Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 2: Nhu cầu phân bón của cây trồng
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV dùng hình ảnh quá trình phát triển của cây ngô, hướng dẫn HS tìm hiểu: đối với từng giai đoạn phát triển cây cần chất dinh dưỡng nào là phù hợp nhất, từ đó HS sẽ lựa chọn được loại phân bón phù hợp để cây phát triển tốt cho năng suất cao. - GV: Trong suốt chu kì sinh trưởng và phát triển, tùy từng giai đoạn mà nhu cầu về dinh dưỡng của cây trồng khác nhau, cần bón phân với liều lượng vừa đủ tránh dư thừa, như vậy vừa tiết kiệm kinh phí, thời gian, cây trồng vừa phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và không gây ô nhiễm môi trường. - GV dùng hình ảnh minh họa: + phân đạm là nguồn dinh dưỡng chính yếu giúp cây phát triển cành lá, nuôi dinh dưỡng cho cành lá xanh tốt; + phân lân giúp cây phát triển bộ rễ, chắc cây, kích thích ra nhiều mầm hoa; + các nguyên tố trung vi và vi lượng giúp cây tăng cường đề kháng, hạn chế sâu bệnh - GV đặt câu hỏi: Đối với từng giai đoạn phát triển cây trồng, loại phân bón nào là phù hợp nhất? - GV: Với mỗi loại cây trồng, căn cứ vào mục đích sử dụng mà lựa chọn thời điểm bón và loại phân bón phù hợp. Ví dụ: cây rau ăn lá là thích hợp với phân đạm, nên bón vào thời điểm cây phát triển lá, đẻ cành; cây ăn quả nên bón phân kali vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa và hình thành quả. - GV yêu cầu HS cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2. (phiếu học tập số 2 ở cuối hoạt động 2). - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm thực hiện HĐ1, 2 SGK trang 8: 1. Hãy tìm hiểu về một loại cây được trồng phổ biến ở địa phương em và cho biết: a) Các giai đoạn phát triển của cây từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch b) Nhu cầu về các loại phân bón cho từng giai đoạn phát triển của cây đảm bảo năng suất cao. 2. Hãy quan sát một số nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón và cho biết thành phần các chất có trong loại phân bón này. Tìm hiểu và cho biết loại phân bón này được sử dụng như thế nào đối với cây trồng đặc thù ở địa phương em. - GV gợi ý HS thực hiện hoạt động: 1. HS nên lựa chọn cây lúa để quan sát phát triển và bón phân theo thời kì, vì đó là cây lương thực quan trọng. 2. Quan sát nhãn trên vỏ bao bì đựng phân bón để biết thành phần các chất dinh dưỡng. Ví dụ: phân NPK, thành phần dinh dưỡng tương ứng với thành phần phần trăm của N, P2O5 và K; phân đạm, tương ứng phần trăm N; phân lân (P) tương ứng với thành phần phần trăm của P2O5,.. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2, thực hiện HĐ 1, 2 SGK trang 8. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày đáp án phiếu học tập số 2, kết quả thực hiện HĐ1, 2 SGK trang 8. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về nhu cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát triển. |
3. Nhu cầu phân bón của cây trồng ở các thời kì phát triển - Mỗi loại cây trồng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau đối với từng giai đoạn phát triển. - Từ nhu cầu của cây, điều kiện cụ thể của đất trồng, điều kiện tưới tiêu và mục tiêu trồng mà quyết định sử dụng phân bón như thế nào. - Ví dụ: Để quyết định lượng và loại phân bón cho ngô cần căn cứ vào các yếu tố: + Nhu cầu và đặc điểm hút chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn. + Đặc điểm, tính chất của đất. + Giống ngô + Đặc điểm của loại phân bón + Chế độ luân canh, xen canh + Điều kiện khí hậu, thời tiết |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hoàn thành bảng sau:
|
Đáp án phiếu học tập số 2
Giai đoạn cây trồng phát triển |
Nhu cầu phân bón của cây trồng (loại phân, cách bón phân) |
1. Giai đoạn cây trồng còn nhỏ, chưa ra quả, phát triển cành |
Phân đạm |
2. Thời kì đầu mùa và cuối mùa |
Bón lót phân tổng hợp |
3. Giai đoạn cây trồng ra hoa, tạo quả |
Phân kali |
4. Giai đoạn trước khi thu hoạch quả khoảng 1 hoặc 2 tháng |
Phân kali |
5. Giai đoạn sau khi thu hoạch quả |
Phân lân và phân đạm |
6. Giai đoạn cần kích thích sự phát triển bộ rễ ra hoa, làm hạt |
Phân đạm, lân và kali |
Hoạt động 3: Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 3 (phiếu học tập số 3 ở cuối hoạt động 3) - GV hướng dẫn HS đọc SGK và các tài liệu tham khảo trên sách, báo và trên các phương tiện truyền thông và hoàn thành phiếu học tập số 4 (phiếu học tập số 4 ở cuối hoạt động 3) - GV cho HS thảo luận: Sản xuất phân đạm thì bốn nhà máy trên cần những nguyên liệu gì? Xung quanh các địa phương đó có những yếu tố gì thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm? (nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất,…) - GV yêu cầu HS trả lời CH3 SGK trang 9: 3. Ở Việt Nam có một số phân bón NPK sau: NPK 30-10-10, NPK 20-20-15,…. Hãy cho biết ý nghĩa của các con số này. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập số 3, 4, CH3 SGK trang 9. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày đáp án phiếu học tập số 3, 4, CH3 SGK trang 9. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về một số phân bón thông dụng ở Việt Nam. |
II. Một số phân bón thông dụng ở Việt Nam 1. Phân đạm Cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nitrogen ở dạng ammonium nitrate được sử dụng ở dạng rắn, hút ẩm mạnh và tan trong nước. 2. Phân lân Cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng chính là phosphorus dưới dạng ion phosphate (). 3. Phân kali Thường là các muối chứa nguyên tố kali, dùng để bón thúc. 4. Phân hỗn hợp NPK Cung cấp cả ba nguyên tố: N, P, K cho cây trồng được chế biến phù hợp với từng loại đất, từng thời kì bón phân, từng loại cây trồng. 5. Phân bón hữu cơ - Phân bón hữu cơ là loại phân bón có các hợp chất hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. - Phân bón hữu cơ gồm các loại: phân bón hữu cơ truyền thống, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng. Trả lời CH3 SGK trang 9: Con số lần lượt cho biết hàm lượng hay độ dinh dưỡng của phân đạm, phân lân, phân kali trong phân bón. Hàm lượng đạm (tính theo % N), hàm lượng lân (tính theo & P2O5) và hàm lượng kali tính theo % K2O). |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Em hãy hoàn thành bảng sau:
|
Đáp án phiếu học tập số 3
Hợp chất |
Ion cây trồng hấp thụ |
Tên thương mại của phân bón |
NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4 |
, |
Phân đạm ammonia |
NaNO3, Ca(NO3)2 |
Phân đạm nitrate |
|
(NH2)2CO |
Phân đạm urea |
|
Ca(H2PO4)2 và CaSO4 |
|
Superphosphate đơn |
Ca(H2PO4)2 |
Superphosphate kép |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Hoàn thành bảng sau:
|
Đáp án phiếu học tập số 4
Loại phân |
Thành phần hóa học, đặc điểm |
Cách sử dụng hiệu quả |
Nguyên liệu sản xuất |
Nhà máy/ công ty sản xuất |
Phân đạm |
NO3-, NH4+, NH2 dạng rắn, hút ẩm mạnh |
Dựa vào đặc điểm sinh lí loại cây trồng, vị trí, loại đất, thời tiết |
, NH3, H2SO4, HNO3 |
Hà Bắc (Bắc Giang) Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) Cà Mau Ninh Bình |
Phân lân |
PO43- ở dạng supephosphate kép, supephosphate đơn, phân lân nung chảy |
Dựa vào đặc điểm sinh lí loại cây trồng, vị trí, loại đất, thời tiết |
Ca3(PO4)2, H2SO4, H3PO4 |
Công ty supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao Công ty phân lân nung chảy Văn Điền |
---------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 1: Giới thiệu chung về phân, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 1: Giới thiệu chung về phân