Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 7: Người cầm quyền khôi phục uy quyền

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7: Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul] 

VĂN BẢN 1: NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Cuộc đời:

  • Victor Huy-gô sinh năm 1802 -1885 là nhà văn nhà thơ, nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp thế kỉ XIX.
  • Thời thơ ấu ông chịu nhiều thiệt thòi về tình cảm. Ông là người thông minh và tài năng

- Sự nghiệp

  • Về sự nghiệp ông là một trong những người có hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.
  • Ông sáng tác trong nhiều lĩnh vực, một số tác phẩm tiêu biểu là Nhà thờ Đức bà Pari (1831), Những người khốn khổ (1862), chín mươi ba (1874)
  • Năm 1985 vào dịp 100 năm ngày mất của ông thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy - gô- Danh nhân văn hóa của nhân loại.

2. Tác phẩm

Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất của bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ”.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bố cục

-     Người cầm quyền khôi phục uy quyềnđược chia thành 3 phần:

  • Phần 1: từ đầu đến “chị rùng mình”: Giăng van-giăng chưa mất hết uy quyền của một ông thị trưởng
  • Phần 2: Tiếp theo đến Phăng tin đã tắt thở: Giăng van-giăng đã mất hết uy quyền trước thanh tra mật thám Gia-ve
  • Phần 3: Còn lại: Giăng van-giăng khôi phục uy quyền của mình.

2. Tóm tắt văn bản

Giăng van- Giăng là người lao động nghèo khổ vì đập vỡ tủ kính lấy cắp chiếc bánh mì nuôi cháu mà dẫn đến việc phải chịu 19 năm tù khổ sai. Sau khi ra tù ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hóa của linh mục Mi-ri-en. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len mở nhà máy, trở nên giàu có và được bầu làm thị trưởng thành phố. Thế nhưng lại luôn bị tên thanh tra mật thám Gia- ve nghi ngờ và theo dõi. Lần đầu tiên gặp phăng-tin, ông đã giúp đỡ và cứu cô thoát khỏi tay Gia-ve. Khi Phăng-tin chết ông trở về tên thật của mình, vào tù rồi vượt ngục và lẩn trốn. Giăng van- giăng giữ đúng lời hứa với Phăng-tin ông chuộc lại Cô-dét và đưa lên Pa-ri để sống lẩn trốn nhiều năm. Một cuộc khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri nổ ra chống chính quyền tư sản 6/1832. Ông cũng có mặt trên trận chiến và đã cứu sống Ma-ri-uýt người yêu của Cô-dét. Ông vun đắp tình yêu cho họ và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.

3. Nhân vật Giăng van-giăng

a. Hoàn cảnh xuất thân

-   Giăng van-giăng có hoàn cảnh xuất thân vô cùng ngặt nghèo, trớ trêu:

  • Vì nghèo nên phải đập tủ kính lấy cắp chiếc bánh mì để nuôi cháu -> phạt tù khổ sai 19 năm
  • Ra tù ông có tài quản lí trở thành ông chủ xưởng vải => bầu làm thị trưởng thành phố => giúp đỡ mọi người
  • Gia- ve ghen ghét tố giác => vào tù
  • Trốn tù -> giúp đỡ mọi người => chết trong cảnh cô đơn.

b. Diễn biến tâm trạng của Giăng van-giăng

-       Thái độ với Gia-ve

+ Trước khi Phăng –tin chết

  •     Cử chỉ điềm tĩnh

  •     Ngôn ngữ nhã nhặn

ð Không phải vì khiếp sợ, mà vì lo cho Phăng-tin. Hạ giọng van xin chỉ vì tình thương với người phụ nữ đang hấp hối

+  Sau khi Phăng-tin chết

  • Thái độ hành động quyết liệt, mạnh mẽ, kiềm chế

  • Ngôn ngữ ngắn gọn, nghiêm khắc – bình tĩnh

  • Chấp nhận bị bắt, xả thân vì tình thương

-   Thái độ đối với Phăng –tin

+ Trước khi Gia-ve xuất hiện

  • Trước sự hoảng hốt của Phăng-tin khi Gia-ve xuất hiện, Giăng van-giăng có thái độ hành động trấn an, giọng điệu nhẹ nhàng điềm tĩnh giống như một vị cứu tinh, che chở.

+ Thái độ với linh hồn Phăng –tin

  •   Giăng van –giăng ngồi yên lặng, mải miết không nghĩ đến điều gì trên đời.

  •   Dáng điệu buồn thương khôn tả, thì thầm bên tai Phăng-tin

  •   Nâng dầu Phăng-tin đặt ngay giữa gối

  •   Thắt lại dây rút cổ áo… đặt lên bàn tay một nụ hôn

=> Giăng van-giăng là một người có tình yêu mênh mông, một đấng cứu thế một người cứu rỗi linh hồn.

=>Giăng van-giăng là một hiện thân của tình thương lòng từ bi và nhân ái bao la. Cũng là người kiên cường dũng cảm dám chống lại cường quyền.

=> Tác giả muốn gửi gắm một thông điệp niềm tin vào con người cải tạo xã hội bằng tình thương và lòng nhân ái vô bờ.

4. Nhân vật Gia-ve

+ NGhề nghiệp: Thanh tra mật thám

+ Giọng nói: Ngắn ngủi, cộc lốc -> chứa đựng sự man rợ, điên cuồng như tiếng thú gầm

+ Cặp mắt: Như cái móc sắt … quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ

+ Điệu cười: Phô cả hai hàm răng

+ Hành động, thái độ:

  •   Với Phăng –tin: khinh bỉ, mạt sát, lạnh lùng, tàn nhẫn

  •   Với Giăng van-giăng: hả hê, dữ -> sau đó sợ hãi -> dè chừng.

=> Một kẻ man rợ, độc ác không có tính người. Thế nhưng đối diện với cơn giận dữ của Giăng van-giăng hắn cũng phải dè chừng sợ hãi.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Ca ngợi lẽ sống, tình thương “trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau”. Phê phán giai cấp tư sản vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người dân lương thiện.

- Sức mạnh tình thương có khả năng cảm hóa con người cải tạo xã hội

2. Nghệ thuật

-  Xây dựng tình huống kịch tính dựa trên sự tương phản đối lập.

-  Thủ pháp hãm chậm gây bất ngờ

-  Ngôi kể thứ 3 có thể diễn tả một cách chân thực và khách quan nhất sự việc tình huống. Nhờ các biện pháp tương phản, phóng đại, so sánh, ẩn dụ, bình luận ngoại đề.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 7: Người cầm quyền khôi phục uy quyền, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com