Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ (P1)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: CHẾ BIẾN DẦU MỎ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ

  • Trình bày được các giai đoạn chế biến dầu mỏ: tiền xử lí, chưng cất, cracking (cracking nhiệt, cracking xúc tác), reforming.
  • Trình bày được các sản phẩm của dầu mỏ (xăng, dầu hoà, diesel, xăng phản lực, đầu đốt, dầu bôi trơn, nhựa đường, sản phẩm hóa dầu).
  • Nêu được khái niệm chỉ số octane và chỉ số octanc của một số hydrocarbon, ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng của xăng.
  • Trình bày được các biện pháp nâng cao chỉ số octane cho xăng và cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về chế biến dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về chế biến dầu mỏ; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ thực tiễn nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học và cuộc sống.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được các giai đoạn chế biến dầu mỏ: tiền xử lí, chưng cất, cracking (cracking nhiệt, cracking xúc tác), reforming; Trình bày được các sản phẩm của dầu mỏ; Nêu được khái niệm chỉ số octane và chỉ số octane của một số hydrocarbon và các biện pháp nâng cao chỉ số octane cho xăng; Nêu được ý nghĩa của chỉ số octane đến chất lượng của xăng.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát tìm hiểu các sản phẩm ứng dụng của quá trình chế biến dầu mỏ.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được cách sử dụng nhiên liệu an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm trong quá trình thảo luận về nội dung học tập.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  • Có niềm tự hào về đất nước thông qua tìm hiểu các nhà máy hoá - lọc dầu ở Việt Nam.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, PHT.
  • Một số tư liệu liên quan đến nhiên liệu, dầu bôi trơn, sản phẩm hóa dầu
  • Tranh ảnh, video, thông tin tài liệu liên quan đến công nghệ chế biến dầu mỏ và việc sử dụng các sản phẩm chế biến dầu mỏ trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi khởi động: “Em hãy liệt kê những sản phẩm từ quá trình chế biến dầu mỏ mà em biết”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án:  dầu hỏa, benzen, xăng, sáp paraffin, nhựa đường, dầu diesel, khí đốt,...

- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi HS có câu trả lời đúng, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Các sản phẩm đa dạng, phong phú từ quá trình chế biến dầu mỏ có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp? chúng ta cùng tìm hiểu Bài 8: Chế biến dầu mỏ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các giai đoạn chế biến dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các giai đoạn chế biến dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận về các giai đoạn chế biến dầu mỏ, trả lời câu hỏi
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở các giai đoạn chế biến dầu mỏ, các câu trả lời.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 42 thảo luận cặp đôi về các giai đoạn chế biến dầu mỏ, trả lời câu hỏi

1. Vẽ sơ đồ về các giai đoạn của quá trình chế biến dầu mỏ

2. Hãy nêu sản phẩm chính của quá trình

a) Cracking nhiệt

b) Cracking xúc tác 

c) Reforming xúc tác.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt các giai đoạn chế biến dầu mỏ dưới dạng sơ đồ.

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày sơ đồ các giai đoạn chế biến dầu mỏ, trả lời câu hỏi

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về các giai đoạn chế biến dầu mỏ.

I. CÁC GIAI ĐOẠN CHẾ BIẾN DẦU MỎ

Các giai đoạn chế biến dầu mỏ

Tiền xử lý dầu thô → chưng cất dầu mỏ →  cracking dầu mỏ → reforming xúc tác.

Sản phẩm chính của quá trình

a) Cracking nhiệt: Các hydrocarbon có nhiệt độ sôi thấp hơn so với nguyên liệu.

b) Cracking xúc tác: thu được các alkane và alkene có mạch ngắn hơn (từ C2 đến C4) làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu

c) Reforming xúc tác: Các alkane có nhiều nhánh và các arene

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các sản phẩm của dầu mỏ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các sản phẩm của dầu mỏ
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 01, 02.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở các sản phẩm của dầu mỏ, PHT 01, 02.
  4. Tổ chức hoạt động:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận hoàn thành nhiệm vụ sau:

Nhóm 1, 2: Hoàn thành PHT 1

 

PHIẾU HỌC TẬP 01

Nghiên cứu mục II SGK trang 43 trả lời các câu hỏi sau:

Hãy trình bày các sản phẩm nhiên liệu của dầu mỏ dựa theo mẫu bảng sau

 

STT

Sản phẩm nhiên liệu

Thành phần

Ứng dụng

1

Khí dầu mỏ hóa lỏng

 

 

2

Xăng (gasoline)

 

 

3

Dầu hỏa (kerosene)

 

 

4

Nhiên liệu phản lực

 

 

5

Diesel

 

 

6

Dầu đốt

 

 

Nhóm 3, 4: Hoàn thành PHT 2

 

PHIẾU HỌC TẬP 02

Nghiên cứu mục II SGK trang 43 trả lời các câu hỏi sau:

1. Hãy cho biết các ứng dụng của dầu bôi trơn và nhựa đường

2. Em hãy tìm hiểu tại sao xe máy, ô tô, máy bay... thường phải bảo dưỡng định kì, một thao tác trong quy trình bảo dưỡng là thay dầu bôi trơn.

3. Hãy tìm hiểu về các sản phẩm hóa dầu có ở xung quanh em.

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm hoàn thành các PHT

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo nội dung PHT

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về sản phẩm của dầu mỏ.

II. CÁC SẢN PHẨM CỦA DẦU MỎ

1. Các sản phẩm nhiên liệu

- Khí dầu mỏ hóa lỏng

- Xăng (gasoline)

- Dầu hỏa (kerosene)

- Nhiên liệu phản lực

- Diesel

- Dầu đốt

2. Dầu bôi trơn và nhựa đường

- Dầu bôi trơn (dầu nhờn) có khoảng nhiệt độ sôi từ 350oC ÷ 500oC, Gồm nhiều hợp chất arene đa vòng và naphthene, chứa ít alkane.

- Nhựa đường (bitamen) là sản phẩm tạo ra từ cặn dầu.

- Thành phần hóa học của cạn dầu thường được chia thành 3 nhóm chính chất dầu, chất nhựa màu đen hoặc nâu và asphaltene.

3. Sản phẩm hóa dầu

- Sản phẩm hóa dầu có giá trị phục vụ cho đời sống và nhiều ngành công nghiệp.

- Một số sản phẩm hóa dầu: ethylene, 1,2-dichloroethane, propylene,...

-----------------------Còn tiếp-----------------------

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 3 Bài 8: Chế biến dầu mỏ (P1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3 Bài 8: Chế biến dầu, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3 Bài 8: Chế biến dầu

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay