[toc:ul]
1. Cáo
a. Khái niệm
Cáo là một thể loại văn bản có nguồn gốc từ Trung Quốc. Là thể loại văn bản hành chính nhà nước quân chủ thường được dùng cho các phát ngôn chính thức hệ trọng của Vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm tổng kết một công việc, trình bày chủ trương xã hội chính trị cho dân chúng biết.
b. Đặc điểm
c. Ý nghĩa nhan đề
=> Tuyên bố về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô bình định bờ cõi cho thiên hạ biết
2. Đọc văn bản
- Năm 1427 cuộc kháng chiến chống giặc Minh giành thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình ngô đại cáo. Tác phẩm được ban bố vào tháng Chạp năm Đinh Mùi đầu năm 1428.
- Bố cục gồm 4 phần:
1. Tìm hiểu luận điểm chính nghĩa
a. Tư tưởng nhân nghĩa
- Tư tưởng nhân nghĩa thể hiện qua việc:
=> Lập luận vô cùng chặt chẽ và thuyết phục. Khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh – Đây là cuộc chiến đấu vì nghĩa, vì dân. Ngay từ đầu bài cáo Nguyễn Trãi đã đề cập tới quyền sống của con người
b. Chân lý độc lập
- Có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn của lịch sử: mang tính hiển nhiên và vốn có từ lâu đời. Thể hiện qua các từ ngữ “từ trước”, “đã lâu”, “chia”, “vốn xưng”, “cũng khác”…
- Các yếu tố căn bản xác định độc lập chủ quyền dân tộc, cương vực lãnh thổ, phong tục văn hiến, lịch sử, truyền thống, anh hùng hào kiệt….
- Cách thể hiện luận điểm:
Tư tưởng mới mẻ, sâu sắc thể hiện lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
2. Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh
a. Nội dung tố cáo:
- Vạch trần âm mưu của giặc Minh. Chúng mượn danh nghĩa Phù Trần diệt hồ để cướp nước ta
“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”
=> Chúng đã xâm phạm lập trường dân tộc của chúng ta lấy danh nghĩa giúp nước ta nhưng thực chất là cướp nước.
- Chủ trương cai trị phản nhân nghĩa của giặc Minh
“ Người bị bắt ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng
.............
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt”.
Phá hoại môi trường sống:
“Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ”
Đày đọa, phu dịch, phá hoại nghề truyền thống
“Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa”
b. Nghệ thuật viết cáo:
- Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
=> Tội ác man rợ kiểu trung cổ của giặc Minh
- Nghệ thuật đối lập
Tình cảnh người dân vô tội và kẻ thù ác “Thằng há miệng, đứa nhe răng máu mỡ bây no nê chưa chán”
=> Diễn tả sự điên cuồng khát màu của giặc Minh.
-Nghệ thuật phóng đại:
=> Lời văn trong bài cáo đanh thép, thống thiết: khi uất hận sôi trào, khi cảm thương tha thiết, lúc muốn hét thật to, lúc nghẹn ngào tấm tức.
=> Đoạn cáo đã làm sống lại một thời kỳ đau thương, đen tối của dân tộc qua đó thể hiện sự căm phẫn ngút trời và nỗi đau giằng xé của tác giả
3. Quá trình gian nan của cuộc kháng chiến
Hình ảnh của Lê Lợi buổi đầu kháng chiến
- Có sự thống nhất giữa con người bình thường và vị lãnh tụ vĩ đại
“ Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”
=> Lê Lợi là vị anh hùng áo vải, xuất thân từ nhân dân có lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nước thương dân nồng nàn với quyết tâm chiến đấu chống giặc, Là linh hồn của khởi nghĩa Lam Sơn.
Quá trình đầy khó khăn và chiến thắng của cuộc kháng chiến
- Buổi đầu cuộc khởi nghĩa với những khó khăn và thuận lợi:
Thuận lợi:
Có thái độ chân thành khi cầu hiền
Có ý chí khắc phục khó khăn
Có chiến lược, có chiến thuật phù hợp
Có đường lối lãnh đạo tài tình sáng suốt
=> Cuộc kháng chiến chính nghĩa nên được nhân dân, quân sĩ tin tưởng đoàn kết một lòng đánh giặc.
Khó khăn:
Binh lực yếu hơn kẻ thù
Thiếu nhân tài
Quân thiếu, lương thực cạn
- Quá trình phản công:
+ Tư tưởng chủ đạo của cuộc kháng chiến là nhân nghĩa.
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
- Bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với những chiến thắng lẫy lừng.
+ những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động…
+ Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi lăng, Mã Yên, Xương Giang….
- Tác giả sử dụng nhiều động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, lối so sánh hình tượng thiên nhiên lớn lao.
- Hình ảnh quân thù: Kết cục bi thảm của tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát.
=> Hình ảnh đối lập nêu bật khí thế hào hùng thắng lợi vẻ vang bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa.
Nghệ thuật miêu tả
=> Ngợi ca chiến thắng quân ta và hình ảnh thảm bại của địch
4. Lời tuyên bố hòa bình độc lập
-Giọng văn trang nghiêm trịnh trọng khẳng định với toàn dân về:
=> Bài học Lịch sử: Tinh thần đoàn kết dân tộc, sức mạnh truyền thống với sức mạnh thời đại đã làm nên chiến thắng oanh liệt của nhân dân.
=> Bài cáo nêu cao tinh thần độc lập tự cường, tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta và tài lãnh đạo nghĩa quân của Lê Lợi trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc.
1. Nội dung
- Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc trong quá trình kháng chiến chống giặc Minh xâm lược
- Tác giả đã khẳng định đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
2. Nghệ thuật
- Bố cục : chặt chẽ
- Câu văn, giọng điệu linh hoạt
- Ngôn ngữ, hình tượng phong phú vừa cụ thể vừa khái quát