Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 8: Nghệ thuật truyền thống của người Việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 8: Nghệ thuật truyền thống của người Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VĂN BẢN 2.  NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

- Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) quê ở huyện Hoài Đức, T.P Hà Nội, là nhà sử học, dân tộc học, nhà giáo dục.

- Ông cũng là người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất với 28 năm, 350 ngày.

2. Tác phẩm:

- Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt được trích từ phần 3, chương 12 của cuốn sách Văn minh Việt Nam, nguyên có nhan đề là Nghệ thuật.

- Bố cục: ba phần:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “đã đạt đến”: Một số đặc điểm của nghệ thuật truyền thống người Việt
  • Đoạn 2: Tiếp…. “tác phẩm của họ trở thành độc đáo”: Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt
  • Đoạn 3: Còn lại: Một số ngành nghệ thuật truyền thống người Việt

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Mục đích viết của tác giả

- Thời điểm sáng tác: Cuốn sách được viết vào năm 1938, trong thời Pháp thuộc, theo yêu cầu của Nha học chính Đông Dương. Tuy nhiên, do sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền thuộc địa, cuốn sách đã không được xuất bản ngay sau khi tác giả hoàn thành nó, mà phải tới năm 1944 mới được in và phát hành.

=> Cuốn sách Vởn minh Việt Nam ngầm khẳng định truyền thống lâu đời và sự độc lập của văn hoá Việt, thể hiện sự kháng cự đối với chính quyền thuộc địa và tiếng nói đấu tranh cho tự do học thuật của người Việt.

- Mục đích viết của tác giả trong văn bản là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt.

- Việc khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt là sự đối thoại, thậm chí kháng cự lại luận thuyết về khai hoá văn minh của người Pháp (khẳng định Đông Dương là một xứ sở mông muội, phủ định sự tồn tại của văn hoá bản địa, đề cao sự ưu việt của văn hoá Pháp). Có thể nói, đó là một bản tuyên ngôn ngầm về sự độc lập của văn hoá Việt so với văn hoá phương Tây.

2. Tóm tắt thông tin văn bản

Sơ đồ tóm tắt văn bản:

Sơ đồ

3. Các đặc điểm cơ bản về nghệ thuật truyền thống người Việt

a. Một số nhận định về khiếu thẩm mĩ của người Việt

- Nghệ thuật là biểu hiện sâu sắc nhất của tâm tính nhân dân.

- Người Việt có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, thị hiếu vững vàng.

  • Nóc nhà, cột cổng, bình phong tươi tắn, hài hòa phong cảnh.
  • Cột nhà, vách, cửa, dầm nhà tinh vi, lóng lánh.
  • Đồ vật thông thường được trang trí tỉ mỉ.
  • Nữ trang được chế tác tinh tế, đa dạng.

=> Giới thiệu khái quát những đặc điểm chính của từng đối tượng, trước khi trình bày những chi tiết cụ thể. Cung cấp rất nhiều thông tin chi tiết, dẫn chứng để làm rõ khiếu thẩm mĩ của người Việt.

Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thể hiện một cách cụ thể, sinh động vẻ đẹp độc đáo, tinh tế của nghệ thuật Việt; thái độ tự hào, ngưỡng mộ của tác giả trước vẻ đẹp và truyền thống lâu đời của văn hoá Việt.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghệ thuật Việt:

- Tôn giáo, phản ánh tín ngưỡng đa dạng của dân tộc

- Sự thống nhất văn hóa, đặc biệt là Nho giáo.

=> Sự hiểu biết sâu sắc, dẫn chứng rõ ràng.

c. Việc bảo tồn các di sản nghệ thuật Việt

- Khí hậu, hỏa hoạn

- Chính trị, bất ổn…

d. Thiên hướng sáng tạo nổi bật của nghệ thuật Việt

- Không tái hiện đầy đủ và chính xác hiện thực, loại bỏ tính nhục dục.

- Coi trọng tinh thần, mang tính tượng trưng, ước lệ.

e. Một số loại hình nghệ thuật Việt

- Kiến trúc: mang tính tôn giáo, thể hiện cái vĩ đại, bí ẩn, đều đặn, cân xứng (chùa chiền, mồ mả…).

- Điêu khắc có phong cách tao nhã, sáng tạo.

- Tạc đá, đúc đồng.

=> Nhận định đúng đắn, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, thể hiện sự tự hào về vẻ đẹp của nghệ thuật của truyền thống Việt một cách kín đáo.

=> Nghị luận giúp đưa ra những lập luận, chứng cứ khách quan, giàu sức thuyết phục về sự tồn tại lâu đời của văn hoá Việt.

=> Sự kết hợp của ba yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn bản thông tin đã giúp cho văn bản thông tin không chỉ tác động tới lí trí, mà còn khơi gợi tưởng tượng, cảm xúc của người đọc, và bởi vậy làm gia tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

-  Văn bản Nghệ thuật truyền thống của người Việt viết về những nền nghệ thuật truyền thống của người Việt, về những giá trị văn hóa lâu đời được bảo lưu đến ngày nay. Qua đó thể hiện niềm tự hào của tác giả đối với nghệ thuật truyền thống của nước nhà.

2. Nghệ thuật

- Kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong bài viết.

- Ngôn ngữ tự nhiên, dễ hiểu.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 8: Nghệ thuật truyền thống của người Việt, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net