Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 6: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ Bài 2 bài 6: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm. Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ thực hiện được thí nghiệm điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu mối tương quan giữa lí thuyết với thực hành trong quá trình điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về thực hành điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia thảo luận và thực hành thí nghiệm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu vấn đề trong quá trình làm thí nghiệm và tìm cách giải quyết chúng thông qua làm việc nhóm.

Năng lực Hóa học:

  • Nhận thức hoá học: Trình bày được mối quan hệ giữa chitin, chitosan và glucosamine; nêu được của tác dụng dược lí của glucosamine.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát và thực hiện được thí nghiệm để điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được ứng dụng của glucosamine trong thực tiễn tận dụng được phế liệu của ngành chế biến thủy sản trong sản xuất, chế biến.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực, trách nhiệm và thao tác an toàn trong quá trình làm thực nghiệm
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hoá học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT, PHT.
  • Một số kết quả nghiên cứu mới về Glucosamine hydrochloride trong điều trị bệnh xương khớp
  • Một số sản phẩm thuốc có thành phần Glucosamine hydrochloride
  • Tranh ảnh video clip về các loại vỏ tôm, cua
  • Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ cho thí nghiệm: khoảng 100g vỏ tôm, bình tam giác, đũa khuấy, bếp điện, phễu thủy tinh, giấy lọc, dung dịch NaOH 3%, dung dịch HCl 10%, dung dịch HCl đặc, dung dịch H2O2, than hoạt tính.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
  • Nguyên liệu làm thí nghiệm: khoảng 100g vỏ tôm, than hoạt tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi khởi động: “Bệnh xương khớp gây những tác hại gì”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi.

Bước 4: Kết luận, nhận định

Đáp án: Bệnh xương khớp gây cảm giác đau nhức hoặc cứng khớp càng gia tăng và dai dẳng hơn, làm hạn chế vận động, biến dạng các khớp, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

- GV đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi đội có nhiều kết quả đúng, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: “Nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung Glucosamine đều đặn giúp tăng cường cấu trúc bền vững của khớp, giúp khớp xương thư giãn, duy trì sự linh hoạt. Vậy glucosamine là gì? Em có biết cách tự điều chế glucosamine từ những nguyên liệu sẵn có trong gia đình không? Chúng ta cùng tìm hiểu Bài 6: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về chitin và chitosan

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được mối quan hệ giữa chitin, chitosan và glucosamine; nêu được của tác dụng dược lí của glucosamine.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, hoàn thành PHT
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vở giới thiệu về chitin, chitosan và glucosamine; mối quan hệ giữa chitin, chitosan và glucosamine; nêu được của tác dụng dược lý của glucosamine, PHT.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 34 và nội dung Em có biết trang 35, hoạt động nhóm hoàn thành PHT sau:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Chitin và chitosan có phải là hợp chất cao phân tử (polymer) không? Nêu tính chất vật lí đặc trưng của chitin và chitosan

2. Chitin và chitosan khác nhau ở nhóm chức nào?

3. Liệt kê một số muối glucosamine được sử dụng trong chữa trị bệnh xương khớp.

4. Nêu tác dụng dược lý của glucosamine.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ hoàn thành PHT

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời PHT

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về chitin, chitosan và glucosamine

I. GIỚI THIỆU VỀ CHITIN VÀ CHITOSAN

- Chitin là thành phần chính trong vỏ các loài giáp xác (tôm, cua,...) và côn trùng.

- Chitin và chitosan là những polymer thuộc loại dẫn xuất glucose

- Tính chất vật lý của chitin và chitosan: + chất rắn dạng vẩy hoặc dạng bột,

+ có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt

+  không mùi, không vị

- Khi thay nhóm - NHCOCH3 trong mỗi mắt xích của chitin bằng nhóm - NH2 thì thu được chitosan.

- Thủy phân chitin/chitosan trong môi trường hydrochloric acid thu được glucosamine hydrochloride.

- Một số muối glucosamine được sử dụng trong chữa trị bệnh xương khớp: glucosamine hydrochloride, glucosamine sulfate và acetyl glucosamine.

- Tác dụng dược lý của glucosamine: glucosamine có thể làm tăng độ nhớt và khả năng bôi trơn của các khớp xương thông qua việc kích thích khớp xương sản xuất dịch nhầy.

 

Hoạt động 2: Thực hành điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thực hiện thí nghiệm điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hành, thảo luận trả lời CH SGK, hoàn thành phiếu đánh giá
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở báo cáo kết quả thực hành, câu trả lời CH SGK, phiếu đánh giá.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV kiểm tra công tác chuẩn bị nguyên liệu

- GV nêu mục tiêu, yêu cầu của bài thực hành điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm, GV nhắc nhớ chung về các điều kiện đảm bảo an toàn khi thực hành thí nghiệm và những chú ý SGK trang 37.

- Giao nhiệm vụ thực hành thí nghiệm cho từng nhóm HS, yêu cầu hoàn thành phiếu báo cáo thực hành và trả lời các câu hỏi SGK tr37:

1. Vai trò của than hoạt tính trong thí nghiệm là gì?

2. Giải thích tại sao khi cho vỏ tôm khô vào hydrochloric acid lại có hiện tượng sủi bọt khí?

GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm tự xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

- GV trao đổi, thảo luận với các nhóm về kế hoạch thực hiện. Các nhóm HS trao đổi với GV để thống nhất về quy trình thực hành.

- Trong thời gian HS tự làm các thí nghiệm, GV quan sát, uốn nắn các kỹ năng thực hành cho các em.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm HS báo cáo kết quả điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

- Mỗi nhóm HS báo cáo bài thực bảnh đã làm vào phiếu, trong đó giải thích rõ các hiện tượng quan sát được và kết quả thực hành.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá kết quả từng nhóm, rút kinh nghiệm cho HS.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Em đã học và Em có thể SGK tr37

II. THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ GLUCOSAMINE HYDROCHLORIDE TỪ VỎ TÔM

1. Mục tiêu

2. Nguyên liệu, dụng cụ, hoá chất

3. Cách tiến hành

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

Thành phẩm đạt yêu cầu khi:

- Bột khô có màu trắng và đồng nhất

- Không có mùi tanh của vỏ tôm

5. Kết luận

- Glucosamine hydrochloride có thể được điều chế từ vỏ tôm, cua,...

- Từ kết quả thí nghiệm tính được hàm lượng của chitin trong mẫu vỏ tôm và hiệu suất điều chế Glucosamine hydrochloride.

Trả lời CH tr37

1. Than hoạt tính hấp phụ các tạp chất có màu nhằm tạo Glucosamine hydrochloride có màu trắng với độ tinh khiết cao hơn

2.  Khi cho vỏ tôm khô vào hydrochloric acid lại có hiện tượng sủi bọt khí vì hydrochloric acid tác dụng với các khoáng chất trong vỏ tôm sinh ra khí carbon dioxide.

 

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Nhóm:..................Lớp:........................

Thí nghiệm: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

1. Mục tiêu:

 

 

2. Nguyên liệu:

 

 

3. Cách tiến hành:

 

 

 

4. Thảo luận, đánh giá kết quả

5. Kết luận

 

 

6. Trả lời câu hỏi SGK

1. Vai trò của than hoạt tính trong thí nghiệm là gì?

 

 

2. Giải thích tại sao khi cho vỏ tôm khô vào hydrochloric acid lại có hiện tượng sủi bọt khí?

 

 

GV cho học sinh tự đánh giá năng lực làm thí nghiệm bằng cách đánh dấu tích vào bảng sau:

Họ tên học sinh:........................................................................

 

STT

Tiêu chí

Mức 5

(thành thạo)

 Mức 4 (làm đúng)

 Mức 3 (còn lúng túng)

 Mức 2 (còn sai sót)

 Mức 1 (chưa làm được)

1

Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ đạt yêu cầu của thí nghiệm.

 

 

 

 

 

2

Lắp ráp, thiết kế bộ dụng cụ thí nghiệm hợp lý, hiệu quả.

 

 

 

 

 

3

Thực hiện các thao tác thí nghiệm thành thạo

 

 

 

 

 

4

Xử lý tốt các tình huống trong quá trình thí nghiệm

 

 

 

 

 

5

Ghi chép tiến trình thí nghiệm đầy đủ

 

 

 

 

 

6

Giải thích kết quả thí nghiệm rõ ràng

 

 

 

 

 

7

Rút ra kết luận chính xác

 

 

 

 

 

GV sử dụng bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của HS

STT

Tiêu chí

Xác nhận

Đạt

 Chưa đạt

1

Thu được Glucosamine hydrochloride

 

 

2

Bột khô có màu trắng và đồng nhất

 

 

3

Không có mùi tanh của vỏ tôm

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:  Chitin là thành phần chính trong

  1. cá. B. thịt. C. vỏ tôm.              D. da gà.

Câu 2. Chitosan có màu

  1. giống vỏ tôm. B. trong suốt. C. xanh tím.            D. trắng ngà.

Câu 3. Chọn phát biểu đúng

  1. Chitin có nhóm NHCOCH3
  2. Chitosan có nhóm NHCOCH3
  3. Chitin là chất gây độc cho người và động vật.
  4. Chitosan được điều chế bằng phản ứng thủy phân chitin

Câu 4.  Rửa trung tính là rửa bằng nước thường đến pH

  1. > 7. B. < 7. C. = 7                     D. = 14

Câu 5. Chọn phát biểu sai.

  1. Chitin không gây dị ứng cho người và động vật.
  2. Chitosan có khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol.
  3. Thủy phân chitosan trong môi trường HCl thu được glucosamine hydrochloride.
  4. Chitin và chitosan là những polymer thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

Đáp án bài tập trắc nghiệm

1. C

2. D

3. A

4. C

5. D

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, liên hệ thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS giải được các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1:  Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập vận dụng:

Bài 1. Phản ứng chuyển hóa chitosan thành glucosamine hydrochloride thuộc loại phản ứng gì?

Bài 2. So sánh và giải thích độ tan trong nước của chitosan và Glucosarmne.

Bài 3. Giải thích tại sao glucosamine có tính base yếu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày, các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS trả lời nhanh và chính xác.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

Đáp án bài tập vận dụng

Bài 1. Phản ứng chuyển hóa chitosan thành glucosamine hydrochloride thuộc loại phản ứng trung hoà.

Bài 2. Glucosamine là các phân tử có nhóm OH và NH2 có liên kết hydrogen với nước nên tan được trong nước, chitosan là polymer, không tan được trong nước.

Bài 3. Glucosamine có nhóm NH2 nguyên tử N có cặp electron chưa tham gia liên kết, có khả năng nhận ion H+.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành bài tập vận dụng.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 7: Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ

 

Tải bản chuẩn giáo án chuyên đề Hóa học 11 KNTT CĐ Bài 2 bài 6: Điều chế Glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Tải giáo án chuyên đề hóa học 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập hóa học 11 Kết nối CĐ Bài 2 bài 6: Điều chế Glucosamine, soạn giáo án chuyên đề hóa học kết nối CĐ Bài 2 bài 6: Điều chế Glucosamine

Bản chuẩn giáo án Chuyên đề học tập Hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay