Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 9: Văn bản Con đường không chọn

Soạn bài: Văn bản Con đường không chọn sách ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Văn bản Con đường không chọn ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?

Câu 2: Điều gì đã khến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

Câu 2: Trong ba khổ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

Câu 3: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: "Con đường" và "lối rẽ" trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?

Câu 2: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Câu 3: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn? Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ?

Câu 4: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?

Câu 5: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo bạn, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?

Câu 6: Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?

Câu 7: Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Từ bài thơ này, theo bạn, làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

II. Soạn bài siêu ngắn: Văn bản Con đường không chọn

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Tôi đã từng cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn. Đó là khi tôi phải lựa chọn tiếp tục học chính khóa hay tham dự kì thi học sinh giỏi Quốc gia. Nếu tôi chọn học chính khóa, kết quả học tập ở lớp của tôi sẽ xếp hạng tốt. Nếu tôi chọn thi học sinh giỏi Quốc gia, nếu tôi đạt giải cao thì điều đó thật là tốt nhưng nếu tôi không đạt giải thì tôi sẽ chẳng có gì, thậm chí tôi còn không nắm vững kiến thức ở lớp.

Câu 2: Điều khiến tôi đưa ra quyết định lựa chọn của mình chính là tôi đã lắng nghe cảm xúc, sự yêu thích của bản thân với kì thi học sinh giỏi Quốc gia. Tôi thấy may mắn vì lựa chọn đó. Kết quả là dù tôi không đạt giải như ý, nhưng tôi đã được học nhiều về môn học tôi yêu thích và hiểu nó nhiều hơn. Học đội tuyển học sinh giỏi là một kỉ niệm đẹp với tôi.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là con người "đồng dạng" của tác giả

Câu 2: Trong ba khổ đầu của bải thơ, hai lối rẽ được miêu tả là đều ở rừng lá vàng, có cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn.

Câu 3: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ ít có ai đi.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: "Con đường" và "lối rẽ" trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho tôi nghĩ đến phương hướng, lựa chọn trong cuộc sống của mỗi người.

Câu 2: Theo tôi, Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn mà không phải là Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi vì:

- "Con đường" và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là hình ảnh ẩn dụ. Nếu đặt tên là Con đường tôi chọn, người đọc sẽ có cảm nhận bài thơ mang tính cá nhân mà không phổ quát.

- Nếu đặt nhan đề là Con đường ít người đi thì nhan đề lại quá sáng rõ, không tạo được sức gợi, tính tò mò của người đọc.

- Nhan đề Con đường không chọn tạo được ấn tượng, làm cho người đọc tò mò, đồng thời tạo tính gợi cho nội dung bài thơ, như một cách thể hiện tình cảm, cảm xúc với con đường mà mình cũng rất muốn chọn, rất muốn đi nhưng đã không chọn nó.

Câu 3:

- Hai lối rẽ trong rừng vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau. Tuy nhiên, điểm khác nhau nhiều hơn điểm giống nhau.

- Chính vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ.

Câu 4: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển.

Câu 5: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo tôi, không nhất thiết anh ta phải tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn mà đó có thể là sự yêu thích hay cảm thấy phù hợp hoặc các yếu tố khác khiến anh ta chọn con đường đó.

Câu 6: Tôi đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Vì tôi cũng đã từng đứng trước nhiều lựa chọn. Tôi hiểu được cảm giác "cân đo đong đếm" và kể cả khi đã chọn một điều gì đó thì tôi vẫn hi vọng một ngày nào đó tôi có thê thử sức với những "lựa chọn" đã không được tôi chọn lựa.

Câu 7: Một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với tôi: Khi đã chọn một con đường nào đó thì việc quay trở lại và chọn lại một con đường khác là một điều khó khăn vì "đường lại đưa đường". Thông điệp này cho tôi hiểu cần phải suy nghĩ kĩ để đưa ra lựa chọn và khi đã chọn rồi thì phải chấp nhận cả tốt, xấu của lựa chọn đó.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Trong cuộc sống, việc đứng trước các lựa chọn và phải đưa ra quyết định là một việc xảy ra thường xuyên của con người. Nhưng để đưa ra được quyết định mà không thấy e sợ là một điều không phải ai cũng biết. Để can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành, ta cần phải suy xét cho kĩ về các lựa chọn, phải nhìn ra được cả những ưu điểm và thách thức của lựa chọn đó. Khi đã hiểu được thách thức của lựa chọn, ta sẽ tiếp tục cân nhắc là có quyết định chọn điều gì đó hay không. Nếu chọn, nghĩa là ta phải chấp nhận cả những thách thức của lựa chọn đó. Dám chấp nhận chính là ta cần phải can đảm hơn về lựa chọn của mình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Văn bản Con đường không chọn

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Tôi đã từng. Đó là khi tôi phải lựa chọn tiếp tục học chính khóa hay tham dự kì thi học sinh giỏi Quốc gia.

Câu 2: Tôi đã lắng nghe cảm xúc, sự yêu thích của bản thân với kì thi học sinh giỏi Quốc gia. Tôi thấy may mắn vì lựa chọn đó.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Là con người "đồng dạng" của tác giả

Câu 2: Là đều ở rừng lá vàng, có cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn.

Câu 3: Lối rẽ ít có ai đi.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Những ẩn dụ đó gợi cho tôi nghĩ đến phương hướng, lựa chọn trong cuộc sống của mỗi người.

Câu 2: Vì:

- "Con đường" và nhân vật trữ tình trong bài thơ đều là hình ảnh ẩn dụ. Nếu đặt tên là Con đường tôi chọn, người đọc sẽ có cảm nhận bài thơ mang tính cá nhân mà không phổ quát.

- Nếu đặt nhan đề là Con đường ít người đi thì nhan đề lại quá sáng rõ, không tạo được sức gợi, tính tò mò của người đọc.

- Nhan đề Con đường không chọn tạo được ấn tượng, làm cho người đọc tò mò, đồng thời tạo tính gợi cho nội dung bài thơ, như một cách thể hiện tình cảm, cảm xúc với con đường mà mình cũng rất muốn chọn, rất muốn đi nhưng đã không chọn nó.

Câu 3:

- Vừa có điểm giống nhau, vừa có điểm khác nhau. Tuy nhiên, điểm khác nhau nhiều hơn điểm giống nhau.

- Chính vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ.

Câu 4: Không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn, anh ta sẽ mãi đứng ở ngã ba đường, không thể đi tiếp hay phát triển.

Câu 5: Không nhất thiết anh ta phải tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn mà đó có thể là sự yêu thích hay cảm thấy phù hợp hoặc các yếu tố khác khiến anh ta chọn con đường đó.

Câu 6: Có. Vì tôi cũng đã từng đứng trước nhiều lựa chọn. Tôi hiểu được cảm giác "cân đo đong đếm" và kể cả khi đã chọn một điều gì đó thì tôi vẫn hi vọng một ngày nào đó tôi có thê thử sức với những "lựa chọn" đã không được tôi chọn lựa.

Câu 7: Khi đã chọn một con đường nào đó thì việc quay trở lại và chọn lại một con đường khác là một điều khó khăn vì "đường lại đưa đường". Thông điệp này cho tôi hiểu cần phải suy nghĩ kĩ để đưa ra lựa chọn và khi đã chọn rồi thì phải chấp nhận cả tốt, xấu của lựa chọn đó.

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Trong cuộc sống, việc đứng trước các lựa chọn và phải đưa ra quyết định là một việc xảy ra thường xuyên của con người. Để can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành, ta cần phải suy xét cho kĩ về các lựa chọn, phải nhìn ra được cả những ưu điểm và thách thức của lựa chọn đó. Khi đã hiểu được thách thức của lựa chọn, ta sẽ tiếp tục cân nhắc là có quyết định chọn điều gì đó hay không. Nếu chọn, nghĩa là ta phải chấp nhận cả những thách thức của lựa chọn đó. Dám chấp nhận chính là ta cần phải can đảm hơn về lựa chọn của mình.

IV. Soạn bài cực ngắn: Văn bản Con đường không chọn

1. CÂU HỎI TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu 1: Tôi đã từng. Đó là khi tôi phải lựa chọn tiếp tục học chính khóa hay tham dự kì thi học sinh giỏi Quốc gia.

Câu 2: Tôi đã lắng nghe cảm xúc, sự yêu thích của bản thân với kì thi học sinh giỏi Quốc gia. Tôi thấy may mắn vì lựa chọn đó.

2. CÂU HỎI ĐỌC VĂN BẢN

Câu 1: Là con người "đồng dạng" của tác giả

Câu 2: Là đều ở rừng lá vàng, có cỏ rậm phủ khắp mặt đường nhưng đôi chỗ đều đã thấy dấu mòn.

Câu 3: Lối rẽ ít có ai đi.

3. CÂU HỎI SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Những ẩn dụ đó gợi cho tôi nghĩ đến phương hướng, lựa chọn trong cuộc sống.

Câu 2: Vì: tính hấp dẫn sẽ bị giảm.

Câu 3:

- Điểm khác nhau nhiều hơn điểm giống nhau.

- Chính vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải chọn lựa một trong hai lối rẽ.

Câu 4: Không thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào. Vì anh ta nếu không chọn thì không thể đi tiếp hay phát triển.

Câu 5: Không nhất thiết anh ta phải tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn mà đó có thể là sự yêu thích hay cảm thấy phù hợp hoặc các yếu tố khác khiến anh ta chọn con đường đó.

Câu 6: Có. Vì tôi cũng đã từng đứng trước nhiều lựa chọn. 

Câu 7: Khi đã chọn một con đường nào đó thì việc quay trở lại và chọn lại một con đường khác là một điều khó khăn vì "đường lại đưa đường". 

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT

   Trong cuộc sống, việc đứng trước các lựa chọn và phải đưa ra quyết định là một việc xảy ra thường xuyên của con người. Để can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành, ta cần phải suy xét cho kĩ về các lựa chọn, phải nhìn ra được cả những ưu điểm và thách thức của lựa chọn đó. Khi đã hiểu được thách thức của lựa chọn, ta sẽ tiếp tục cân nhắc là có quyết định chọn điều gì đó hay không. Nếu chọn, nghĩa là ta phải chấp nhận cả những được và mất. Dám chấp nhận chính là ta cần phải can đảm hơn về lựa chọn của mình.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài văn bản con đường không chọn ngắn nhất, soạn bài văn bản con đường không chọn ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài văn bản con đường không chọn cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 tập 2 kết nối ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com