiệu để nhận biết ngôi của người kể chuyện?
Câu 2: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc như thế nào?
Câu 3: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây Hoàng lan. Chú ý những chi tiết về cây Hoàng lan?
Câu 4: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh
Câu 5: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan?
Câu 6: Chi tiết nào ở phần kết giúp bạn dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga?
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện không?
Câu 2: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,... hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào? Việc chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì? Tình cảm của các nhân vật bộc lộ như thế nào qua những lời đối thoại đó?
Câu 4: Phân tích những biểu hiện tình cảm giữa Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm.
Câu 5: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Hãy phân tích một trong ba yếu tố đó.
Câu 6: Theo bạn, nhan đề Dưới bóng hoàng lan có ý nghĩa gì?
Câu 7: Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào? Vì sao?
Câu 8: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận: Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm "nhân từ như một lời yên ủi" (Thạch Lam - Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147). Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của phần kết truyện.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Kỉ niệm mỗi khi nhớ lại tôi thấy thật ấm áp dễ chịu là đêm giao thừa, gia đình tôi quây quần đón năm mới. Nếu được yêu cầu kể lại, tôi sẽ kể về không gian, thời tiết lúc đó, cử chỉ, hành động của mọi người.
Câu 2: Tôi đã từng có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày. Đó là khi tôi chỉ bận rộn xoay công việc, học hành, mà quên mất sự nghỉ ngơi hay vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Dấu hiệu: dùng từ "chàng" để nói về Thanh
Câu 2: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc: thấy bình yên và thong thả.
Câu 3: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây Hoàng lan: thấy tâm hồn nhẹ nhàng, tươi mát
Câu 4: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh: thân mật
Câu 5: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan: là mọi việc đang chưa đến thời điểm chín muồi.
Câu 6: Chi tiết ở phần kết giúp tôi dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga: Thanh sung sướng khi nghĩ đến nơi mình có thể trở về sau những ngày làm việc và biết rằng Nga vẫn luôn đợi mình.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể ấy nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện.
Câu 2:
- Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,.. hiện ra qua đôi mắt của nhân vật người kể chuyện ngôi thứ ba có sự song trùng với nhân vật Thanh.
- Việc chọn điểm nhìn như vậy khiến cho câu chuyện và khung cảnh trở nên khách quan hơn.
Câu 3:
- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.
- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.
Câu 4: Những biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh được khắc họa trong tác phẩm:
- Hành động:
+ Nga sang giúp bà nấu cơm, Thanh thấy tiếng Nga, chạy vội ra.
+ Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; với cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa.
+ Nga vẫn hay nhặt hoa hoàng lan khi Thanh đi vắng.
+ Thanh nhất quyết mời Nga ăn cơm.
- Lời nói: nhẹ nhàng thể hiện nỗi nhớ của Nga ("Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.")
- Tâm trạng của Thanh: nửa buồn nửa vui.
- Suy nghĩ: Thanh biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc và biết Nga vẫn luôn chờ đợi mình.
Câu 5: Trong Dưới bóng hoàng lan, nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua lời kể. Lời kể trong tác phẩm rất giàu chất thơ, cụ thể là qua nhịp điệu và những hình ảnh thiên nhiên với cảm nhận vô cùng tinh tế.
Câu 6: Ý nghĩa của nhan đề Dưới bóng hoàng lan:
- Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
- Nói đến nhân chứng cho tình cảm giữa Thanh và Nga.
Câu 7:
- Cảnh được miêu tả trong truyện gợi cho tôi nghĩ đến một bức tranh đẹp là cảnh Thanh dắt tay Nga đến chỗ cây hoàng lan.
- Nếu cần chọn một cảnh để vẽ minh họa, tôi sẽ chọn một trong những cảnh sau:
+ Thanh dắt tay Nga đến chỗ cây hoàng lan.
+ Thanh níu cành hoàng lan cho Nga hái.
+ Thanh ở trong nhà nhìn ngắm cây hoàng lan ở ngoài vườn.
Câu 8: Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:
- Sự bao dung với con người (cụ thể: người bà chỉ hỏi nhỏ nhẹ Nga vì sao lại hái hoa khi nó còn đang xanh; bà quan tâm chăm sóc cho Thanh).
- Yêu mến tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình.
- Yêu thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, chậm rãi.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Dưới bóng hoàng lan là một truyện ngắn của Thạch Lam đậm chất thơ. Đây có thể coi là một truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện hết sức đơn giản. Điểm nhấn của tác phẩm chính là tâm trạng và sự cảm nhận của nhân vật mà cụ thể ở đây là nhân vật Thanh. Trong phần cuối truyện, Thanh đã có những cảm xúc hết sức chân thật, hết sức người. Đó là vừa buồn, vừa vui, vừa hi vọng. Buồn vì lại phải lên tỉnh, lại phải xa những người yêu thương. Nhưng vui, vì anh sẽ lại được về, sẽ được về nhiều hơn và biết rằng Nga vẫn luôn chờ đợi mình. Những cảm xúc nhẹ nhàng và vui tươi ấy của Thanh đã khép lại tác phẩm và để cho người đọc hi vọng về sự tiến triển trong tình cảm của Thanh và Nga.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Kỉ niệm mỗi khi nhớ lại tôi thấy thật ấm áp dễ chịu là đêm giao thừa. Nếu được yêu cầu kể lại, tôi sẽ kể về không gian, thời tiết lúc đó, cử chỉ, hành động của mọi người.
Câu 2: Tôi đã từng có nhu cầu được sống chậm lại. Đó là khi tôi chỉ bận rộn xoay công việc, học hành, mà quên mất sự nghỉ ngơi hay vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của tình người.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Dấu hiệu: dùng từ "chàng" để nói về Thanh
Câu 2: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc: thấy bình yên và thong thả.
Câu 3: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây Hoàng lan: thấy tâm hồn nhẹ nhàng, tươi mát
Câu 4: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh: thân mật
Câu 5: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan: là mọi việc đang chưa đến thời điểm chín muồi.
Câu 6: Chi tiết ở phần kết giúp tôi dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga: Thanh sung sướng khi nghĩ đến nơi mình có thể trở về sau những ngày làm việc và biết rằng Nga vẫn luôn đợi mình.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Có
Câu 2:
- Nhân vật người kể chuyện ngôi thứ ba có sự song trùng với nhân vật Thanh.
- Khiến cho câu chuyện và khung cảnh trở nên khách quan hơn.
Câu 3:
- Những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.
- Bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.
Câu 4:
- Hành động: Nga sang giúp bà nấu cơm, Thanh thấy tiếng Nga, chạy vội ra. Thanh dắt tay Nga ra vườn xem; với cành hoa hoàng lan xuống thấp để Nga tìm hoa. Nga vẫn hay nhặt hoa hoàng lan khi Thanh đi vắng. Thanh nhất quyết mời Nga ăn cơm.
- Lời nói: nhẹ nhàng thể hiện nỗi nhớ của Nga ("Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá.")
- Tâm trạng của Thanh: nửa buồn nửa vui.
- Suy nghĩ: Thanh biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc và biết Nga vẫn luôn chờ đợi mình.
Câu 5: Nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua lời kể. Lời kể trong tác phẩm rất giàu chất thơ, cụ thể là qua nhịp điệu và những hình ảnh thiên nhiên với cảm nhận vô cùng tinh tế.
Câu 6:
- Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
- Nói đến nhân chứng cho tình cảm giữa Thanh và Nga.
Câu 7:
- Là cảnh Thanh dắt tay Nga đến chỗ cây hoàng lan.
- Là cảnh Thanh níu cành hoàng lan cho Nga hái.
Câu 8:
- Sự bao dung với con người
- Yêu mến tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình.
- Yêu thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, chậm rãi.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Dưới bóng hoàng lan là một truyện ngắn của Thạch Lam đậm chất thơ. Điểm nhấn của tác phẩm chính là tâm trạng và sự cảm nhận của nhân vật mà cụ thể ở đây là nhân vật Thanh. Trong phần cuối truyện, Thanh đã có những cảm xúc hết sức chân thật, hết sức người. Đó là vừa buồn, vừa vui, vừa hi vọng. Buồn vì lại phải lên tỉnh, lại phải xa những người yêu thương. Nhưng vui, vì anh sẽ lại được về, sẽ được về nhiều hơn và biết rằng Nga vẫn luôn chờ đợi mình. Những cảm xúc nhẹ nhàng và vui tươi ấy của Thanh đã khép lại tác phẩm và để cho người đọc hi vọng về sự tiến triển trong tình cảm của Thanh và Nga.
1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC
Câu 1: Kỉ niệm mỗi khi nhớ lại tôi thấy thật ấm áp dễ chịu là đêm giao thừa, sẽ kể về không gian lúc đó.
Câu 2: Khi tôi chỉ bận rộn với cuộc sống.
2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Dấu hiệu: dùng từ "chàng" để nói về Thanh
Câu 2: Tâm trạng của Thanh khi trở về với không gian thân thuộc: thấy bình yên và thong thả.
Câu 3: Trạng thái tình cảm của Thanh khi nhận ra cây Hoàng lan: thấy tâm hồn nhẹ nhàng, tươi mát
Câu 4: Biểu hiện tình cảm của Nga và Thanh: thân mật
Câu 5: Ý nghĩa lời đối thoại giữa bà cụ và Nga về chuyện hái hoa hoàng lan: là mọi việc đang chưa đến thời điểm chín muồi.
Câu 6: Chi tiết ở phần kết giúp tôi dự đoán sự tiến triển tình cảm giữa Thanh và Nga: Thanh sung sướng khi nghĩ đến nơi mình có thể trở về sau những ngày làm việc và biết rằng Nga vẫn luôn đợi mình.
3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC
Câu 1:
- Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Có
Câu 2:
- Nhân vật người kể chuyện ngôi thứ ba có sự song trùng với nhân vật Thanh.
- Khiến cho câu chuyện và khung cảnh trở nên khách quan hơn.
Câu 3:
- Những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà.
- Thể hiện tình cảm của hai bà cháu.
Câu 4:
- Hành động: ân cần.
- Lời nói: nhẹ nhàng thể hiện nỗi nhớ của Nga
- Tâm trạng của Thanh: nửa buồn nửa vui.
- Suy nghĩ: Thanh biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc và biết Nga vẫn luôn chờ đợi mình.
Câu 5: Biểu hiện rõ nhất qua lời kể. Lời kể trong tác phẩm rất giàu chất thơ.
Câu 6:
- Gợi sự tò mò của người đọc về nội dung câu chuyện liên quan đến cây hoàng lan.
- Nói đến nhân chứng cho tình cảm giữa Thanh và Nga.
Câu 7:
- Là cảnh Thanh dắt tay Nga đến chỗ cây hoàng lan.
- Là cảnh Thanh níu cành hoàng lan cho Nga hái.
Câu 8:
- Sự bao dung với con người
- Yêu mến tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình.
- Yêu thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, chậm rãi.
KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT
Dưới bóng hoàng lan là một truyện ngắn của Thạch Lam đậm chất thơ. Điểm nhấn của tác phẩm chính là tâm trạng và sự cảm nhận của nhân vật. Trong phần cuối truyện, Thanh đã có những cảm xúc hết sức chân thật, hết sức người. Đó là vừa buồn, vừa vui, vừa hi vọng. Những cảm xúc nhẹ nhàng và vui tươi ấy của Thanh đã khép lại tác phẩm và để cho người đọc hi vọng về sự tiến triển trong tình cảm của Thanh và Nga.