Soạn văn 10 kết nối tri thức ngắn nhất bài 6: Thực hành tiếng việt Sử dụng tự Hán Việt (tiếp theo)

Soạn bài: Thực hành tiếng việt Sử dụng tự Hán Việt (tiếp theo) sách ngữ văn 10 tập 2 kết nối tri thưc ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “ Thực hành tiếng việt Sử dụng tự Hán Việt (tiếp theo) ” cực ngắn - baivan.

[toc:ul]

I. Các câu hỏi trong bài học

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)

a. Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo.

b. Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích.

c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

Câu 2: Đọc lại đoạn 3 của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây:" đến "Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều"), lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:

STTĐiển tíchTác dụng biểu 
   

Câu 3: Hầu hết các từ có yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn, không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

Câu 4: Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó.

II. Soạn bài siêu ngắn:  Thực hành tiếng việt Sử dụng tự Hán Việt (tiếp theo)

Câu 1: a. Một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô đại cáo:

- nhân nghĩa: lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

- độc lập: đứng một mình tự tồn tại mà không dựa vào ai.

b. Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt trong đoạn trích trên:

- Giữ được những từ ngữ mang nội hàm của một giai đoạn, một học thuyết (nhân nghĩa).

- Làm cho văn bản trở nên ngắn gọn, xúc tích.

c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

- Ông ấy là một người nhân nghĩa.

- Đại Việt thực là một nước văn hiến.

- Ông ấy là một anh hùng hào kiệt.

Câu 2: Bảng liệt kê các điển tích trong đoạn 3 của văn bản Bình Ngô đại cáo và tác dụng biểu đạt của chúng:

STTĐiển tíchTác dụng 
1Đau lòng nhức óc (thống tâm tật thủ: chữ mượn từ sách Tả truyện)Tăng sức biểu cảm, cho thấy thái độ căm giận vô cùng giặc Minh.
2Nếm mật nằm gai (thường đảm ngọa tân: dẫn điển vua nước Việt đời Đông Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Phù Sai cướp nước, bèn nuôi chí phục thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên gai để không quên mối thù cũ.)Tăng sức biểu cảm, cho thấy sự kiên trì của tướng sĩ Lam Sơn để giành lại đất nước
3Quên ăn (phát phấn vong thực: mượn chữ trong sách Luận ngữ, nói về việc khi chí ham học nổi lên thì quên cả ăn.)

Cho thấy ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước

4Lược thao (ghép từ hai từ lục thao và tam lược; Lục thao là tên một cuốn sách dạy về quân sự tương truyền do Lã Vọng đời Chu soạn, gồm 6 thiên; Tam lược là tên một cuốn sách do Hoàng Thạch Công soạn, gồm 3 phần.)Cho thấy sự nghiền ngẫm binh thư của tướng sĩ Đại Việt đã đến độ tường tận
5Tiến về đông (mượn chữ từ một câu nói của Lưu Bang (Hán Cao tổ) với Tiêu Hà khi bị Hạng Vũ ép dồn về phía Tây: "Dư diệc dục đông hĩ, an năng uất uất cửu cư ư thử" (Ta cũng muốn tiến về phía đông chứ sao có thể rầu rĩ ở mãi chốn này được).Tỏ ý tiến về Đông Đô, lòng khao khát cũng như Hán Cao tổ đời trước
6Dành phía tả (dẫn điển Tín Lăng Quân nước Ngụy thời Đông Chu, nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ liền đem xe đi đón, tự ngồi bên phải giữ cương ngựa, dành chỗ bên trái là chỗ tôn quý để Hầu Doanh ngồi.Thể hiện tấm lòng cầu hiền chân thành
7Dựng cần trúc (yết can vi kì: giơ cậy lên làm cờ; mượn tích Hoàng Sào lúc mới dấy binh khởi nghĩa không kịp làm cờ phải giơ sào lên thay; bài Quá Tần luận của Giả Nghị đời Hán cũng có câu: "trảm mộc vi binh, yết can vi kì" (chặt gỗ làm khí giới, giơ sào len làm cờ))Cho thấy sự vượt qua thiếu thốn, gian khó  và sự đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn
8Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào (dịch từ cụm từ đầu giao hưởng sĩ (đổ rượu ngọt xuống sông để khao quân); dẫn điển xưa nói việc nước Tấn và nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua Sở sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng mà uống, sau Sở đánh thắng Tấn.)Thể hiện tướng lĩnh và nghĩa binh Lam Sơn có lòng thương yêu nhau như cha với con

Câu 3: Hầu hết các từ có yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn, không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Các từ đó gồm:

- nhân nghĩa: lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải.

- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại ách thống trị, theo lẽ phải.

- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.

- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Câu 4: Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa và giải nghĩa các từ đó:

- Nhân ái: lòng yêu thương con người.

- Nhân đạo: lòng tốt tự nhiên của con người.

- Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình nghĩa.

- Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.

- Nhân văn: thuộc về văn hóa loài người, thuộc về con người.

III. Soạn bài ngắn nhất: Thực hành tiếng việt Sử dụng tự Hán Việt (tiếp theo)

Câu 1: 

a. 

- nhân nghĩa: lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

- độc lập: đứng một mình tự tồn tại mà không dựa vào ai.

b. 

- Giữ được những từ ngữ mang nội hàm của một giai đoạn, một học thuyết (nhân nghĩa).

- Làm cho văn bản trở nên ngắn gọn, xúc tích.

c. Đặt câu.

- Ông ấy là một người nhân nghĩa.

- Đại Việt thực là một nước văn hiến.

- Ông ấy là một anh hùng hào kiệt.

Câu 2: 

STTĐiển tíchTác dụng 
1Đau lòng nhức ócTăng sức biểu cảm, cho thấy thái độ căm giận vô cùng giặc Minh.
2Nếm mật nằm gai Tăng sức biểu cảm, cho thấy sự kiên trì của tướng sĩ Lam Sơn để giành lại đất nước
3Quên ăn 

Cho thấy ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước

4Lược thaoCho thấy sự nghiền ngẫm binh thư của tướng sĩ Đại Việt đã đến độ tường tận
5Tiến về đông Tỏ ý tiến về Đông Đô, lòng khao khát cũng như Hán Cao tổ đời trước
6Dành phía tả Thể hiện tấm lòng cầu hiền chân thành
7Dựng cần trúc Cho thấy sự vượt qua thiếu thốn, gian khó  và sự đoàn kết của nghĩa quân Lam Sơn
8Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào Thể hiện tướng lĩnh và nghĩa binh Lam Sơn có lòng thương yêu nhau như cha với con

Câu 3: 

- nhân nghĩa: lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải.

- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại ách thống trị, theo lẽ phải.

- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.

- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Câu 4: 

- Nhân ái: lòng yêu thương con người.

- Nhân đạo: lòng tốt tự nhiên của con người.

- Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình nghĩa.

- Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.

- Nhân văn: thuộc về văn hóa loài người, thuộc về con người.

IV. Soạn bài cực ngắn: Thực hành tiếng việt Sử dụng tự Hán Việt (tiếp theo)

Câu 1: 

a. 

- nhân nghĩa: lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- phong tục: thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội.

- độc lập: đứng một mình , không dựa vào ai.

b. 

- Giữ được những từ ngữ mang nội hàm của một giai đoạn, một học thuyết (nhân nghĩa).

- Làm cho văn bản trở nên ngắn gọn, súc tích.

c. Đặt câu.

- Ông ấy là một người nhân nghĩa.

- Đại Việt thực là một nước văn hiến.

- Ông ấy là một anh hùng hào kiệt.

Câu 2: 

STTĐiển tíchTác dụng 
1Đau lòng nhức ócCho thấy thái độ căm giận vô cùng giặc Minh.
2Nếm mật nằm gai Cho thấy sự kiên trì của tướng sĩ Lam Sơn để giành lại đất nước
3Quên ăn 

Cho thấy ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước

4Lược thaoCho thấy sự nghiền ngẫm binh thư của tướng sĩ Đại Việt đã đến độ tường tận
5Tiến về đông Tỏ ý tiến về Đông Đô
6Dành phía tả Thể hiện tấm lòng cầu hiền chân thành
7Dựng cần trúc Cho thấy ý chí của nghĩa quân Lam Sơn
8Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào Thể hiện tướng lĩnh và nghĩa binh Lam Sơn có lòng thương yêu nhau như cha với con

Câu 3: 

- nhân nghĩa: lòng thương người.

- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại ách thống trị, theo lẽ phải.

- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh.

- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Câu 4: 

- Nhân ái: lòng yêu thương con người.

- Nhân đạo: lòng tốt tự nhiên của con người.

- Nhân hậu: có lòng thương người và ăn ở có tình nghĩa.

- Nhân từ: có lòng thương người và hiền lành.

- Nhân văn: thuộc về văn hóa loài người, thuộc về con người.

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài thực hành tiếng việt sử dụng tự hán việt tiếp theo ngắn nhất, soạn bài thực hành tiếng việt sử dụng tự hán việt tiếp theo ngữ văn 10 kết nối ngắn nhất, soạn văn 10 kết nối tri thức bài thực hành tiếng việt sử dụng tự hán việt tiếp theo cực ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 tập 2 kết nối ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com