Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 KNTT bài 9: Viết bài luận về bản thân

Ôn tập kiến thức ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 9: Viết bài luận về bản thân. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

VIẾT

VIẾT BÀI LUẬN VỀ BẢN THÂN

I. YÊU CẦU KIỂU BÀI

- Định rõ luận đề của bài viết.

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã trải qua.

- Có giọng điệu riêng nhưng phù hợp với đối tượng tiếp nhận, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết; thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho người đọc.

II. PHÂN TÍCH BÀI THAM KHẢO

Thông điệp của bài viết là tất cả mọi thứ sẽ biến mất khi bạn đối diện với cái chết, chỉ còn lại những gì quan trọng nhất và cách tốt nhất để tránh khỏi những cạm bẫy là hãy nghĩ rằng bạn sẽ mất đi thứ gì đó.
Yếu tố tạo nên sức thuyết phục:

- Sử dụng yếu tố tự sự để nói về trải nghiệm của bản thân là tăng tính chân thực và tạo tính hấp dẫn thu hút người đọc

- Sử dụng yếu tố biểu cảm: nêu những cảm xúc của người viết thông qua trải nghiệm và tăng tính thuyết phục cho quan điểm của người viết

+ Dùng những suy ngẫm, bàn luận về trải nghiệm của bản thân để nêu lên thông điệp của mình

+ Người viết thông qua trải nghiệm của bản thân đã tác động vào nhận thức, tình cảm của người đọc và từ đó kêu gọi họ hành động: Hãy can đảm sống theo sự mách bảo của trái tim và trực giác.

+ Giọng điệu: dí dỏm, hài hước

Những lời kể về các trải nghiệm cá nhân của tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong bài viết, nó là bằng chứng thực tế giúp quan điểm của tác giả có sức thuyết phục hơn với người đọc, và người đọc qua đó có thể tiếp cận thông điệp của bài viết dễ dàng hơn

III. CÁCH VIẾT BÀI LUẬN VỀ BẢN THÂN

1. Chuẩn bị viết

- Huy động trải nghiệm: Trải nghiệm nào trong cuộc sống là đáng nhớ và có ý nghĩa đối với bạn? Trải nghiệm đó giúp bạn nhận ra điều gì về bản thân và cuộc sống? Bạn đã thay đổi như thế nào sau trải nghiệm đó?

- Suy nghĩ về bản thân: Quan niệm sống của bạn là gì, đâu là giá trị mà bạn muốn theo đuổi, thế mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Hãy tóm tắt những thông tin đó dưới dạng các từ khoá.

- Từ những ý tưởng đã phác thảo, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc và hứng thú nhất làm chủ đề cho bài viết của mình. Chủ đề bài viết thường được cô đọng thành một thông điệp ngắn, thể hiện rõ quan điểm, góc nhìn, phát hiện của riêng người viết về bản thân và cuộc sống.

2. Tìm ý, lập dàn ý

- Mở bài: Trình bày trực tiếp mục đích của bài luận hoặc nêu thông điệp chính của bản thân.

- Thân bài: Tuỳ vào mục đích của bài luận về bản thân, bạn có thể triển khai phần thân bài theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ:

  • Thể hiện suy nghĩ, đúc rút về cuộc sống từ những sự kiện có thực mà mình đã trải qua: Bạn có thể sắp xếp các sự kiện theo trật tự thời gian hoặc theo mạch suy ngẫm.
  • Làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu cần nói đến nhất của bản thân dựa trên những bằng chứng xác thực, đáng tin cậy. Bạn có thể sắp xếp các ý theo trình tự logic và

- Kết bài: Nhắc lại những điểm chính trong bài viết, nêu lên suy ngẫm, bài học từ những trải nghiệm của bản thân, kêu gọi hành động, gợi mở suy nghĩ cho người đọc.

3. Viết

- Lựa chọn văn phong: Một bài luận về bản thân cần phải thể hiện rõ nét cá tính của người viết và gây ấn tượng với người đọc. Vì thế, hãy hình dung bạn đang đối thoại với độc giả, suy nghĩ về cảm xúc bạn muốn truyền tải để lựa chọn văn phong cho phù hợp (bay bồng hay giản dị, nghiêm trang hay hài hước, chú trọng tính logic hay ưu tiên cho tình cảm,...). Ví dụ: Trong đoạn trích Hãy đam mê, hãy dại khờ, sti-vơ Gióp đã sử dụng văn phong dí dỏm, hài hước, trong khi đó ở bài viết Một đời như kể tìm đường, Phan Văn Trường lại lựa chọn giọng điệu tâm tình, thân mật. Bài luận của bạn cần có giọng điệu phù hợp với mục đích viết nhưng vẫn phải chứng tỏ được phong cách và cá tính riêng của bạn.

- Sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm đề tác động mạnh mẽ đến tưởng tượng, cảm xúc của người đọc.

- Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ,... đề gia tăng sức hấp dẫn của bài viết.

4. Chỉnh sửa và hoàn thiện

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 10 KNTT bài 9: Viết bài luận về bản thân, ôn tập ngữ văn 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 2 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com