Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam (P1). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ
Năng lực chung:
Năng lực Hóa học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV nêu câu hỏi khởi động: “Em hãy nêu hiểu biết của mình về sự phát triển của ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định
Đáp án:
- Hiện nay, dầu mỏ có tác động mạnh mẽ đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Sản xuất dầu mỏ (khai thác và vận chuyển dầu) đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng của các quốc gia có dầu mỏ. Các nước có ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển mạnh có trữ lượng hoặc sản lượng dầu mỏ lớn.
- Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam với trữ lượng khoảng 3 – 4 tỉ tấn. Lĩnh vực lọc hoá dầu ở nước ta đã bắt đầu từ năm 1982 với các nhà máy lọc dầu đơn giản, quy mô nhỏ. Hiện nay ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam đang từng bước phát triển trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.
GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Hoạt động khai thác dầu mỏ có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Làm thế nào để kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động khai thác dầu mỏ? Tại sao nói hydrogen là nhiên liệu xanh lí tưởng của nền kinh tế không phát thải CO2, cho phép giữ gìn hành tinh xanh cho loài người?... chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Ngành sản xuất dầu mỏ trên thế giới và ở Việt Nam
Hoạt động 1: Tìm hiểu trữ lượng dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 48, bản đồ trữ lượng dầu mỏ thảo luận cặp đôi về trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, trả lời câu hỏi 1. Nêu tên các quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới và các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. 2. Việt Nam đứng thứ mấy trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ hãy trình bày và nhận xét sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận, tóm tắt trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới - HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện HS trình bày trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới, trả lời câu hỏi - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về trữ lượng dầu mỏ và sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới |
I. TRỮ LƯỢNG DẦU MỎ 1. Trên thế giới Trữ lượng dầu mỏ được công bố hiện nay chỉ bằng 30 - 35% trữ lượng thật của dầu mỏ Các quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn lần lượt là Venezuela (trên 300 tỉ thùng), Saudi Arabia và Canada,... Các nước tiêu thụ dầu nhiều nhất lần lượt là Mĩ, Trung Quốc, Ấn Độ,... → Điều này cho thấy tầm quan trọng của dầu mỏ với tất cả các quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ có ứng dụng trong đời sống và sản xuất công, nông nghiệp, gồm các sản phẩm nhiên liệu, phi nhiên liệu, các hoá chất hữu cơ và vật liệu. 2. Việt Nam - Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên thế giới về trữ lượng dầu mỏ, đứng thứ nhất khu vực Đông Nam Á (4,4 tỉ thùng tính đến năm 2020). - Sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cho công nghiệp chế biến. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sản xuất dầu mỏ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm, quan sát video (https://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/kinh-te-hoc-qua-video-opec-la-gi-20160318165130175.chn) nghiên cứu SGK, thảo luận Hoạt động: “Hãy tìm hiểu vai trò của các nước OPEC trong hoạt động khai thác và xuất khẩu dầu mỏ.” - GV yêu cầu các nhóm báo cáo trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam dựa trên nhiệm vụ đã giao chuẩn bị trước: Nhóm 1: Lý do cần phải tập trung vào phát triển ngành sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam Nhóm 2: Quá trình phát triển và thành tựu đã đạt được của các ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam Nhóm 3: Vai trò của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam. - GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo nội dung nhiệm vụ học tập - GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam và trên thế giới GV mở rộng OPEC+ bao gồm các quốc gia như Azerbaijan, Bahrain, Brunei, Kazakhstan, Malaysia, Mexico, Oman, Nga, Nam Sudan và Sudan. Với việc bổ sung 10 quốc gia ngoài OPEC, đáng chú ý trong số đó là Nga, Mexico và Kazakhstan đã mang đến cho OPEC + một mức độ ảnh hưởng đối với nền kinh tế thế giới chưa từng thấy trước đây. |
II. SẢN XUẤT DẦU MỎ 1. Sự phát triển công nghiệp sản xuất dầu mỏ của một số nước trên thế giới Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu mỏ thể giới và nắm giữ khoảng 3/4 trữ lượng dầu thế giới. OPEC có khả năng điều chỉnh hạn ngạch khai thác dầu lửa của các nước thành viên → có thể khống chế giá dầu mỏ trên thế giới, đề ra các điều chỉnh phù hợp bảo đảm việc cung cấp dầu. 2. Sự phát triển của công nghiệp sản xuất dầu mỏ ở Việt Nam - Sự tiêu thụ dầu mỏ ở Việt Nam chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu và cho công nghiệp chế biến tại nhà máy lọc dầu Dung Quất - Việt Nam xếp thứ tư trong khu vực Đông Nam Á về xuất khẩu dầu mỏ. |
-------------------------------Còn tiếp-----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 3 Bài 9: Ngành sản xuất