Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng (P2)

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Hoạt động 3: Thực hành điều chế xà phòng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện thí nghiệm điều chế xà phòng từ chất béo (tuỳ điều kiện địa phương và nhà trường có thể chọn chế hoá từ dầu ăn, dầu dừa, dầu cọ, mỡ động vật,...).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hành, thảo luận trả lời CH SGK, hoàn thành phiếu đánh giá
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở báo cáo kết quả thực hành, câu trả lời CH SGK, phiếu đánh giá.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành điều chế xà phòng, GV nhắc nhớ chung về các điều kiện đảm bảo an toàn khi thực hành thí nghiệm.

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi SGK tr33:

Trong quá trình sản xuất xà phòng, người ta cho thêm tinh dầu để làm gì?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả điều chế xà phòng trước lớp sau 15 ngày.

- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã làm vào phiếu, trong đó giải thích rõ các hiện tượng quan sát được và kết quả thực hành.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Em đã học và Em có thể SGK tr33

III. THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ XÀ PHÒNG

1. Mục tiêu

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

3. Cách tiến hành

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

- Nhận xét màu, mùi của sản phẩm xà phòng sau 15 ngày.

- Xà phòng có những vết rạn nứt trên bề mặt hay bị co rút sau 15 ngày không?

- Cân bánh xà phòng lúc đầu và cứ sau 2 ngày một lần. Nhận xét. Vẽ biểu đồ quan sát hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng theo thời gian.

- Nhận xét độ cứng của xà phòng sau những lần cân.

- Khả năng tạo bọt và giặt rửa của xà phòng thu được có tương tự với xà phòng thị trường không?

5. Kết luận

- Xà phòng có thể dễ dàng điều chế từ các chất béo khác nhau

- Quy trình nóng cho phép rút ngắn thời hạn sử dụng thành phẩm xà phòng sau điều chế

- Cần tính toán khả năng xà phòng hóa của các chất béo khác nhau để xà phòng thu được không còn NaOH dư.

Trả lời CH tr33

Tinh dầu được cho thêm vào xà phòng để tạo hương thơm dễ chịu cho người sử dụng.

 

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Nhóm:..................Lớp:........................

Thí nghiệm. Điều chế xà phòng

1. Mục tiêu:

 

 

2. Nguyên liệu:

 

 

3. Cách tiến hành:

 

 

 

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

- Nhận xét màu, mùi của sản phẩm xà phòng sau 15 ngày.

- Xà phòng có những vết rạn nứt trên bề mặt hay bị co rút sau 15 ngày không?

- Cân bánh xà phòng lúc đầu và cứ sau 2 ngày một lần. Nhận xét. Vẽ biểu đồ quan sát hệ giữa cân nặng của bánh xà phòng theo thời gian.

- Nhận xét độ cứng của xà phòng sau những lần cân.

- Khả năng tạo bọt và giặt rửa của xà phòng thu được có tương tự với xà phòng thị trường không?

5. Kết luận

 

 

6. Trả lời câu hỏi SGK

Trong quá trình sản xuất xà phòng, người ta cho thêm tinh dầu để làm gì?

 

 

 

 

GV cho học sinh tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm bằng cách đánh dấu tích vào bảng sau:

Họ tên học sinh:........................................................................

 

STT

Tiêu chí

Mức 5

(thành thạo)

 Mức 4 (làm đúng)

 Mức 3 (còn lúng túng)

 Mức 2 (còn sai sót)

 Mức 1 (chưa làm được)

1

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ đạt yêu cầu của thí nghiệm.

 

 

 

 

 

2

Lắp ráp, thiết kế bộ dụng cụ thí nghiệm hợp lý, hiệu quả.

 

 

 

 

 

3

Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo

 

 

 

 

 

4

Xử lý tốt các tình huống trong quá trình thí nghiệm

 

 

 

 

 

5

Ghi chép tiến trình thí nghiệm đầy đủ

 

 

 

 

 

6

Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng

 

 

 

 

 

7

Rút ra kết luận chính xác

 

 

 

 

 

GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS

STT

Tiêu chí

Xác nhận

Đạt

 Chưa đạt

1

Thu được xà phòng

 

 

2

Kết cấu bánh xà phòng: chắc, mịn, không có vết rạn nứt.

 

 

3

Màu sắc: tươi sáng, đồng nhất.

 

 

4

Mùi: mùi thơm dễ chịu, đặc trưng theo từng loại sản phẩm, không có mùi hôi hay mùi chua của mỡ/ dầu ăn bị phân hủy.

 

 

5

pH khoảng từ 8 đến 10.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Thành phần của xà phòng là

  1. muối Sodium chloride.
  2. muối Sodium hydrogen carbonate.
  3. muối Sodium hoặc potassium của acid béo.
  4. muối Sodium hoặc calcium của acid béo.

Câu 2. Nguyên liệu nào sau đây không được sử dụng để sản xuất xà phòng?

  1. Dầu dừa. B. Dầu nhớt. C. Mỡ động vật.     D. Kiềm.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng

  1. Sự tẩy rửa là làm sạch các bề mặt của một chất khí hoặc lỏng.
  2. Các “đuôi” không phân cực của xà phòng hòa tan trong nước.
  3. Sức căng bề mặt của nước nhỏ lên nước không thể tách hoặc hòa tan dầu mỡ.
  4. Dung dịch xà phòng có sức căng bề mặt nhỏ hơn nước.

Câu 4.  Xà phòng thủ công sản xuất xong được để khô tự nhiên khoảng bao nhiêu ngày thì mới sử dụng?

  1. 1 ngày. B. 10 ngày. C. 2 - 10 ngày.        D. 2 - 5 ngày.

Câu 5. Xà phòng hóa được điều chế bằng cách cho chất béo tác dụng với

  1. acid. B. muối. C. kiềm.                 D. nước

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C

2. B

3. D

4. D

5. C

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:  Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Tại sao người ta thường ngâm quần áo bẩn với xà phòng trước khi giặt?

Bài 2. So sánh và giải thích tác động của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đến môi trường.

Bài 3. Vì sao không nên dùng xà phòng để giặt quản áo ở những vùng nước cứng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Người ta thường ngâm quần áo bẩn với xà phòng trước khi giặt để có đủ thời gian xà phòng thấm sâu vào sợi vải và lôi hết các vết dầu mỡ ra.

Bài 2. Thành phần của xà phòng là muối sodium hoặc potassium của acid béo nên xà phòng nên không làm hại da tay và môi trường do dễ bị vi sinh vật có trong tự nhiên. Nhược điểm là nếu dùng với nước cứng thì các muối calcium stearate, calcium pannitate,... sẽ kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải.

Chất giặt rửa tổng hợp được điều chế từ các sản phẩm của dầu mỏ, có dạng R-CH2-OSO3Na, ngoài ra còn có các chất thơm, chất màu, chất tẩy trắng

Nhược điểm: chứa các gốc hydrocarbon phân nhánh rất khó bị các vi sinh vật phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, hại da tay.

Ưu điểm: dùng được với nước cứng vì chúng ít bị kết tủa bởi ion calcium.

Bài 3.

Không nên dùng xà phòng để giặt quần áo ở những vừng nước cứng vì phản ứng của xà phòng với nước cứng sẽ tạo ra các muối calcium stearate, calcium palmitate,... ở dạng kết tủa, làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng vải.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 6: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

HS chuẩn bị nguyên liệu làm thí nghiệm: khoảng 100g vỏ tôm, than hoạt tính.

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng (P2)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2 bài 5: Chuyển hóa chất

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay