Câu 3.
- Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất màu sắc của những ngôi nhà: "Nóc nhà, cột cổng, bình phong đều được trang trí với những màu sắc tươi tắn, nhiều khi sặc sỡ nhưng hài hòa với các màu sắc của phong cảnh, với sự rực rỡ của ánh sáng."
- Yếu tố biểu cảm: Thể hiện sự hiểu biết về người "nghệ sĩ" Việt Nam, viết về họ mà như chính mình đã hòa quyện: "Người nghệ sĩ không có xu hướng tái hiện ... và biểu hiện trong mọi tác phẩm cái tinh thần vô hình của mọi vật."
- Yếu tố nghị luận: Thể hiện ở phần đầu văn bản, nêu ra quan điểm về nghệ thuật của Việt Nam.
→ Tác dụng của những yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận: làm cho đối tượng được nhắc đến trở nên sinh động, cụ thể; khiến cho văn bản có sức thuyết phục với người đọc.
Câu 4. - Việc đưa thông tin về từng đối tượng cụ thể trong văn bản được sắp xếp theo trật tự, đi từ nêu đặc điểm đến những dẫn chứng cụ thể.
- Cách triển khai thông tin trong văn bản thông tin: Cần đảm bảo lô-gíc, mạch lạc, thông tin chính xác.