Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 8: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 3. PHỤC HỒI TẦNG OZONE: THÀNH CÔNG HIẾM HOI CỦA NỖ LỰC TOÀN CẦU (Lê My)

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thể loại bản tin

- Là một loại của văn bản thông tin, phản ánh sự kiện mới xảy ra hoặc sự kiện được nhiều người quan tâm. Đó có thể là tin ảnh hoặc tin chữ. Văn bản trên có cả kênh hình và kênh chữ nên có thể coi là văn bản đa phương thức.

- Đặc điểm:

  • Tính thời sự
  • Tính chính xác, tin cậy
  • Tính hàm súc

2. Xuất xứ văn bản

- Là một bản tin đăng trên báo “Tuổi trẻ cuối tuần”, ngày 30/10/2021)

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Thông tin chính của văn bản, đề tài, nhan đề.

- Thông tin chính của văn bản là sự thành công của việc phục hồi tầng ozone. Do tính chất tích hợp của nội dung bài viết nên đây vừa là thông tin khoa học, vừa là thông tin thời sự, chính  trị.

- Đề tài: bảo vệ sự sống trên Trái đất.

- Nhan đề và sa-pô: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô của văn bản nhằm làm nổi bật và nhấn mạnh vấn đề được nói đến trong văn bản là về việc phục hồi và bảo vệ tầng ozone.

 - Phần chữ in đậm: Cung cấp thông tin chính của từng phần/ mục trong VB, tạo bố cục mạch lạc cho VB, giúp người đọc dễ tiếp nhận VB.

 - Nhận xét:

+ Nhan đề của văn bản ngắn gọn và đã truyền tải được thông tin chính về vấn đề được nhắc đến trong văn bản và gây được sự chú ý của người đọc.

+ Về cách triển khai nội dung: tác giả đặt vấn đề, triển khai nội dung theo một hệ thống, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng. Nội dung văn bản đã được triển khai một cách mạch lạc, logic và dễ hiểu.

2. Những nghiên cứu về tầng ozone (Khoa học vào vai thám tử)

 - Tầng ozone nằm ở độ cao khoảng 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu.

- Vai trò: như lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV).

- Nguyên nhân suy giảm tầng ozone: do hợp chất CFC.

* Hợp chất CFC 

- Hợp chất CFC ra mắt lần đầu năm 1930, rẻ tiền, nhiều ứng dụng (làm chất lạnh trong tủ lạnh, máy lạnh…), không tham gia phản ứng hóa học, bay hơi và tích tụ trong bầu khí quyển.

- CFC bị phân hủy dưới tia UV, khiến khí Ozone trở thành khí Oxygen, tức bào mòn lớp Ozone. 

- Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone được diễn giải bằng các hiện tượng hóa học: một nguyên tử Cl từ một phân tử CFC có thể phá hủy hàng trăm nghìn phân tử ozone. 

3. Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone (Đồng lòng) 

-  Liên hợp quốc họp bàn kế hoạch loại bỏ chất CFC – chất gây tổn hại tầng ozone và nhóm của An-đơ-sơ đã vạch ra hàng trăm giải pháp theo một hệ thống nhất định, loại bỏ chất CFC từ nhiều lĩnh vực công nghiệp.

- Những nhân tố làm nên thành công của nỗ lực phục hồi tầng ozone không chỉ là những cá nhân cụ thể mà còn có sự góp sức của công chúng, sự đồng thuận quốc tế và hành động nhất quán toàn cầu.

4. Phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ:

a. Phương tiện ngôn ngữ:

- Chủ yếu sử dụng từ ngữ đơn nghĩa vì nội dung của văn bản cung cấp thông tin có tính học thuật.

- Người viết không ngần ngại sử dụng phép tu từ, lối diễn đạt thu hút sự chú ý, gây ấn tượng mạnh với người đọc ngay từ nhan đề. Sa - pô cũng “mời gọi” người đọc: “nếu lâu rồi bạn không nghe tin tức gì về tầng ozone…. vận mệnh của mình”. Sa - pô được viết theo cách đưa giả thiết “nếu - thì” và có tính chất đối thoại với người đọc.

- Nhiều cách diễn đạt thú vị gợi liên tưởng ở người đọc: khoa học vào vai thám tử, tầng ozone như một lớp kem chống nắng, các nhà khoa học là tuyến phòng thủ đầu tiên…

=> Ngôn ngữ của văn bản đã đáp ứng được tính đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin.

b. Phương tiện phi ngôn ngữ

- Hình ảnh lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019 (trích nguồn Đài quan sát Trái Đất NaSa)

- Tín hiệu phi ngôn ngữ trong văn bản là hình ảnh mô phỏng lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực giai đoạn 1979-2019.

- Việc đưa kí hiệu phi ngôn ngữ vào trong văn bản có tính hiệu quả cao, làm tăng tính trực quan cho thông tin, người đọc dễ dàng hình dung hơn về thông tin và các số liệu được đưa ra.

=> Các phương tiện phi ngôn ngữ này cho thấy sự thay đổi của lỗ thủng tầng ozone. Đây là những dữ liệu cho thấy tầng ozone đang bị đe doạ nghiêm trọng, song con người vẫn có thể chung tay để có thể cải thiện tình trạng này.

=> Tác dụng của hình ảnh là cung cấp hình ảnh trực quan, cụ thể và có sử dụng màu sắc hỗ trợ về thông tin lỗ thủng tầng ozone ở Nam cực giai đoạn 1979- 2019 giúp thông tin trong văn bản rõ ràng hơn, người đọc dễ hình dung hơn và thuyết phục được người đọc.

5. Cách bộc lộ quan điểm của người viết

- Quan điểm chính: các vấn đề của toàn cầu chỉ có thể được giải quyết khi có sự đồng thuận và chung tay ở cấp độ toàn cầu, giữa công chúng, khoa học và chính trị. Đây là quan điểm hợp lý.

- Cách bộc lộ quan điểm: rõ ràng, qua  cách đưa tin và quan điểm đưa tin.

=> Quan điểm của tác giả là một quan điểm đúng đắn, có sự góp sức, nỗ lực của toàn cầu mà tầng ozone dần được phục hồi.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về tầng ozone. Đồng thời nêu lên tác hại của chất CFC và quá trình nỗ lực hành động phục hồi tầng ozone của toàn cầu.

2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng của một bản tin.

- Thông tin chính xác.

- Sử dụng kí hiệu phi ngôn ngữ.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 8: Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net