Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 6: Tác giả Nguyễn Trãi

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6: Tác giả Nguyễn Trãi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

VĂN BẢN 1: TÁC GIA NGUYỄN TRÃI

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác gia Nguyễn Trãi

  • Nguyễn Trãi là tác giả văn học, danh nhân văn hóa lớn của dân tộc. Ông là người có những đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học trung đại của Việt Nam và có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học sau này.
  • Một số tác phẩm của ông đã học trước đó là: Bài ca Côn Sơn, Cảnh ngày hè.

2. Đọc văn bản

Sự nghiệp và cuộc đời của Nguyễn Trãi có ảnh hưởng sâu sắc tới nền văn học trung đại Việt Nam. Tư tưởng nhân văn nhân đạo của ông có tác động không chỉ văn học thời bấy giờ mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến văn học nước nhà sau này.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Tiểu sử

- Tên: Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai

- Năm sinh năm mất: 1380 – 1442

- Quê quán: Làng Chi Ngại nay thuộc huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Tây nay thuộc thành phố Hà Nội.

- Thân phụ của Nguyễn Trãi là cụ Nguyễn Phi Khanh, đỗ thái học sinh dưới triều Trần, thân mẫu là bà Trần Thị Thái con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán.

-Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh và làm quan dưới triều Hồ

Năm 1407, triều Hồ sụp đổ, cha ông bị bắt về Trung Quốc, ông bị giam lỏng ở Đông Quan.

- Năm 1423, Nguyễn Trãi theo nghĩa quân Lam Sơn phò tá Lê Lợi để chống quân Minh và dâng Bình Ngô sách

- Năm 1427, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo

- Dưới thời Lê Thái Tổ triều đình xung đột. Năm 1437 ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn ( Hải Dương).

- Năm 1440, Nguyễn Trãi được Vua Lê Thái Tông mời ra giúp việc nước

- Năm 1442, Nguyễn Trãi bị hãm hại vu cho tội giết Vua và chịu án “tru di tam tộc”

- Năm 1464 ông được minh oan và 1467 được tìm và khắc in di cảo của ông.

- Năm 1980 ông được tổ chức UNESCO vinh danh “Danh nhân văn hóa thế giới”.

2. Giá trị nội dung

-  Sáng tác của Nguyễn Trãi bao gồm nhiều thể loại thuộc nhiều lĩnh vực như: quân sự, chính trị, lịch sử, địa lí, văn học. Tác phẩm tiêu biểu gồm có: Ức Trai thi tập, Quân Trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí Linh sơn phú và Băng Hồ di sự lục. Sáng tác chữ Nôm có quốc âm thi tập

-  Điểm nổi bật của nội dung thơ văn của Nguyễn Trãi là:tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư thế sự.

  • Tư tưởng nhân nghĩa: Bắt nguồn từ Nho giáo song đã được tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo. Nhân nghĩa là thương dân, lấy cuộc sống ấm no, bình yên của nhân dân làm mục tiêu cao cả. Đặc biệt với ông thì còn biết trọng dân và ơn dân “ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Ông cũng luôn đề cao sức mạnh của nhân dân “ lật thuyền mới biết dân như nước”.

Xuyên suốt các tác phẩm của ông tình yêu nước gắn liền với lí tưởng trung quân.  Song xét cho cùng thì nội dung cốt lõi trong tình yêu nước của ông chính là tình yêu dành cho nhân dân.

  • Tình yêu thiên nhiên:  Đây được xem là một nguồn cảm hứng lớn trong các sáng tác của Nguyễn Trãi, chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng vừa mỹ lệ lại bình dị và gần gũi.

Điều này được thể hiện vô cùng mạnh mẽ qua tập Ức Trai thi tập  và Quốc Âm thi tập….

->Một tâm hồn mở rộng, tinh tế, lãng mạn nâng niu từng vẻ đẹp khoảnh khắc giao hòa của thiên nhiên.

  • Ưu tư về thế sự: Hồn thơ của ông nặng trĩu suy tư và sự đen bạc. Nó là chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, cay đắng thất vọng về đau đớn trước thực tại bất công, ngang trái

Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng

Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi

             ( Tự thuật - Quốc âm thi tập)

Song tác giả vẫn đối diện với nó với một tâm thế hiên ngang sừng sững, băng cốt cách hoa cúc hoa sen

“ Trừ đọc, trừ tham, trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng”

     ( Bảo kính cảnh giới – Quốc âm thi tập)

3. Giá trị Nghệ thuật

- Nguyễn Trãi để để lại cho đời sau rất nhiều thể loại văn học như: Văn chính luận, thơ chữ HÁn và chữ Nôm

Mỗi thể loại ấy ông đều để lại rất nhiều sự sáng tạo:

  • Văn học chính luận: đạt đến trình độ mẫu mực, vân dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho luận điểm lớn.

Ngoài ra nó còn tạo nên nhờ khả năng bám sát đối tượng và tình hình thời sựm chiến sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén và dẫn chứng xác thực, lập luận cùng bố cục chặt chẽ, ngôn từ hàm súc phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt giọng điệu truyền cảm.

  • Thơ chữ Hán của ông được sáng tác bằng thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện, ngôn từ cô đúc nghệ thuật tả cảnh, tả tình không bị theo lề lối cũ.

Ý tình trong bài thơ vừa in đậm dấu ấn cá nhân vừa thể hiện giá trị tư tưởng sâu sắc.  Hình tượng thiên nhiên phóng khoáng, hùng vĩ, diễm lệ, khi thì thanh sơ, thơ mộng….

  • Thơ chữ Nôm: được đánh giá là đỉnh cao trong dòng thơ quốc âm. Ông đã ý thức sáng tạo một thể thơ riêng khi đưa câu thơ lục ngôn xen vào thơ thất ngôn ở vị trí đa dạng và linh hoạt

Mượn thi liệu từ Trung Quốc. Ngôn ngữ thơ bình dị, đậm chất dân tộc, sử dụng nhiều từ láy, thành ngữ, tục ngữ….

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Thể hiện sự đa tài của Nguyễn Trãi trong đóng góp vĩ đại cho nền văn học trung đại Việt Nam

- Quan điểm sáng tác cũng như nghệ thuật của ông trong đó nhấn mạnh nhất là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và cảm hứng thế sự.

2. Nghệ thuật

Trình bày luận điểm chi tiết dẫn chứng cụ thể xác đáng.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 6: Tác giả Nguyễn Trãi, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com